Contents
Phẫu thuật mắt bằng laser PRK là gì?
Phương pháp phẫu thuật mắt RPK: (viết tắt của từ Photorefractive keratectomy) là một phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ để chữa cận thị, viễn thị và loạn thị.
PRK là loại phẫu thuật mắt laser đầu tiên để chữa thị lực và là tiền thân của phẫu thuật LASIK phổ biến hiện nay. Mặc dù thời gian phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật LASIK sẽ nhanh hơn so với phương pháp PRK, nhưng phương pháp PRK vẫn có những ưu điểm nhất định so với phương pháp LASIK.

Cũng giống như LASIK và các phương pháp phẫu thuật mắt bằng laser khác, PRK cũng dùng tia laser excimer định hình lại giác mạc, để tia sáng đi vào mắt tập trung đúng vào võng mạc, từ đó giúp cho bệnh nhân có thể nhìn rõ trở lại.
Phẫu thuật mắt bằng laser PRK khác gì so với LASIK?
Sự khác biệt chính của phương pháp phẫu thuật PRK và LASIK nằm ở bước đầu tiên của quy trình:
Đối với phương pháp LASIK
Một vạt mỏng được tạo trên giác mạc bằng dao vi phẫu microkeratome hoặc bằng tia laser femtosecond. Vạt này được lật lên để lộ ra các tế bào giác mạc bên dưới. Sau khi bác sĩ định hình giác mạc bằng tia laser excimer, thì lớp vạt giác mạc sẽ được lật lại vào vị trí cũ để nó tự liền. Vạt giác mạc khá dày nên thường sẽ bao gồm cả lớp biểu mô và một phần lớp nhu mô của giác mạc. Như vậy có thể thấy lớp nhu mô của giác mạc bị xâm lấn 2 lần: một là do dao vi phẫu, hai là do tia laser excimer bào mỏng đi.
Trong phương pháp PRK
Một lớp mỏng ngoài cùng của giác mạc (lớp biểu mô) được bỏ đi trước khi chỉnh hình cho mô giác mạc bên dưới bằng tia laser excimer. Lớp biểu mô của giác mạc có khả năng tự liền lại trong vòng vài ngày sau phẫu thuật. Như vậy có thể thế lớp nhu mô chỉ bị bào mỏng một lần bằng laser excimer thôi.
PRK cũng đã có biến thể khác, được gọi là LASEK.
Trong phương pháp LASEK
Trong phương pháp LASEK, thay vì loại bỏ đi lớp biểu mô (lớp ngoài cùng của giác mạc) như ở phương pháp PRK, thì phương pháp LASEK sẽ nâng lớp biểu mô lên (bằng dụng cụ khoan chuyên dụng được gọi là trephin), bảo quản nó suốt buổi phẫu thuật, sau đó lại đặt lớp biểu mô trở lại vào trên bề mặt của mắt ở cuối quy trình phẫu thuật.
Ngày nay phương pháp phẫu thuật bằng LASEK không còn phổ biến như trước bởi khả năng phục hồi của mắt chậm hơn so với phương pháp PRK (do thời gian phục hồi của lớp biểu mô được thay thế trong phương pháp LASEK lâu hơn thời gian tự tái tạo một lớp biểu mô mới trong phương pháp PRK).
Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp PRK (so sánh với LASIK)

Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật PRK so với LASIK
Kết quả cuối cùng của phương pháp phẫu thuật PRK và LASIK khá giống nhau, tuy nhiên khả năng phục hồi ban đầu của phương pháp PRK chậm hơn, do cần vài ngày để các tế bào biểu mô mới hình thành và phủ lên bề mặt của mắt.
Một vài ngày đầu sau khi phẫu thuật, mắt rất dễ bị nhiễm trùng và nhìn mờ. Các bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp LASIK thường cảm thấy thoải mái và có thị lực nhanh phục hồi trở lại hơn, còn khả năng phục hồi thị lực đối với phương pháp PRK thì chậm rãi và cần vài tuần để có kết quả cuối cùng.
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật PRK so với LASIK
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật PRK cho thấy những ưu điểm đáng kể.
Vì phẫu thuật PRK không tạo vạt giác mạc (chứa biểu mô và các tế bào nhu mô nằm sâu hơn), nên toàn bộ độ dày của lớp nhu mô được bảo lưu và sẵn sàng để chiếu tia laser excimer đều có thể phục hồi. Đây là ưu điểm nổi trội của phương pháp PRK.
Nếu giác mạc quá mỏng không thể dùng phương pháp điều trị bằng LASIK được hoặc nếu đã từng phẫu thuật theo phương pháp LASIK trước đây khiến giác mạc bị mỏng thì RPK có thể áp dụng được. Phương pháp này cũng không gây biến chứng vạt và không loại bỏ quá nhiều phần giác mạc do chiếu tia laser excimer.
Có thể tóm tắt những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp PRK theo bảng sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Chiều sâu do điều trị laser ít hơn LASIK
Phù hợp với bệnh nhân có giác mạc mỏng Không gây di chứng vạt giác mạc Giảm nguy hại cho độ dày của giác mạc |
Khả năng phục hồi chậm hơn so với LASIK
Mất nhiều thời gian để thị lực đạt tốt nhất Có rủi ro viêm nhiễm, lờ mờ sau phẫu thuật Mắt sẽ khó chịu hơn trong giai đoạn đầu phục hồi so với phẫu thuật LASIK |
Cách thực hiện phương pháp PRK

Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật mắt sẽ loại bỏ vùng giữa của biểu mô giác mạc bằng dung dịch cồn, thiết bị “buffing” hoặc dụng cụ phẫu thuật cùn.
Tiếp theo, sử dụng tia laser excimer định hình chính xác độ cong bề mặt của giác mạc. Tia laser chuyên dụng cao được máy tính kiểm soát truyền các mạch của tia cực tím mát để loại bỏ các mô siêu nhỏ một cách chính xác.
Sau đó, đặt các lens “băng” mềm lên giác mạc để bảo vệ mắt. Các tế bào biểu mô mới hình thành lại trong vòng 4 đến 5 ngày sau khi bác sĩ nhãn khoa đã gỡ bỏ lens băng.
Các bước thực hiện phẫu thuật PRK
Trước khi phẫu thuật PRK

Bước đầu tiên là bạn nên chọn một bác sĩ phẫu thuật mắt có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật PRK.
Sau đó bạn sẽ được kiểm tra mắt kỹ lưỡng để chắc chắn bạn phù hợp với phẫu thuật mắt laser, bao gồm:
- Đo kích thước đồng tử
- Kiểm tra để đảm bảo mắt không bị khô làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật PRK
- Đo chính xác và vạch hình dạng của giác mạc
- Đo độ dày của giác mạc
Bác sĩ nhãn khoa cũng sẽ đánh giá sức khỏe chung cũng như bất kỳ loại thuốc nào bạn đang uống để quyết định liệu bạn có phù hợp sử dụng phương pháp LASIK và PRK không.
Nếu mang lens, bạn phải ngừng đeo một thời gian trước khi đi kiểm tra mắt vì những tiếp xúc của lens có thể làm thay đổi hình dạng tự nhiên của giác mạc. Bác sĩ nhãn khoa sẽ trao đổi về việc này trong khi kiểm tra và tư vấn cho bạn.
Trong lúc phẫu thuật PRK

Phương pháp PRK là một quy trình đòi hỏi bác sĩ phải đi lại nhiều lần. Phẫu thuật thực sự thường chỉ mất khoảng 15 phút thôi (tổng thời gian cho cả 2 mắt).
Bạn sẽ thức suốt quá trình này, nhưng bác sĩ phẫu thuật sẽ cho bạn thuốc an thần nhẹ giúp bạn thư giãn. Dùng vài giọt nước mắt gây tê mắt bạn, và dùng panh mí mắt – dụng cụ dùng để giữ mí mắt bạn mở to. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật đưa trực tiếp tia laser excimer vào mắt – được lập trình để kê đơn chính xác.
Bạn sẽ cần nhìn vào tia sáng mục tiêu một lúc trong khi bác sĩ phẫu thuật nhìn mắt bạn thông qua kính hiển vi, lúc tia laser đưa các mạch tia sáng vào giác mạc của bạn.
Năng lượng của tia laser loại bỏ các mô siêu nhỏ và định hình giác mạc. Hầu hết bệnh nhân đều thoải mái, mặc dù bạn sẽ cảm thấy một ít áp lực trên mắt. Bác sĩ phẫu thuật kiểm soát hoàn toàn tia laser và có thể tắt đi bất cứ lúc nào.
Sau khi chữa trị, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng lens băng phủ lên giác mạc. Trong vòng vài ngày, tế bào biểu mô mới sẽ phát triển trở lại và lens băng được bỏ đi.
Phục hồi sau phẫu thuật PRK

Bạn sẽ cần nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật, sau đó bạn có thể về nhà (phải có người chở bạn).
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cục bộ, thuốc chống viêm nhiễm và thuốc giảm đau để giảm sự khó chịu sau mổ, tránh sưng và chóng lành mắt.
Cho dù với bất kỳ kiểu phẫu thuật nào, bạn cũng cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất. Một vài tuần sau mổ, bạn cũng nên đến bác sĩ định kỳ thường xuyên để kiểm tra quá trình phục hồi.
Thời gian phục hồi của phương pháp phẫu thuật PRK lâu hơn LASIK. Có thể mất vài ngày đến vài tuần để thị lực được cải thiện và đến khi thị lực của bạn ổn định hoàn toàn.
Hầu hết bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp PRK có thể lái xe hơi sau 1 đến 2 tuần. Nhưng thị lực cần 3 đến 6 tháng để phục hồi hoàn toàn và có thể nhìn thấy rõ và ổn định.
Kết quả lâu dài của phương pháp PRK
Kết quả của phương pháp PRK và LASIK rất giống nhau. Sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân đạt thị lực 20/20 và gần như tất cả bệnh nhân đạt thị lực 20/40 hoặc tốt hơn.
Nếu bạn không hài lòng với thị lực sau khi mắt phục hồi hoàn toàn, bạn có thể quyết định làm liệu trình tiếp theo (“liệu trình nâng cao”) để thị lực sắc bén hơn. Cách khác là bạn có thể mang kính khi cần thiết.
Nếu gặp vấn đề với ánh sáng (nhạy cảm ánh sáng) sau khi phẫu thuật PRK, bạn có thể dùng kính áp tròng đổi màu (lens đổi màu) để cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong trường hợp sau phẫu thuật bị lỗi khúc xạ nhỏ, bạn có thể dùng lens chống chói cho thị lực yếu để nhìn tốt hơn cho một số hoạt động, chẳng hạn lái xe trời tối.
Thường hiếm khi có biến chứng sau phẫu thuật PRK và LASIK, nếu có thì có thể là khô mắt, nhiễm trùng và hoa mắt vào buổi tối. Bạn có thể được phẫu thuật bổ sung (lần 2) để điều chính các biến chứng xảy ra.
Khi ở tuổi 40, sau phẫu thuật PRK bạn có thể cũng cần dùng kính đọc sách vì yếu tố tuổi tác gây mất khả năng nhìn gần (được gọi là lão thị).
Mặc dù LASIK là phương pháp phẫu thuật mắt bằng laser phổ biến nhất, bạn vẫn cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật mắt để chọn phương pháp PRK hay LASIK cho phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân.