Tròng trắng mắt (Củng mạc) cấu tạo, chức năng và bệnh lý liên quan

Tròng trắng mắt là gì?

trong-mat-trang-cau-tao-chuc-nang
Tròng trắng mắt là phần màng cứng màu trắng bao quanh giác mạc

Tròng trắng mắt (tên khoa học: Sclera, còn gọi là củng mạc hay lòng trắng mắt) là phần màng cứng màu trắng bao quanh giác mạc. Trên thực tế, tròng trắng mắt chiếm tới hơn 80% diện tích của nhãn cầu, kéo dài từ giác mạc đến tận dây thần kinh thị giác và ra cả phía sau mắt. Chỉ một phần lòng trắng phía trước mắt là có thể nhìn thấy được.

Cấu tạo của tròng trắng mắt

trong-mat-trang-cau-tao-chuc-nang
Cấu tạo của tròng trắng mắt.

Tròng trắng mắt được cấu tạo từ các mô liên kết với nhau khá dày đặc và rất vững chắc, bao quang giác mạc. Các mô của tròng trắng liên kết với lớp chủ mô (stroma)[Chủ mô là lớp giữa của giác mạc, được cấu thành từ các phiến (các sợi collagen) xếp chồng lên nhau và các tế bào giác mạc. Chủ mô là một trong những thành phần chính của giác mạc vì nó chiếm tới 90% bề dày giác mạc] của giác mạc. Điểm nối giữa tròng trắng mắt và giác mạc được gọi là rìa giác mạc.

Thông thường, tròng trắng mắt có độ dày giao động từ 0.3 mm đến 1.0 mm. Nó bao gồm các sợi collagen mỏng được sắp xếp ngẫu nhiên thành từng bó không đều nằm xen kẽ nhau. Và chính điều này giúp cho nhãn cầu mắt của chúng ta trở nên khỏe khoắn và linh hoạt hơn.

Theo giải phẫu mắt, lòng trắng mắt thường có rất ít mạch máu chạy qua do đó nó có nguồn cung cấp máu rất hạn chế. Một vài mạch máu đi qua lòng trắng đến các tế bào khác nhưng nhìn tổng quan lại thì không đáng kể.

Trước hết, tròng trắng mắt (hay còn gọi là củng mạc) được nuôi dưỡng nhờ các mạch máu bên trong lớp thượng củng mạc. Thượng củng mạc là một lớp mô liên kết mỏng, lỏng lẻo nằm ở phía trên đỉnh của củng mạc và bên dưới lớp kết mạc trong suốt. Bạn có thể nhìn thấy được các mạch máu lớn của lớp thượng củng mạc xuyên qua lớp kết mạc trong suốt.

Nguồn nuôi dưỡng thứ hai cho lòng trắng mắt đến từ lớp bên dưới gọi là hắc mạc (choroid). Hắc mạc là lớp mạch máu của nhãn cầu nằm giữa tròng trắng mắt và võng mạc. Nhờ hai nguồn nuôi dưỡng trên mà tròng trắng mắt luôn khỏe mạnh để làm tốt vai trò của mình.

Chức năng của tròng trắng mắt

trong-mat-trang-cau-tao-chuc-nang
Các chức năng của tròng trắng mắt

Tròng trắng mắt có 3 vai trò chính:

  • Trước hết, tròng trắng mắt cùng với áp lực nội nhãn giúp duy trì hình dạng cầu nhãn cầu.
  • Thứ hai, nhờ có cấu tạo từ các sợi collagen vững chắc, tròng trắng cũng bảo vệ mắt khỏi những tổn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như rách mắt hoặc nứt vỡ do các tác động của ngoại lực.
  • Sau cùng, tròng trắng mắt cũng giúp cho các cơ ngoại nhãn kiểm soát chuyển động của đôi mắt.

Các bệnh lý liên quan đến tròng trắng mắt

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến tròng trắng mắt:

  • Vàng củng mạc (Scleral icterus)

trong-mat-trang-cau-tao-chuc-nang
Vàng củng mạc là hiện tượng lòng trắng mắt bị vàng

Vàng củng mạc là hiện tượng lòng trắng mắt bị vàng. Đây là một bệnh lý liên quan đến những người mắc bệnh về gan như viêm gan.

Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về hiện tượng này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng vàng của mắt chủ yếu diễn ra ở kết mạc chứ không hẳn là ở củng mạc. Vì thế, bệnh vàng củng mạc cũng thường được gọi là vàng kết mạc (icteric sclera).

Nguyên nhân của hiện tượng vàng củng mạc thường là do nồng độ bilirubin (một sắc tố màu vàng cam do gan tiết ra) trong huyết thanh tăng lên. Nếu lòng trắng mắt của bạn bị vàng, bạn nên kiểm tra máu để đo nồng độ bilirubin. Kết quả kiểm tra lượng bilirubin trong máu cũng có thể cho biết gan của bạn đang gặp vấn đề.

