Giả sử rằng bạn có một số vấn đề về mắt, như là thị lực không rõ ở tầm nhìn xa hoặc khó nhìn các vật ở khoảng cách gần, và bạn tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Sau khi kiểm tra xong, các bác sĩ sẽ cho bạn một đơn kính mắt (đơn kính thuốc) với chẩn đoán bệnh rằng có thể bạn bị cận thị, viễn thị, hay là loạn thị.
Thế nhưng, tất cả những con số ở trên đơn kính thuốc ấy có ý nghĩa gì, bạn đã bao giờ tự hỏi? Và cả những thuật ngữ viết tắt được ghi trên đơn kính, chẳng hạn như OD, OS, SPH và CYL, chúng được sử dụng để làm gì?
Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết để đọc, hiểu đơn kính thuốc và có thể thảo luận với bác sĩ đo thị lực của bạn khi cần mua mắt kính mới theo yêu cầu.
Contents
OD và OS có nghĩa là gì?
Bước đầu tiên để hiểu một đơn kính thuốc là biết “OD” và “OS” có nghĩa là gì. Chúng là những từ viết tắt của oculus dexter và oculus sinister – các thuật ngữ Latin cho “mắt phải” và “mắt trái”. Đơn khám mắt của bạn cũng có thể có chữ “OU”, nó có nghĩa là cả hai mắt

Mặc dù việc sử dụng từ viết tắt của các thuật ngữ Latin khá là phổ biến trong đơn thuốc cho kính mắt, kính áp tròng và thuốc mắt, nhưng hiện nay đã có nhiều bác sĩ và phòng khám đã chuyển sang sử dụng các ký hiệu hiện đại và dễ hiểu hơn. Họ dùng RE cho mắt phải, LE cho mắt trái thay vì OD và OS.
Trên đơn đo kính mắt của bạn, các thông số cho mắt phải (OD) sẽ xuất hiện trước các thông số cho mắt trái (OS). Các bác sĩ thường viết đơn thuốc theo cách này là bởi khi họ đối mặt với bạn, họ sẽ nhìn thấy mắt phải của bạn ở bên trái của họ (mắt đầu tiên) và mắt trái của bạn ở bên trái của họ (mắt thứ hai).
Một số chỉ số khác của đơn kính thuốc
Một đơn kính thuốc thông thường sẽ bao gồm tên viết tắt của các thuật ngữ dưới đây:
SPH (sphere) – Độ cầu của mắt:

Độ cầu của mắt là khả năng khúc xạ ánh sáng của thuỷ tinh thể. Ký hiệu SPH cho biết số đo độ của tròng kính, được đo bằng diopters (D). Độ (Diopters) là các đơn vị đo lường được sử dụng để xác định công suất quang của tròng kính, cũng như độ cong của tròng kính, cả hai đều dựa trên công thức khoa học xác định độ dài tiêu cự hoặc khả năng lấy nét của mắt.
Chúng được sử dụng để điều trị cận thị hoặc viễn thị. Nếu chỉ số đằng sau kí hiệu này chứa dấu trừ (-), có nghĩa là bạn bị cận thị. Ngược lại, nếu chỉ số đằng sau chứa dấu (+), điều đó có nghĩa là bạn bị viễn thị.
Thuật ngữ “cầu mắt (sphere)” có nghĩa là sự điều chỉnh cho cận thị hoặc viễn thị theo độ cầu của mắt, sao cho có sự tương đương nhau trong tất cả các kinh tuyến của mắt.
CYL (cylinder) – Độ trụ của mắt:

Điều này cho biết mức công suất quang của tròng kính đối với loạn thị, nghĩa là số độ đo loạn thị của mắt. Nếu phần này trong đơn kính thuốc của bạn bị bỏ trống hoặc ghi 000, thì có nghĩa là bạn không cần điều chỉnh loạn thị.
Thuật ngữ “trụ mắt (cylinder)” có nghĩa là công suất thấu kính được sử dụng để điều chỉnh loạn thị không có dạng hình cầu. Thay vào đó, cấu tạo của chúng sẽ gồm hai kinh tuyến chính vuông góc với nhau. Một trong hai kinh tuyến sẽ không có độ cong bổ sung (mang công suất thấp nhất), và kinh tuyến còn lại sẽ vuông góc với kinh tuyến thứ nhất (mang công suất cực đại).
Chỉ số đằng sau kí hiệu CYL mang dấu trừ thì có nghĩa bạn bị loạn thị cận thị. Ngược lại, nếu chỉ số mang dấu cộng, có nghĩa là bạn bị chẩn đoán loạn thị viễn thị. Trong một đơn kính thuốc, công suất quang của tròng kính loạn thị luôn luôn phụ thuộc vào độ cầu của mắt.

AXE (Axis): Trục của độ loạn thị

Trục của độ loạn thị chính là kinh tuyến của thấu kính loạn thị có công suất quang nhỏ nhất. Trục được xác định với một số trong khoảng từ 1 đến 180. Số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt và số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt.
Nếu đơn kính thuốc có độ đo loạn thị thì nó cũng phải bao gồm cả giá trị trục của độ loạn thị. Điều đó là do trục của độ loạn thị chính là kinh tuyến vuông góc với kinh tuyến chứa công suất quang của kính loạn thị.
ADD: Đây là công suất quang phóng đại bổ sung được áp dụng cho tròng kính đa tiêu để điều chỉnh độ viễn thị. Ở một số người viễn thị do tuổi tác khả năng điều tiết của mắt ở các cự ly nhìn xa và gần là khác nhau nên cần những loại độ khác nhau để dành cho các mục đích nhìn khác nhau. ADD luôn có giá trị dương và nằm trong khoảng từ 0.75 đến 3.00.

PD : Khoảng cách đồng tử đơn vị tính là mm. Nó là thông số đo khoảng cách đồng tử từ mắt phải đến mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng tự nhiên. Khoảng cách đồng tử là tổng của hai khoảng cách tính từ giữa sống mũi đến đồng tử mỗi mắt nên sẽ có những bệnh nhân có khoảng cách hai mắt là khác nhau. Khoảng cách đồng tử dành cho kính nhìn xa khác với khoảng cách đồng tử của kính nhìn gần vì khi nhìn gần hai đồng tử có xu hướng nhìn chụm vào phía giữa.

Ví dụ về một đơn kính thuốc cụ thể
Ví dụ 1 đơn kính thuốc như sau:
MP (R) -250 (-125 x 16) ADD 100 PD 31
MT (L) +150 ( -050 x 175) ADD 100 PD 31
Giải thích cho đơn kính trên:
Mắt phải độ cận thị là -250 diops độ loạn thị là -125 trục của loạn thị là 16° Độ tăng thêm khi nhìn gần là 100. Khoảng cách đồng tử là 31
Mắt trái độ viễn thị là +150 diops độ loạn thị là -050 trục của loạn thị là 175° Độ tăng thêm khi nhìn gần là 100. Khoảng cách đồng tử là 31
Khoảng cách đồng tử của 2 mắt là 31+31 = 62.
Với đơn kính trên khi dùng kính đa tròng hoặc hai tròng thì tất cả các thông số kính để nhìn xa và nhìn gần đều nằm trên một tròng kính. Nhưng nếu dùng kính đơn tròng chỉ nhìn xa hoặc chỉ nhìn gần thì đơn kính được đọc như sau.
Nhìn xa:
Mắt phải độ cận thị là -250 diops độ loạn thị là -125 trục của loạn thị là 16°
Mắt trái độ viễn thị là +150 diops độ loạn thị là -050 trục của loạn thị là 175°
Khoảng cách đồng tử là 31+31 = 62.
Nhìn gần:
Mắt phải độ cận thị là -150 diops độ loạn thị là -125 trục của loạn thị là 16°
Mắt trái độ viễn thị là +250 diops độ loạn thị là -050 trục của loạn thị là 175°
Khoảng cách đồng tử là 31+31 = 62-2 = 60
Không dùng chung đơn kính gọng và đơn kính áp tròng được
Đơn kính thuốc cho kính mắt (kính gọng) và đơn kính cho lens áp tròng không giống nhau. Một đơn kính thuốc cho kính mắt chỉ được sử dụng duy nhất cho việc mua kính mắt. Nó không chứa những thông tin quan trọng rất cần thiết cho việc đo cắt kính áp tròng, những thông số mà chỉ có thể thu được trong quá trình tư vấn và lắp kính áp tròng.

Tròng kính cận được đặt ở vị trí xa so với mắt, trong khi kính áp tròng được đặt trực tiếp lên bề mặt mắt. Khoảng cách giữa tròng kính và mắt ảnh hưởng đến công suất quang của tròng kính cần được đáp ứng để mắt có thể nhìn rõ.
Ngoài những thông tin có ở trong đơn thuốc kính mắt, một đơn kính thuốc áp tròng phải xác định được đường cong cơ sở (đường trung tâm) ở mặt sau của tròng kính, đường kính tròng kính và nhà sản xuất cụ thể cũng như thương hiệu của tròng kính.
Ngoài ra, số độ đo diopters của tròng kính mắt rất có thể sẽ được sửa đổi sao cho việc xác định công suất tròng kính áp tròng có kết quả tốt nhất. Điều này là do các thấu kính của tròng kính mắt bị mòn trong một khoảng cách nhất định (thường là khoảng 12mm) từ bề mặt của mắt, trong khi kính áp tròng được đặt nằm trực tiếp trên giác mạc của mắt.
Một đơn thuốc kính áp tròng chính xác chỉ có thể được xác định sau khi các bác sĩ kê đơn đã thực hiện việc lắp kính áp tròng và hoàn thành việc đánh giá phản ứng của mắt bạn với tròng kính và cả việc đeo kính áp tròng nói chung.