Hiện nay, cùng với sự ra đời của nhiều loại gọng kính với mẫu mã kiểu dáng khác nhau, vật liệu làm gọng kính cũng được đa dạng hóa, để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thông minh. Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng về màu sắc, độ bền, độ sáng, độ kích ứng, sự độc lạ cũng như giá cả khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn.
Trên thực tế, để lựa chọn được một chiếc gọng kính tốt không hề đơn giản, bởi mỗi chiếc kính sẽ có gọng được làm từ vật liệu khác nhau. Do đó bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây, để có được những hiểu biết cơ bản về các loại chất liệu làm gọng kính phổ biến hiện nay, giúp lựa chọn được chiếc kính mắt phù hợp với mình.
Contents
Chất liệu nhựa
Có nhiều loại nhựa khác nhau được sử dụng để làm gọng kính như nhựa zyl, nylon hay acetate. Cụ thể:
Nhựa zyl

Đối với những bạn thích các mẫu kính đa dạng về màu sắc thì có lẽ kính được làm từ nhựa Zyl là lựa chọn phù hợp. Nhựa zyl (viết tắt của zylonite, hoặc cellulose acetate) là một loại vật liệu có đặc điểm nổi bật là rất nhẹ và dễ dàng được tráng thành nhiều lớp màu sắc khác nhau. Nhờ đó mà gọng kính làm từ nhựa Zyl dễ lên màu hơn so các loại vật liệu khác, giúp người đeo nổi bật và cuốn hút hơn.
Cũng chính vì những ưu điểm, loại nhựa này thường được sử dụng để sản xuất gọng kính cho nữ giới
Nylon
Kính mắt làm bằng nilon được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối những năm 40 của thế kỷ trước và được sử dụng khá phổ biến đến tận ngày nay với ưu điểm nổi bật là không gây kích ứng da. Tuy nhiên, vật liệu này về bản chất thường sẽ rất giòn dễ gãy, vỡ, không bền. Và để khắc phục được nhược điểm đó các nhà sản xuất kính trộn thêm các loại hợp chất như polyamit, co-polyamit hay gliamide vào nilon để tăng độ nhẹ bền cũng như cứng cáp hơn cho sản phẩm.

Khi được trộn thêm gliamide, grilamid hoặc trogamid; kính nylon có khả năng chống nóng và lạnh rất tốt, cứng cáp hơn rất nhiều và hơn hết là độ mềm dẻo cao, dễ dàng đúc thành nhiều hình dạng khác nhau. Nylon cũng là một vật liệu được sử dụng rất nhiều trong gọng kính thể thao và kính bảo hộ.
Nhựa acetate
Một số nhà sản xuất gọng kính cũng sử dụng nhựa acetate, một loại nhựa dựa trên gốc nilon không gây dị ứng. Loại kính làm từ acetate nhẹ, có độ trong suốt và độ bóng cao hơn các loại nhựa khác cùng với khả năng làm nổi bật hoa văn trên gọng kính, vì thế thường được sử dụng trên các dòng kính cao cấp.

Mặc dù, gọng nhựa rất nhẹ và thường không gây kích ứng cho da, nhưng khi sử dụng lâu dài gọng nhựa cũng bộc lộ một số nhược điểm như: dễ gãy vỡ; dễ bị cháy, bị oxy hóa làm mất tính đàn hồi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và màu sắc cũng có thể phai dần theo thời gian,…Do đó, mà hiện nay người ta cũng sử dụng một số loại chất liệu khác để sản xuất gọng kính, nổi bật trong số đó là kim loại.
Chất liệu kim loại
Monel
Đây là một loại hợp kim có độ bền cao và được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất gọng kính với đặc tính dễ dát mỏng và khó bị ăn mòn.

