Loạn thị là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tật loạn thị?

Loạn thị vốn không phải là một loại bệnh ở mắt nhưng nó có thể gây nhìn mờ hoặc méo mó hình ảnh. Loạn thị là một trong ba tật khúc xạ phổ biến nhất (gồm cận thị, viễn thịloạn thị). Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về chứng loạn thị: nguyên nhân, chẩn đoán và cách khắc phục loạn thị hiệu quả.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một sự bất thường trong độ cong của giác mạc hoặc trong hình dạng của thể thủy tinh

Giác mạc của chúng ta có hình dạng giống như hình mái vòm, có kết cấu trong suốt bao phủ phần bề mặt phía trước của mắt. Nó uốn cong tựa như thấu kính bên trong máy ảnh hoặc kính viễn vọng. Với độ cong hoàn hảo, giác mạc cùng với thủy tinh thể có chức năng hội tụ tín hiệu ánh sáng trên võng mạc, giúp đem lại một thị lực rõ ràng và sắc nét.

Tuy nhiên, khi bị loạn thị, giác mạc và thủy tinh thểThủy tinh thể: là thấu kính trong suốt hai mặt lồi, nằm sau mống mắt, giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc để tạo hình ảnh rõ nét. Cấu tạo của thủy tinh thể gồm ba phần chính: bao, vỏ và nhân. Thủy tinh thể không có mạch máu hay thần kinh, nhận dinh dưỡng qua quá trình thẩm thấu. Nếu thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền qua rõ ràng, gây giảm thị lực hoặc mù lòa. có thể phát sinh những đường cong không hoàn hảo làm cản trở sự khúc xạ ánh sáng, dẫn đến các tình trạng như nhìn mờ hoặc méo mó hình ảnh. Ngoài ra, một số khuyết điểm khác trong cấu trúc của mắt cũng có thể gây ra chứng loạn thị.

Làm thế nào để chẩn đoán loạn thị?

Bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng máy quét toàn bộ quét nhãn cầu để chuẩn đoán loạn thị

Trong quá trình kiểm tra thị lực, bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng máy quét toàn bộ quét nhãn cầu để thu được hình ảnh ba chiều bề mặt trước của mắt. Thông qua các đường kinh tuyến tạo ra từ máy quét, các bác sĩ xác định được các điểm cao và thấp (không đồng đều) trên giác mạc vốn là nguyên nhân gây ra chứng loạn thị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành đo độ Diopter (đi-ốp) để ước tính mức độ khúc xạ có trên mỗi đường kinh tuyến.

Các đường kinh tuyến của mắt trông giống như bề mặt lồi của một chiếc đồng hồ đeo tay. Bạn có thể hình dung rằng một đường kinh tuyến có thể nối từ số 6 (dưới cùng) với số 12 (trên cùng), hoặc từ số 9 (bên trái) đến số 3 (bên phải) trên mặt đồng hồ.

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sự khác biệt giữa các đường kinh tuyến để xác định được tình trạng loạn thị ở mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ còn phải thực hiện soi bóng đồng tửSoi bóng đồng tử: hay còn gọi là retinoscopy hoặc skiascopy, là kỹ thuật xác định khách quan tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị và loạn thị. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu ánh sáng vào mắt và quan sát phản xạ từ võng mạc để đánh giá tình trạng khúc xạ. Soi bóng đồng tử thường được sử dụng trong khám mắt định kỳ, đặc biệt hữu ích cho trẻ em và những người khó giao tiếp, giúp xác định nhu cầu đeo kính điều chỉnh. bằng cách chiếu một tia sáng vào mắt. Bạn sẽ nhìn ánh sáng thông qua nhiều thấu kính khác nhau (thử kính) cho đến khi nào bác sĩ tìm ra thấu kính giúp bạn nhìn rõ nhất.

Loạn thị ở trẻ em

Một số trẻ sơ sinh có thể mắc phải chứng loạn thị bẩm sinh

Một số trẻ sơ sinh có thể mắc phải chứng loạn thị bẩm sinh, tức là ngay từ khi sinh ra đã bị loạn thị. Trên thực tế, rất ít trẻ em có dấu hiệu loạn thị cho đến khi cho đến khi trẻ lên 5-9 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ở trẻ em bị loạn thị nhưng bạn không thấy dấu hiệu rõ ràng ở trẻ.

Nếu loạn thị không được điều chỉnh, nó có thể tác động tiêu cực đến việc học tập và phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên đưa con trẻ đi khám mắt định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về thị lực nói chung và bệnh loạn thị nói riêng.

Các loại loạn thị phổ biến

Tổng hợp các loại loạn thị phổ biến

Hiện nay, loạn thị được phân thành ba loại chính và được xác định bởi các kinh tuyến chính của mắt (gồm kinh tuyến có công suất khúc xạ cao nhất và kinh tuyến có công suất khúc xạ thấp nhất). Cụ thể là:

  • Loạn thị cận: tiêu tuyếnTiêu tuyến: Trong hệ quang học loạn thị, ánh sáng từ một điểm không hội tụ thành một điểm trên võng mạc mà tạo thành hai đường thẳng gọi là tiêu tuyến. Hai tiêu tuyến này vuông góc với nhau và nằm trên hai mặt phẳng khác nhau. Khoảng cách giữa hai tiêu tuyến xác định mức độ loạn thị của mắt. chính của mắt nằm ở trước võng mạc (cận thị + loạn thị)
  • Loạn thị viễn: tiêu tuyến chính của mắt nằm ở sau võng mạc (viễn thị + loạn thị)
  • Loạn thị hỗn hợp: các tiêu tuyến chính vừa nằm ở phía trước và phía sau võng mạc (loạn thị là tật khúc xạ chủ yếu).

Ngoài ra, chứng loạn thị cũng có thể được biết đến ở một số hình thức khác, chẳng hạn như:

  • Loạn thị do giác mạc: khiếm khuyết ở giác mạc
  • Loạn thị do thể thủy tinh: khiếm khuyết trong thủy tinh thể của mắt
  • Loạn thị đều: các kinh tuyến chính của mắt vuông góc (cách nhau 90 độ)
  • Loạn thị không đều: các kinh tuyến chính của mắt không vuông góc với nhau do bị chấn thương hoặc sẹo ở giác mạc. Ngoài ra, tình trạng giác mạc hình chóp, giác mạc mỏng trong một thời gian dài và một số phương pháp phẫu thuật mắt cũng có thể là những tác nhân chính gây ra chứng loạn thị.

Phương pháp khắc phục chứng loạn thị hiệu quả

Để điều chỉnh được loạn thị hiệu quả, bạn có thể cân nhắc lựa chọn đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc áp dụng một số phương pháp phẫu thuật mắt, chẳng hạn như LASIK.

Đeo kính mắt: hiện nay, một số loại kính mắt có khả năng điều chỉnh được các tật khúc xạ ở giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Theo các nhà nghiên cứu, các trường hợp loạn thị thông thường có thể điều chỉnh được để có thị lực hoàn hảo 10/10. Tuy nhiên, đối với những người bị loạn thị không đều sẽ khó có thể đạt được điều này.

hoi-chung-loan-thi-la-gi
Kính đeo mắt là một trong các phương pháp phổ biến khắc phục chứng loạn thị

Đeo kính áp tròng: Kính áp tròng là lựa chọn lý tưởng thứ hai dành cho những người đang điều trị chứng loạn thị. Trên thị trường hiện nay có 3 loại kính áp tròng chính dành cho tật loạn thị, bao gồm:

  • Kính áp tròng Toric: đây là những loại kính áp tròng mềm, có nhiều mức độ khúc xạ khác nhau để phù hợp với các đường kinh tuyến của mắt, giúp mắt điều chỉnh được tầm nhìn một cách chính xác và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, do có thiết kế phức tạp nên kính áp tròng Toric thường có giá thành đắt hơn so với những loại lens khác.
  • Kính áp tròng thấm khí GP: đây là những loại kính tiếp xúc cứng, có hình dạng đồng nhất và có khả năng định hình lại giác mạc của bạn. Những thấu kính này thường mang lại tầm nhìn sắc nét hơn so với kính áp tròng Toric. Mặc dù kính áp tròng thấm khí GP lúc đầu có thể rất khó đeo, tuy nhiên xét về khả năng điều chỉnh thị lực thì lens này hiệu quả hơn nhiều và đeo lâu thì mắt của chúng ta cũng sẽ quen thôi.
hoi-chung-loan-thi-la-gi
Kính áp tròng thấm khí GP mang lại tầm nhìn sắc nét cho người bị loạn thị
  • Kính áp tròng Hybrid: đây là loại kính áp tròng được làm cứng ở phần trung tâm để giúp mắt đạt được độ rõ nét cao hơn khi nhìn hình ảnh, đồng thời chúng thường mềm ra ở các cạnh giúp đem lại sự thoải mái cho người đeo.

Ngoài ra, bạn có thể đeo loại kính áp tròng tùy chỉnh để khắc phục chứng loạn thị nặng hiệu quả. Kính áp tròng tùy chỉnh là loại kính tiếp xúc được tùy biến lại phù hợp với đặc điểm của mỗi người đeo. Loại kính này là lựa chọn tốt cho bạn nếu mắt bạn có hình dạng bất thường hoặc bạn đang mắc chứng loạn thị nặng. Khi đó, bạn phải đeo kính tùy biến chứ không thể đeo kính áp tròng thông thường được.

Đọc thêm:

Các loại kính áp tròng dành cho loạn thị: Toric, GP và Hybrid

Những câu hỏi thường gặp về kính áp tròng điều chỉnh loạn thị

Những điều cần biết về: Kính tiếp xúc hai tròng điều trị loạn thị 

Phẫu thuật mắt: Phẫu thuật định hình lại giác mạc và phẫu thuật đục thủy tinh thể đều có thể giúp điều chỉnh chứng loạn thị. Ví dụ như: phương pháp phẫu thuật LASIK bằng tia laser có độ chính xác cao đã được nhiều nơi áp dụng, giúp cho nhiều bệnh nhân mắc chứng loạn thị điều chỉnh được vĩnh viễn loạn thị với mức độ vừa phải, đồng thời giúp giác mạc cân xứng hơn.

hoi-chung-loan-thi-la-gi
Phẫu thuật đục thủy tinh thể là cách có thể giúp điều chỉnh chứng loạn thị

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện cấy ghép thấu kính Toric nội nhãn (IOL) vào mắt của bệnh nhân để điều chỉnh chứng loạn thị và loại bỏ tình trạng đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, phẫu thuật mắt có thể gây ra một số rủi ro nhất định, vì vậy bạn nên cân nhắc và trao đổi kỹ lưỡng hơn với bác sĩ để chọn được biện pháp điều trị an toàn nhất. Chúc bạn thành công.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim