Khi được hỏi trong năm giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác) bạn thấy giác quan nào là quan trọng nhất? – Hầu hết mọi người đều trả lời đó là thị giác, tức là đôi mắt của họ. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại không hiểu gì về đôi mắt của họ và tại sao họ lại có thể nhìn thấy mọi vật nhờ đôi mắt?
Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu nhất về cấu trúc mắt và cách chúng hoạt động ra sao. Từ đó, giúp bạn nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ đôi mắt thân yêu của mình nhé.
Contents
Mắt hoạt động như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì, cơ chế thu nhận hình ảnh của mắt người cũng tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số:
- Giống như trong máy ảnh. Ánh sáng sau khi phản xạ từ vật vào mắt sẽ tập trung lại tại một thấu kính của mắt được gọi là giác mạc – có vai trò tiếp nhận ánh sáng như các thấu kính trong máy ảnh – nằm ở bán phần trước của mắt
- Sau đó, ánh sáng được truyền đến củng mạc – có chức năng giống với lá khẩu độ trong máy ảnh, chịu trách nhiệm kiểm soát lượng ánh sáng vào mắt bằng cách tự động điều chỉnh kích thước của đồng tử (con ngươi).
- Tiếp đến, ánh sáng sẽ đi qua thủy tinh thể nằm ngay sau đồng tử và được hôi tụ lại để truyền tới võng mạc. Ngoài ra, thông qua quá trình điều tiết mắt, thủy tinh thể cũng giúp mắt tự động lấy nét vào các vật, giúp hình ảnh trông sắc nét hơn.
- Cuối cùng, ánh sáng sau khi khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ lại tại võng mạc – một bộ phận vô cùng nhạy cảm với ánh sáng, có nhiệm vụ giống với các cảm biến ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số. Tại đây các hình ảnh quang học sẽ được chuyển đổi thành các tín hiệu điện và được truyền dọc theo các sợi thần kinh thị giác, đến vỏ não thị giác – phần não điều khiển các giác quan của chúng ta. Giúp chúng ta nhìn thấy một vật nào đó.
Cấu tạo mắt người
Nhìn chung mắt được cấu thành từ các bộ phận chính sau đây:
Cấu tạo bên ngoài

Màng cứng (củng mạc): là một lớp màng cứng bao quanh và tạo nên lớp vỏ hình cầu cho nhãn cầu mắt. Chức năng củng mạc bao gồm:
- Cùng với áp lực nội nhãn (IOP), củng mạc giúp duy trì hình dạng căng tròn của nhãn cầu mắt.
- Đóng vai trò như tấm khung bảo vệ, che chở cho cấu trúc bên trong mắt khỏi các tổn thương cơ học từ bên ngoài.
Giác mạc: Là một màng trong suốt nằm ở phía trước củng mạc có hình chỏm cầu, hơi nhô ra trước. Giác mạc có nhiệm vụ như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc, từ đó giúp chúng ta thu nhận được hình ảnh. Ngoài ra giác mạc còn có nhiệm vụ:
- Bảo vệ bề mặt nhãn cầu tránh các tác nhân có hại như vi khuẩn, vi trùng, khói bụi,… xâm nhập vào mắt.
- Là một thấu kính giúp mắt kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào võng mạc và đục thủy tinh thể.
- Giúp điều tiết khả năng tập trung cho mắt.
Kết mạc: Là một lớp màng mỏng phủ trên củng mạc; có chức năng tiết ra một số chất trong nước mắt, giúp duy trì sự ổn định và chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn vào giác mạc. Chức năng của kết mạc gồm:
- Giữ cho bề mặt trước của nhãn cầu luôn ẩm và trơn láng.
- Giữ cho bề mặt trong của mí mắt luôn ẩm và trơn; để mí mắt dễ dàng vận động, nhắm mở mà không gây ra ma sát hoặc kích ứng mắt.
- Bảo vệ mắt khỏi khói bụi, mảnh vụn và sự xâm nhập các vi khuẩn có hại vào mắt gây nhiễm trùng.
- Tiết ra một thành phần đặc biệt trong màng nhầy để giúp ngăn ngừa hội chứng khô mắt.
- Ngoài ra, kết mạc còn có nhiều mạch máu nhỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho mắt và mí mắt.
Mống mắt: Là một màng sắc tố bao quanh đồng tử quyết định màu sắc của mắt. Mống mắt có khả năng điều chỉnh kích thước của đồng tử, từ đó kiểm soát được lượng ánh sáng đi vào võng mạc, giúp bảo vệ võng mạc khỏi các tổn thương do ánh sáng quá mạnh gây ra.
Đồng tử: là một chấm nhỏ màu đen, nằm ở chính giữa của mống mắt, có khả năng điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt. Nhờ vào mống mắt mà đồng tử có khả năng co dãn và điều chỉnh được cường độ ánh sáng vào võng mạc. Từ đó, đồng tử sẽ giúp mắt điều tiết khả năng quan sát trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.
Cấu tạo bên trong

Thủy tinh thể: Là một lớp màng trong suốt nằm sau mống mắt, đóng vai trò như một thấu kính hội tụ của mắt. Thủy tinh thể giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc để tạo hình ảnh sắc nét cho chúng ta.
Võng mạc: là một màng mỏng ở đáy của nhãn cầu, nơi tập trung của rất nhiều tế bào cảm quan. Võng mạc đảm nhiệm vai trò tiếp nhận và phân tích các hình ảnh quang học thành các tín hiệu điện, rồi gửi lên não thông qua các dây thần kinh thị giác.
Như vậy qua bài này bạn đã biết được cấu tạo giải phẫu của mắt và cách mắt bạn hoạt động ra sao rồi đúng không. Nếu bạn có thắc mắc điều gì thì vui lòng comment bên dưới nhé. Hãy cho chúng tôi biết để nhận được sự tư vấn nhiệt tình và cụ thể nhé.
Để biết rõ hơn về cấu tạo chi tiết và các chức năng của mắt người, bạn có thể xem thêm các bài viết sau:
Tròng trắng (lòng trắng) của mắt
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm các vấn đề nghiêm trọng ở mắt, và cơ chế hoạt động của mắt người ra sao nhé.