Võng mạc là gì? Các bệnh lý võng mạc có thể bạn chưa biết

Có thể các bạn đều biết quá trình quan sát của chúng ta sẽ bắt đầu khi mắt bắt được nguồn sáng. Ánh sáng đi qua mắt sẽ được chuyển đổi thành các tín hiệu điện để gửi về não bộ. Thế nhưng bạn có biết bộ phận nào trong mắt thực hiện chức xử lý ánh sáng không? Đó chính là võng mạc – bộ phận nằm sâu bên trong cấu trúc mắt.

Võng mạc là gì?

Võng mạc là một lớp mô tế bào đặc biệt nằm tại mặt trong của nhãn cầu. Có rất nhiều lớp tế bào cùng cấu tạo thành võng mạc, trong đó có một lớp tế bào cảm quang chuyên biệt.

 

vong-mac-la-gi
Võng mạc là một lớp mô tế bào đặc biệt nằm tại mặt trong của nhãn cầu

Có hai loại tế bào cảm quang trong mắt người là tế bào hình que và tế bào hình nón: Các tế bào hình que giúp phát hiện ra các chuyển động cũng như phân biệt hai màu đen và trắng, đặc biệt chúng hoạt động hiệu quả trong môi trường ánh sáng yếu. Trong khi đó, các tế bào hình nón giúp xử lý màu sắc để não bộ có thể nhận diện được các màu khác nhau. Chúng hoạt động tốt nhất trong điều kiện môi trường có mức sáng trung bình đến rất sáng.

Các tế bào hình que nằm rải rác khắp võng mạc trong khi các tế bào hình nón lại tập trung ở vùng trung tâm võng mạc (điểm vàng). Điểm vàng chính là vùng nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung rất nhiều tế bào cảm quang để có thể thu nhận hình ảnh sắc nét và nhận biết màu sắc.

Chức năng của võng mạc

Các tế bào cảm quang tập trung tại giác mạc có nhiệm vụ bắt năng lượng ánh sáng và chuyển đổi chúng thành các tín hiệu thị giác đặc biệt. Sau đó, các dây thần kinh thị giác sẽ giúp vận chuyển các tín hiệu sinh hóa về não bộ [Xem mô tả tại đây].

Chức năng của võng mạc bắt ánh sáng và chuyển đổi chúng thành các tín hiệu thị giác đặc biệt

Não bộ có vùng thị giác ở phía sau vỏ não giúp giải mã các tín hiệu trên và chuyển chúng thành hình ảnh và nhận thức thị giác, giúp chúng ta nhận biết được vật thể.

Các bệnh lý ở võng mạc

Trên thực tế, võng mạc hoàn toàn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm. Khi mắt không được chăm só đúng cách, võng mạc của bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng dưới đây:

  • Thoái hóa điểm vàng [tiếng Anh: Macular degeneration] hay thoái hóa điểm vàng do lão hóa (Age-related Macular Degeneration hay AMD) là một vấn đề nhãn khoa phổ biến nhất hiện nay. Có đến hàng triệu người đang phải đối mặt với căn bệnh này. Hiện bệnh thoái hóa điểm vàng đang có xu hướng ảnh hưởng đến mắt của những người từ 40 tuổi trở lên.

 

vong-mac-la-gi
Thoái hóa điểm vàng là một vấn đề nhãn khoa phổ biến nhất hiện nay
  • Bệnh võng mạc đái tháo đường [hay còn gọi là bệnh võng mạc tiểu đường, tiếng Anh: Diabetic retinopathy]: là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường. Võng mạc đái tháo đường sẽ làm tổn thương nghiêm trọng hệ thống mạch máu đang nuôi dưỡng võng mạc, gây giảm thị lực thậm chí là mù lòa.
  • Phù hoàng điểm [tiếng Anh: Macular edema]: Khi điểm vàng của chúng ta tích tụ các chất dịch thì nó sẽ bị sưng lên, biến dạng và tệ hơn là làm mất thị lực vùng nhìn trung tâm. Các nguyên nhân dẫn đến phù hoàng điểm có thể bao gồm bệnh tiểu đường hoặc biến chứng hậu phẫu thuật thay thủy tinh thể.
benh-ly-cua-vong-mac
Phù hoàng điểm có thể gây ra mất thị lực vùng nhìn trung tâm
  • Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch [tiếng Anh là Central serous retinopathy (CSR) hoặc Central Serous Chorioretinopathy (CSCR)]: là một dạng bệnh nội nhãn khá phổ biến. Bệnh này khởi phát khi lớp thượng bì thần kinh võng mạc bị thoát ly thành thể dịch. Tầm nhìn của bệnh nhân thường sẽ bị méo mó, xuất hiện các đường sóng bất thường. Bệnh lý này thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị stress nặng và nam có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ.
  • Võng mạc tăng huyết áp [tiếng Anh: Hypertensive retinopathy] : Huyết áp cao mãn tính ở người có thể gây áp lực lên các mao mạch dưới võng mạc, lâu dần khi các mạch máu này bị vỡ thì bệnh nhân có thể phải đối mặt với các vấn đề thị lực nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc tăng huyết áp thường là bệnh cao huyết áp, béo phì, ít vận động, thừa muối, căng thẳng hoặc do gen di truyền.
benh-ly-cua-vong-mac
Võng mạc tăng huyết áp gây áp lực lên mao mạch lâu dần khi các mạch máu này bị vỡ
  • Tổn thương võng mạc do ánh mặt trời [Solar retinopathy]: Đây là tình trạng điểm vàng bị tổn thương do mắt phải nhìn trực tiếp ánh sáng mặt trời một thời gian đủ lâu. Tổn thương này có thể dẫn đến u xơ hoặc mù vĩnh viễn. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương giác mạc nghiêm trọng do xem nhật thực mà không bảo vệ mắt đúng cách. [Đọc thêm: Cách xem nhật thực không hại mắt]
  • Bong võng mạc: Bong võng mạc là hiện tượng võng mạc bị kéo ra khỏi lớp màng mạch bên dưới mắt. Lúc này võng mạc sẽ bị mất lượng máu nuôi dưỡng và cần được đưa đi cấp cứu, thực hiện phẫu thuật gắn võng mạc lại càng sớm càng tốt. Việc phẫu thuật chậm trễ có thể khiến thị lực của bệnh nhân bị mất một thời gian ngắn hoặc tệ hơn là mất hoàn toàn. [Đọc thêm về: bong võng mạc]
Bong võng mạc là hiện tượng võng mạc bị kéo ra khỏi lớp màng mạch bên dưới mắt

Khám mắt định kỳ để bảo vệ võng mạc

Nếu bạn muốn có thị lực tốt thì điều quan trọng nhất là phải giữ cho võng mạc hoạt động bình thường. Có rất nhiều bệnh lý nhãn khoa ảnh hưởng đến võng mạc mà không có dấu hiệu khởi phát nên bạn cần đi khám mắt để các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời.

Hãy đi khám mắt định kỳ để bảo vệ võng mạc

Dịch vụ khám mắt định kỳ thông thường có thể phát hiện sớm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng cùng các vấn đề phát sinh tại võng mạc. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cụ thể để bạn có thể khắc phục bệnh hoặc giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia võng mạc để nhận được tư vấn chuyên sâu, phẫu thuật sớm nếu cần thiết.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim