Đối với những người bị cận thị thì việc kiểm soát chúng là một điều vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của cận thị trong tương lai. Một số người thường băn khoăn rằng liệu có cách nào để kiểm soát cận thị gia tăng ở các thành viên trong gia đình và cộng đồng không? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Contents
Kiểm soát cận thị là gì?
Chúng ta đều phải thừa nhận rằng hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp chữa khỏi hoàn toàn tật cận thị. Cách tốt nhất là chúng ta hãy học kiểm soát nó. Trong trường hợp mắt bạn bị cận thị, các bác sĩ nhãn khoa có thể đưa ra một số lựa chọn điều trị cho bạn để làm chậm quá trình tiến triển của loại tật khúc xạ này.

Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay đều giúp điều chỉnh những thay đổi về cấu trúc của mắt do tật cận thị gây ra, đồng thời làm giảm được sự căng thẳng và mệt mỏi cho mắt, từ đó ngăn ngừa tật cận thị tiến triển nặng hơn, tức là kiểm soát được cận thị.
Vậy tại sao việc kiểm soát cận thị (myopia control) lại quan trọng đến thế? Sở dĩ, việc làm chậm lại quá trình tiến triển của cận thị có thể giữ mắt không bị độ cận cao hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phải đeo kính dày, hoặc các vấn đề nghiêm trọng về mắt sau này, chẳng hạn như đục thủy tinh thể từ sớm hay bong võng mạc.
Hiện nay, có bốn phương pháp điều trị đầy hứa hẹn để kiểm soát cận thị không gia tăng trong cộng đồng và mà bạn có thể áp dụng, bao gồm:
- Thuốc nhỏ mắt Atropine
- Kính áp tròng đa tiêu cự
- Kính áp tròng cứng Orthokeratology (ortho-k)
- Kính mắt đa tròng
Dưới đây là những thông tin chi tiết về bốn phương pháp điều trị cận thị này.
Thuốc nhỏ mắt Atropine

Thuốc nhỏ mắt Atropine thường được sử dụng để kiểm soát tật cận thị lâu năm và đạt được hiệu quả điều trị trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt này cũng có một số điểm hạn chế cần đề cập đến.
Thuốc nhỏ mắt Atropine tại chỗ là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để làm giãn đồng tử, tạm thời làm tê liệt sự điều tiết của thủy tinh thế và thư giãn hoàn toàn cơ chế tập trung của mắt. Nhưng loại thuốc nhỏ mắt này thường không được khuyến cáo sử dụng để kiểm tra độ giãn nở của mắt định kỳ, vì tác dụng của nó thường kéo dài tới một tuần, hoặc thậm chí là lâu hơn. Trong khi đó, thuốc nhỏ mắt mà bác sĩ sử dụng khi khám mắt thường hết tác dụng trong vòng vài giờ.
Một công dụng tuyệt vời khác của thuốc nhỏ mắt Atropine là làm giảm tình trạng đau mắt do viêm màng bồ đào gây ra. Ngoài ra, bốn cuộc nghiên cứu ngắn hạn được công bố từ năm 1989 – 2010 đã cho thấy Atropine có thể làm giảm trung bình 81% sự tiến triển của tật cận thị ở những trẻ em đã mắc bệnh.
Một số nhược điểm khác của việc điều trị bằng thuốc nhỏ mắt Atropine là nó gây khó chịu, nhạy cảm với ánh sáng do giãn đồng tử kéo dài và mờ mắt. Những trẻ em bị cận thị có thể cần phải đeo kính hai tròng hoặc kính cận đa tròng trong quá trình điều trị để có thể đọc rõ chữ vì khả năng lấy nét gần của trẻ đã bị ảnh hưởng.
Kính áp tròng cứng Orthokeratology (ortho-k)

Đây là loại kính áp tròng thấm khí, được thiết kế đặc biệt để bạn có thể đeo đi ngủ vào ban đêm, giúp điều chỉnh tạm thời tật cận thị và một số vấn đề về thị lực khác, từ đó giúp bạn không cần phải đeo kính cận hoặc kính áp tròng khi thức dậy.
Bên cạnh đó, kính áp tròng cứng Orthokeratology (ortho-k) cũng được các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo sử dụng để kiểm soát sự tiến triển của tật cận thị ở trẻ em. Một số bằng chứng đã cho thấy, trẻ em bị cận thị khi trải qua vài năm sử dụng loại kính áp tròng này có thể ít bị cận thị hơn khi trưởng thành so với những trẻ em khác thường xuyên đeo kính cận.
Ngoài ra, kính áp tròng ortho-k thường được các bác sĩ nhãn khoa gọi với những cái tên như “tròng kính định hình lại giác mạc” hoặc thấu kính “trị liệu khúc xạ giác mạc (CRT)”.
Các cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy, những trẻ em thường xuyên đeo kính cận dường như có sự gia tăng đáng kể về chiều dài trục trung bình của mắt so với những trẻ em đeo kính áp tròng ortho-k. Điều này là do sử dụng kính áp tròng thấm khí ortho-k qua đêm có thể ngăn chặn sự giãn dài của mắt ở trẻ em, từ đó làm chậm lại sự phát triển của tật cận thị.
Kính áp tròng đa tiêu cự

Kính áp tròng đa tiêu cự (progressive lens) là một thấu kính đặc biệt có công suất khác nhau ở mỗi vùng của thấu kính, giúp điều chỉnh được các tật lão thị, cận thị và viễn thị (đôi khi bao gồm cả loạn thị). Trong đó, một số loại lens mềm đa tiêu cự thông thường hoặc đã được custom lại (điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân) đều là những công cụ hiệu quả để kiểm soát tật cận thị.
Dựa theo kết quả cuộc một số cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy, chỉ sau 6 tháng đeo kính tiếp xúc đa tiêu cự, nguy cơ bị tật cận thị ở trẻ em đã giảm xuống 54% so với những đứa trẻ đeo kính cận thông thường.
Kính mắt đa tròng

Các loại kính gọng đa tròng (multifocal eyeglasses) cũng đã được thử nghiệm để kiểm soát độ cận thị ở trẻ em, tuy nhiên có vẻ như kính gọng đa tròng không đem lại kết quả ấn tượng so với những loại lens tiếp xúc đa tròng.
Một số cuộc nghiên cứu được công bố từ năm 2000-2011 đã cho thấy: đeo kính mắt đa tròng không thể kiểm soát quá trình tăng độ cận (tăng phẩy) ở hầu hết trẻ em mắc cận thị.
Cần phát hiện cận thị càng sớm càng tốt

Cách tốt nhất để tận dụng tối đa các phương pháp kiểm soát tật cận thị là phát hiện chúng ngay từ sớm.
Nếu bạn có con nhỏ bị mắc phải các vấn đề về thị lực, bạn nên đưa con đi khám mắt định kỳ, có thể bắt đầu trước khi chúng bước vào trường mầm non. Cho trẻ khám mắt ngay từ khi còn bé là một điều đặc biệt quan trọng nếu bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình bị mắc cận thị hoặc có các vấn đề về thị lực khác.
Kiểm soát cận thị ở người lớn

Tật cận thị thường phát triển sớm trong những năm đầu trẻ đi học, và có xu hướng tiến triển nhanh hơn ở lứa tuổi thiếu niên. Đây cũng là lý do vì sao việc kiểm soát cận thị thường đề cập nhiều hơn đến trẻ nhỏ thay vì người trưởng thành.
Tuy nhiên, trên thực tế tật cận thị vẫn có thể phát triển và tiến triển ở cả người lớn với mức độ ít phổ biến hơn. Hơn nữa, mắt của người trưởng thành có thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị kiểm soát cận thị giống như đối với trẻ nhỏ. Do đó, có lẽ chúng ta sẽ cần nhiều cuộc nghiên cứu hơn về việc kiểm soát cận thị ở người lớn, cũng như trẻ em.
Các bài tập luyện cho mắt có thể chữa được cận thị không?
Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy hoặc nghe thấy các quảng cáo trên truyền hình và Internet khẳng định rằng một số bài tập luyện mắt có thể chữa được chứng cận thị và giúp mắt sáng trở lại một cách tự nhiên nhất.

Ngoài ra, một số chương trình thiếu chuyên môn còn khuyên bạn tự ý thay đổi đơn thuốc kính mắt để điều chỉnh tật cận thị. Thậm chí, họ còn khẳng định rằng các bài tập luyện cho mắt và việc thay đổi đơn thuốc kính mắt có thể cải thiện đáng kể được độ cận của bạn, từ đó giúp bạn ít phải điều chỉnh thị lực thường xuyên hơn theo thời gian.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc điều chỉnh độ cận thị không mấy hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của cận thị, mặt khác còn làm tăng nguy cơ khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc cố ý điều chỉnh cận thị còn làm cho tầm nhìn xa của bạn trở nên mờ đi. Đối với trẻ em, điều này khiến chúng gặp nhiều bất lợi trong việc học, chơi thể thao và ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ.
Theo ý kiến được chia sẻ bởi hầu hết các chuyên gia về mắt thì các bài tập mắt không có khả năng chữa khỏi tật cận thị. Vì vậy, bạn nên sáng suốt khi lựa chọn các phương pháp điều trị cận thị để tránh “tiền mất tật mang”.
Báo động tình trạng Cận thị học đường 2021
Cận thị đang là căn bệnh thời đại của giới học sinh. Tỷ lệ học sinh đeo kính tăng đều mỗi năm mà đỉnh điểm là con số “kinh hoàng”: 79,95% ở các trường học
Theo số liệu thống kê có hơn 60% trẻ em mắt cận thị và tỷ lệ này càng cao tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về cận thị, yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, làm thế nào để phát hiện sớm bệnh cũng như vấn đề sử dụng kính cho trẻ…
Tại TP Hồ Chí Minh, theo kết quả điều tra của bệnh viện mắt TP Hồ Chí Minh công bố đầu năm 2021 thì tật cận thị học đường đã gia tăng rất mạnh trong học sinh thành phố. Cụ thể là số học sinh bị cận thị ở Trường THCS Colette năm 2015 chiếm tỷ lệ 38%, đến năm 2020 là 66,31%; Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong năm 2015 là 42,7% thì 5 năm sau lên đến 74,33%. Tỷ lệ cận thị chung của học sinh toàn TP.HCM ở cấp tiểu học là 9,03%, THCS là 19,17% và THPT là 24,9%; cũng có sự khác biệt giữa học sinh bị tật cận thị ở nội thành (69,89%) và ngoại thành (33%), giữa học sinh trường chuyên (79,95%) và trường không chuyên (47,93%).
Bác sĩ Phí Duy Tiến – Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện mắt TP.HCM nhận xét: “Trước đây, học sinh học càng cao thì tỷ lệ bị cận thị càng nhiều, nhưng bây giờ còn đáng lo hơn vì số học sinh cận thị gia tăng ở bậc tiểu học còn nhiều hơn số học sinh ở bậc THPT.”
Đâu là nguyên nhân chính?
Theo Bệnh viện Trung ương, những nguyên nhân dẫn đến cận thị gồm
Trẻ xem TV quá gần
Thói quen của nhiều bố mẹ hiện nay là dùng tivi như một công năng “trông trẻ” để con khỏi nghịch ngợm, để con ăn uống thun thút, để con không đeo bám v.v… và vì thế làm cho mắt của trẻ quen với cường độ ánh sáng phản chiếu trên màn hình, quen với với việc ngồi hằng giờ theo dõi tivi, dẫn đến nhẹ nhất là loạn thị, nặng là cận thị. Trong số các bệnh nhân đến điều trị mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương, có rất nhiều bé, dù mới 3-4 tuổi nhưng mắt đã bị các tật khúc xạ chỉ vì lý do… xem tivi. Các bác sĩ ở đây cho biết: “Nếu trẻ em xem tivi quá 2 giờ/ngày với khoảng cách giữa tivi và mắt dưới 3 mét thì thị lực của bé sẽ suy giảm rất nhanh. Rất nhiều bé đã bị như vậy”.
Cùng với tivi, Ipad, máy tính hiện nay nếu được tận dụng… “công năng” như tivi thông qua các trò chơi điện tử cài đặt hoặc tải về trên đó thì cũng đã là nguyên nhân làm cho tỷ lệ trẻ em cận thị tăng cao. Không ít em mới 4-5 tuổi đã gắn tuổi thơ của mình với công nghệ hiện đại này để rồi hậu quả là thị lực không còn nguyên vẹn như lúc cha mẹ sinh ra
Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ
Trẻ phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 7 đến 9 tuổi và 12 -14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu thời gian ngủ của trẻ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ
Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể trên dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng
Trẻ sinh thiếu tháng từ hai tuần trở lên thường bị cận từ khi học vỡ lòng.
Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái
Mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.