Tìm kiếm cặp kính phù hợp cho một đứa trẻ có thể khá khó khăn vì một số lý do, đơn giản như thuyết phục con bạn đeo kính sẽ đã là một thách thức mà hầu hết các bậc cha mẹ có thể gặp phải.
Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp kính trẻ em. Tuy nhiên, vấn đề là tìm ra loại kính nào con bạn sẽ sẵn sàng đeo? và liệu cặp kính mới mua còn nguyên vẹn từ khi mua đến lúc về nhà hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí với bạn một số “bí kíp” giúp bạn mua kính cho con một cách dễ dàng. Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích để giúp bạn mua được chiếc kính mà con bạn sẽ thích, mà vẫn đảm bảo yếu tố đẹp, phong cách và bền
Contents
1. Kính sẽ dầy bao nhiêu?
Đơn kính thuốc sẽ luôn là yếu tố được xem xét chính trong việc lựa chọn mua kính mắt cho trẻ em. Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm các loại gọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa về kính của con bạn.

Nếu đơn kính thuốc yêu cầu độ kính mạnh có khả năng sẽ dày, vì vậy hãy tránh chọn các loại gọng lớn sẽ làm tăng độ dày của kính. Ngoài ra, các kính có kích thước nhỏ hơn có xu hướng quang sai bậc cao gần cạnh kính ít hơn so với các kính có kích thước kính lớn có cùng chất liệu và cùng đơn kính, do đó ít có nguy cơ bị mờ hoặc mờ mắt ngoại vi.
2. Chọn phong cách hiện đại, hấp dẫn
Hầu hết trẻ em sẽ tự giác đeo kính lần đầu tiên. Vì vậy, hãy chọn những gọng có thiết kế hiện đại, hấp dẫn. Ngoài ra, các tính năng như kính photochromic (kính chuyển màu) tự động điều chỉnh khi có sự thay đổi cường độ và điều kiện ánh sáng, cụ thể sẽ tự động làm tối dưới ánh sáng mặt trời ngoài trời, điều này sẽ gây hứng thú cho con bạn muốn đeo kính.

3. Chọn gọng kính bằng nhựa hay kim loại?
Gọng kính của trẻ em được làm bằng nhựa hoặc kim loại và nhiều loại có kiểu dáng bắt chước gọng mắt kính unisex được thiết kế dành riêng cho người lớn. Không có gì lạ khi trẻ em chọn kính trông giống như kính đeo của anh chị hoặc cha mẹ chúng bởi những loại này sẽ trông trưởng thành hơn.

Trước đây, gọng nhựa là lựa chọn tốt hơn cho trẻ em vì chúng được coi là bền hơn, ít bị cong hoặc gãy, trọng lượng nhẹ hơn và ít tốn kém hơn. Nhưng hiện nay, các nhà sản xuất đang tạo ra các gọng kim loại kết hợp đầy đủ các tính năng này. Có nhiều loại thành phần kim loại khác nhau, vì vậy hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa loại nào là tốt nhất cho con bạn. Dựa trên kinh nghiệm với các hợp kim khác nhau, bác sĩ mắt sẽ giúp bạn chọn lựa một loại phù hợp nhất.
Một điểm đáng lưu ý là hãy chọn gọng làm bằng vật liệu không gây dị ứng nếu con bạn có biểu hiện nhạy cảm với một số hoá chất. Ví dụ, một số người bị dị ứng với gọng kim loại có chứa niken.
4. Cầu gọng (nối hai tròng mắt) phải phù hợp
Một trong những điều khó khăn nhất khi chọn gọng hình phù hợp cho trẻ nhỏ là mũi của chúng chưa được phát triển đầy đủ, vì vậy chúng không có cầu nối để ngăn gọng nhựa trượt xuống. Hầu hết các nhà sản xuất gọng nhựa gặp phải những khó khăn này và đã tìm các cách khác nhau để làm cho cầu gọng phù hợp với mũi nhỏ.

Tuy nhiên, gọng kim loại thường được gắn thêm miếng đệm mũi có thể điều chỉnh, vì vậy chúng phù hợp với cầu gọng của mọi người.
Mỗi gọng phải được đánh giá riêng để đảm bảo nó phù hợp với cầu gọng của từng đứa trẻ. Nếu có bất kỳ khoảng trống nào tồn tại giữa cầu kính và sống mũi, trọng lượng của kính sẽ khiến kính trượt, cho dù gọng kính có phù hợp đến mức nào đi chăng nữa.
Điều quan trọng là kính phải giữ đúng vị trí; nếu không, trẻ em có xu hướng nhìn qua đầu kính thay vì đẩy kính của chúng trở lại vị trí vốn có. Chuyên gia nhãn khoa thường là người đánh giá tốt nhất về việc liệu gọng kính có vừa vặn hay không.
5. Kiểu càng kính phù hợp

Càng kính được ví như “cánh tay” của một cặp kính, chạy từ khu vực mắt kính đến phía sau tai, việc gài quanh tai sau giúp giữ cho kính không bị trượt xuống hoặc rơi hoàn toàn khỏi mặt trẻ em.
Những dây gài kính bao quanh, được gọi là “dây gài giữ kính”, là loại thường có sẵn trên gọng kim loại và đặc biệt hữu ích để giữ kính ở trẻ mới biết đi. Một lựa chọn khác là gọng bao gồm dây đeo đàn hồi đi quanh đầu.
6. Bản lề kính có tính đàn hồi

Một tính năng tốt cần tìm kiếm khi mua kính cho trẻ đó là càng kính có bản lề đàn hồi. Điều này cho phép càng kính có thể uốn cong ra bên ngoài, ra khỏi gọng kính, mà không gây ra bất kỳ thiệt hại.
Bởi trẻ em không phải lúc nào cũng cẩn thận khi đeo và tháo kính, vì vậy các điểm bản lề kính có độ đàn hồi có thể tránh được việc phải điều chỉnh thường xuyên và sửa chữa tốn kém, đặc biệt khi trẻ ngủ hay chơi mà quên không tháo kính.
Loại bản lề đàn hồi này đặc biệt khuyên dùng cho trẻ mới biết đi.
7. Chất liệu làm mắt kính
Khi bạn và con bạn đã thống nhất được mẫu mã, chất liệu gọng kính, việc tiếp theo là xem xét tiếp theo là mắt kính.
Kính của trẻ em nên được làm bằng polycarbonate hoặc Trivex. Những vật liệu này có khả năng chống va đập tốt hơn đáng kể so với các vật liệu kính khác do đó tăng thêm độ an toàn khi sử dụng.

Kính Polycarbonate và Trivex cũng nhẹ hơn đáng kể so với kính nhựa thông thường giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi đeo – đặc biệt đối với các đơn kính thuốc nặng đô.
Bên cạnh đó, kính polycarbonate và Trivex có tích hợp bảo vệ chống lại các tia cực tím (UV) (những tia có khả năng gây hại cho mắt) đồng thời được phủ thêm lớp chống trầy xước đặc biệt được chế tạo bởi nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm.
Giá kính polycarbonate thường có giá tương đương với giá kính nhựa thông thường (loại có lớp phủ chống tia UV và chống trầy xước). Tuy nhiên khi sử dụng loại polycarbonate, trẻ em sẽ có được sự an toàn cao hơn và bảo vệ mắt tốt hơn. Đối với kính Trivex, giá thành có thể đắt hơn một chút so với kính polycarbonate.
Mẹo: Tránh chọn loại kính thủy tinh cho trẻ em. Mặc dù chúng có khả năng chống trầy xước rất cao nhưng kính thủy tinh rất nặng và khả năng vỡ tương đối cao (so với kính polycarbonate hoặc Trivex) gây nguy hiểm cho trẻ trong quá trình sử dụng.
8. Kính thể thao cũng là một lựa chọn tốt cho trẻ em

Polycarbonate là một vật liệu kính an toàn mà bạn có thể lựa chọn cho con bạn ngay cả khi chơi thể thao.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nhược điểm như: mặc dù polycarbonate là vật liệu thấu kính được sử dụng cho kính mắt thể thao, nhưng với gọng kính thông thường không có đủ khả năng bảo vệ mắt khỏi các vật thể lớn như va đập của bóng và khuỷu tay.
Vì vậy, nếu con bạn thường xuyên tham gia các môn thể thao, hãy chuẩn bị ngay cho con mình một chiếc kính thể thao tích hợp cùng với kính polycarbonate sẽ bảo vệ tốt nhất, chống lại chấn thương mắt không may xảy ra.
Để cung cấp sự bảo vệ tối ưu, kính bảo hộ thể thao phải được lắp đúng cách – vì vậy hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc mắt trước khi sử dụng.
Mẹo: Để tối ưu được tính năng bảo vệ mắt, các lỗ mở của kính thể thao phải đủ lớn để nếu kính bị đẩy về phía mặt, các điểm va chạm ở trên và dưới mắt tránh gây tổn thương mắt.
9. Cân nhắc về chế độ bảo hành của kính

Nhiều nhà bán lẻ kính mắt cung cấp một gói bảo hành bao gồm thay thế kính mắt miễn phí hoặc sẽ chi trả một khoản phí nhỏ trong trường hợp làm hỏng gọng hoặc mắt kính. Hãy cân nhắc lựa chọn các điều kiện bảo hành, đặc biệt nếu con bạn mới chập chững biết đi hoặc đeo kính lần đầu tiên.
Ngoài ra, hãy nhớ kiểm tra chi phí thay thế kính nếu bị hỏng bao gồm có và không bảo hành. Nói chung, nếu điều kiện bảo hành tốt, bạn chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ hoặc số tiền bảo hành tương ứng khoảng gần bằng số tiền cho chi phí thay thế một chiếc khác, bạn nên mua hãng đó.
Hãy kiểm tra điều kiện bảo hành kính liệu có bao gồm điều khoản được thay thế kính nếu kính bị trầy xước nặng lỗi hao mòn kính từ nhà sản xuất (không do khách hàng) hay không. Ngoài ra việc gây chói và mờ mắt, trầy xước bề mặt có thể làm giảm khả năng chống va đập của tròng kính, khiến mắt con bạn gặp nguy hiểm.
10. Mua thêm một “cặp dự phòng” cho trẻ

Hãy mua một cặp kính dự phòng cho con của bạn, đặc biệt trong trường hợp con bạn bị vấn đề mắt nghiêm trọng bắt buộc phải sử dụng kính mọi lúc, mọi nơi.
Lời khuyên hữu ích dành bạn:
- Hãy hỏi bác sĩ mắt liệu có được giảm giá đặc biệt áp dụng cho các cặp dự phòng được mua cùng lúc với cặp chính hay không.
- Trong một số trường hợp, kính thể thao có thể được sử dụng như một cặp kính dự phòng. Hoặc, nếu đơn kính thuốc của con bạn không thay đổi đáng kể, hãy giữ kính mắt trước đó ở nơi an toàn phòng khi lúc cần thiết.
Nếu con bạn đeo kính toàn thời gian, kính đổi màu hoặc kính râm theo đơn cũng nên được xem xét để giảm độ chói, tăng sự thoải mái về thị giác và bảo vệ 100% khỏi tia UV có hại của mặt trời.
Khám mắt cho trẻ trước, mua kính sau
Trước khi mua kính mắt cho trẻ em, hãy lên lịch khám mắt cho con bạn với bác sĩ nhãn khoa gần bạn.
Tình trạng mắt trẻ em có thể thay đổi nhanh chóng, vì vậy hãy chắc chắn rằng con bạn có một đơn thuốc kính mắt cập nhật để con luôn có tầm nhìn tốt nhất và thoải mái trước khi đầu tư vào kính mới.