Mặc dù, hầu hết các loại gọng làm từ Monel đều không gây kích ứng với da, nhưng đối với những người có làn da nhạy cảm vẫn có thể bị dị ứng nếu đeo trực tiếp kính lên da mà không không có các lớp mạ bảo vệ, chẳng hạn như paladi hoặc các lớp mạ không chứa niken khác.
Titan và beta-titan
Với đặc điểm là những kim loại rất nhẹ, bền, cứng cáp và chống ăn mòn khá tốt. Do đó được ứng dụng khá nhiều trong đời sống hiện nay từ tàu vũ trụ cho đến các thiết bị y tế cấy ghép như van tim và cả trong kính mắt.

Trước kia gọng kính titan thường chỉ có màu xám bạc. Nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, gọng kính titanium có thể được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau, mẫu mã mới mẻ hơn và quan trọng hơn là không hề gây ra dị ứng cho người đeo.
Đa số các gọng kính titan đều không được sản xuất từ 100% titanium nguyên chất, các nhà sản xuất hầu như đều dùng hợp kim của Titanium với những kim loại khác như Đồng hay Nikel để đưa đến tay người tiêu dùng với một giá cả phải chăng hơn.
Berili
Là kim loại có màu xám thép, cũng rất nhẹ, khó bị ăn mòn, xỉn màu, cứng cáp và rất linh hoạt (giúp các bác sĩ dễ dàng điều chỉnh kính cho bạn). Nhưng quan trọng nhất là giá thành vừa phải hơn so với Titan nên được sử dụng rất nhiều trong phân khúc kính bình dân. Kính làm từ Berili rất thích hợp để sử dụng cho những người trên da có nồng độ acid cao hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với muối và nước biển

Thép không gỉ – Gọng thép không gỉ là một hợp kim của thép và crôm (khoảng từ 10 đến 30 % là crôm) và cũng có thể chứa một số nguyên tố khác, đem lại khả năng chống gỉ sét, ăn mòn cũng như chống mài mòn rất tốt.
Ngoài ra, gọng kính làm từ thép không gỉ có giá thành vừa phải, trọng lượng nhẹ, độc tính thấp và cứng cáp hơn rất nhiều so với gọng titan; do đó rất được ưa chuộng trên thị trường. Hơn nữa. nhiều gọng thép không gỉ cũng không có niken và do đó không gây dị ứng cho người đeo.
Bảng so sánh các vật liệu làm kính mắt | ||||||
Chất liệu | Không gây dị ứng | nhẹ | bền chắc | tính linh hoạt cao | có khả năng chống ăn mòn | đa dạng về màu sắc, họa tiết, hoa văn (*) |
nhựa | ||||||
Cellulose acetate & zyl | ✓ | ✓ | ✓✓ | |||
Cellulose propionate | ✓✓ | ✓✓ | ✓ | ✓ | ||
Nylon | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | có lớp phủ | |
Kim loại | ||||||
Monel | có lớp mạ | |||||
Titan | ✓ | ✓ | ✓ | ✓✓ | ✓ | ✓ |
Berri | ✓ | ✓ | ✓ | |||
Thép không gỉ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
Flexon | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ||
Nhôm | ✓ | ✓ | ✓✓ | ✓ | có lớp phù | |
Vật liệu khác | ||||||
Gỗ, xương và sừng trâu | chất liệu tự nhiên | |||||
Vàng (10k) & bạc sterling | ✓ | ✓✓ | ✓ | |||
*Các lớp mạ và gọng kính được làm từ các loại vật liệu tự nhiên (ví dụ xương động vật) thường sẽ không sẽ được tô màu, hay trang trí họa tiết và hoa văn nhân tạo lên bề mặt kính. |
Flexon
Là một dạng hợp kim của titan có độ đàn hồi rất cao. Gọng kính làm từ Flexon thường rất bền và có đặc tính dễ dàng trở về hình dạng ban đầu ngay sau khi bị xoắn hoặc uốn cong. Ngoài ra, Flexon cũng có trọng lượng rất nhẹ (nhẹ hơn khoảng 25% so với kim loại tiêu chuẩn), không gây dị ứng và chống ăn mòn rất tốt.

Nhôm
Nhắc đến nhôm người ta sẽ nghĩ ngay đến một loại vật liệu nhẹ, có khả năng chống ăn mòn và độ mềm dẻo khá cao. Nhôm thường được sử dụng chủ yếu bởi các nhà thiết kế kính mắt cao cấp, vì có thể dễ dàng uốn thành nhiều hình dáng độc đáo.

Nhôm là một kim loại dồi dào và đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nhôm nguyên chất thực sự mềm và yếu, nhưng nhôm thương mại khi được trộn thêm một lượng nhỏ silicon và sắt thì cứng cáp và bền hơn rất nhiều.
Các vật liệu đặc biệt làm gọng kính
Ngoài những vật liệu làm gọng kính thường thấy như nhựa hay kim loại, người ta cũng sử dụng một vài loại vật liệu đặc biệt khác như vàng, bạc, gỗ hoặc da,… Để làm tăng tính thẩm mĩ và tính độc lạ của sản phẩm.
Bạc
Vật liệu này thường không được sử dụng phổ biến như như các vật liệu kể trên vì bạc thường rất nặng và không thoải mái. Thông thường, bạc chỉ được sử dụng như một nguyên tố vi lượng thêm vào hợp kim kim loại để làm tăng độ bền, cứng cáp hoặc được đúc thành các logo, biểu tượng để tạo điểm nhấn cho gọng kính.

Vàng
Vàng thường chỉ được sử dụng mạ vàng chứ không được dùng ở dạng nguyên khối để làm gọng kính. Giống như bạc, vàng cũng có thể được sử dụng để tô điểm thêm trên gọng nhựa hoặc kim loại tăng tính thẩm mỹ và đẳng cấp người đeo.
Gỗ, xương và sừng trâu
Gọng được làm từ gỗ, xương hoặc sừng trâu thường được làm thủ công. Mặc dù cứng hơn, khó tạo hình hơn và đắt hơn nhiều so với các vật liệu khác, nhưng bù lại gọng làm từ những vật liệu này đem lại vẻ ngoài rất thanh lịch, cuốn hút và hơn hết là tính độc đáo “có một không hai”, nên rất được ưa chuộng trên thị trường.

Da, nhung
Đa số chỉ được sử dụng trên đuôi gọng hoặc ở mặt trước của gọng để làm điểm nhấn và làm tăng tính thời trang cho sản phẩm.
Đá quý và tinh thể đá
Hầu hết được sử dụng để làm điểm nhấn cho gọng kính, đặc biệt là trên đuôi gọng. Các loại đá thường được sử dụng là đá mã não, ngọc lam và pha lê Swarovski; nhưng đôi khi người ta còn dùng kim cương để làm tăng giá trị cho các dòng kính cao cấp.
Bạn có dị ứng với vật liệu làm gọng kính không?

Một số vật liệu hoặc miếng đệm mũi có thể gây ra kích ứng trên da của bạn, do đó nếu bạn dị ứng hãy đi khám mắt để xác định được nguyên nhân và tìm được các vật liệu khác phù hợp hơn.
Nếu gọng kim loại gây ra dị ứng, niken thường là thủ phạm vì hầu hết các gọng kim loại đều được làm bằng hợp kim niken. Các kim loại khác như nhôm, thép không gỉ, titan, kẽm, đồng, berili, vàng và bạc thường không gây dị ứng.
Một số người bị dị ứng với miếng đệm mũi trên gọng kim loại. Đa số, những miếng đệm mũi này đều được làm từ silicon hoặc acetate, nhưng cũng có thể có thể được làm từ polyvinyl clorua (PVC), niken, titan và cao su. PVC, titan, và một số loại silicon đặc biệt (ví dụ như silicon) thường không gây dị ứng.
Loại vật liệu phổ biến thường được sử dụng làm gọng kính nhựa là zyl ( còn gọi là zylonite, acetate hay cellulose acetate). Các vật liệu khác cũng được dùng nhiều trong gọng nhựa nhưng ít phổ biến hơn là polyamide, nylon, polycarbonate, carbon và Optyl. Gọng làm từ propionate, polyamide, nylon và Optyl đều không gây ra dị ứng.
Đọc thêm: Bạn có thể bị dị ứng do đeo kính không?