  • Bệnh xanh củng mạc (Blue sclera)

Bệnh xanh củng mạc là do củng mạc của bạn quá mỏng có thể nhìn xuyên qua

Như tên gọi của nó, bệnh lý này xảy ra khi phần tròng trắng mắt bị chuyển sang màu xanh.Thực ra màu xanh này không phải màu của củng mạc mà là màu của các mô ở hắc mạc (hắc mạc hay màng đệm là lớp màng mạch máu bao gồm các mô kết nối, vị trí nằm bên dưới củng mạc).

Nguyên nhân của hiện tượng xanh củng mạc là do củng mạc của bạn quá mỏng có thể nhìn xuyên qua, nên hoàn toàn có thể nhìn thấy màu xanh của các màng đệm ở bên dưới củng mạc. Hơn nữa, củng mạc và lớp màng đệm không tách nhau nên vô hình chung bạn sẽ thấy lòng trắng của mắt ngả qua màu xanh.

Hiện tượng xanh củng mạc cũng thường liên quan đến những căn bệnh di truyền như: giòn xương, hội chứng Marfan (tình trạng rối loạn các mô kết nối), hay tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

  • Viêm thượng củng mạc (Episcleritis)

Viêm thượng củng mạc là viêm lớp biểu mô nằm ở phía trên củng mạc và dưới kết mạc

Viêm thượng củng mạc là tình trạng viêm lớp biểu mô nằm ở phía trên củng mạc và dưới kết mạc. Đây là một bệnh tương đối phổ biến và lành tính, thường không ảnh hưởng nhiều đến thị lực.

Viêm thượng củng mạc gồm hai dạng là viêm thượng củng mạc nốt và viêm thượng củng mạc đơn thuần. Viêm thượng củng mạc nốt sẽ có các nốt đỏ và tình trạng biểu mô bị sưng phù nằm rải rác trên những vùng khác nhau của củng mạc. Còn với viêm thượng củng mạc đơn thuần, củng mạc sẽ xuất hiện các mạch máu giãn nở mà không có sự xuất hiện của các nốt đỏ.

Hiện nay, hầu hết các trường hợp viêm thượng củng mạc đều không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những người bị viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng, bệnh sốt phát ban, bệnh gút là nhóm người thường xuyên mắc viêm thượng củng mạc nhất.

Hầu hết, bệnh viêm thượng củng mạc sẽ tự khỏi trong vòng hai đến ba tuần. Tuy nhiên để giảm khó chịu cho mắt, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc nước mắt nhân tạo sát khuẩn.

  • Viêm màng cứng mắt/ viêm củng mạc (Scleritis)

Viêm củng mạc là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng

Đây là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng xảy ra ở cả lớp biểu mô bên trên và lớp màng cứng bên dưới củng mạc. Viêm màng cứng mắt làm cho mắt đỏ hơn và đau hơn so với viêm thượng củng mạc.

Khoảng một nửa trường hợp bị viêm củng mạc có liên quan đến một số bệnh có tính chất hệ thống như bệnh thấp khớp [THẤP KHỚP: là một loại rối loạn tự kháng mãn tính chủ yếu xảy ra ở các khớp chân tay. Thông thường hệ thống dịch của cơ thể sẽ chống lại tình trạng viêm nhiễm để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhưng khi bị rối loạn tự kháng, hệ thống miễn dịch lại tấn công các mô khỏe mạnh – cụ thể là các màng bao quanh khớp, dẫn đến hiện tượng sưng tấy, đau nhức thậm chí là làm biến dạng các khớp.

Thấp khớp cũng có thể gây ra tình trạng bỏng mắt, chảy mủ và khô mắt. Một số nghiên cứu còn cho biết viêm khớp có thể liên quan đến viêm màng bồ đào.].

Ban đầu, viêm màng cứng chỉ xuất hiện ở một vùng nhỏ trên tròng trắng mắt sau đó lan rộng ra toàn bộ các cơ mô liên quan. Người bị mắc bệnh viêm màng cứng nghiêm trọng sẽ bị đau mắt trong nhiều ngày liên tục và đau hơn khi chớp mắt.

Người bị viêm màng cứng nghiêm trọng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt và bị giảm thị lực, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, và tăng nhãn áp, thậm chí là dẫn đến mù lòa.

Bệnh này thường được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc nhóm thuốc Corticosteroid. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ sử dụng liệu pháp điều hòa miễn dịch để điều trị viêm màng cứng mắt.

Bệnh viêm màng cứng mắt có thể kéo dài mãn tính trong vài tháng hoặc vài năm trước khi thuyên giảm.

Nẹp củng mạc là gì?

Nẹp củng mạc là tên của một quy trình phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh bong võng mạc

Nẹp củng mạc (tiếng Anh là: Scleral Buckle) không phải là một bệnh lý liên quan đến củng mạc mà là tên của một quy trình phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh bong võng mạc.

Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một chiếc nẹp được làm bằng silicon, nhựa mềm hoặc cao su để nẹp lấy võng mạc. Dải nẹp này sẽ ép màng cứng hướng vào trong, về phía võng mạc bị tách ra, cho phép các mô võng mạc đang lỏng lẻo nằm sát vào thành trong của mắt.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng chất làm lạnh cường độ cao (cryopexy) hoặc chùm tia laser để gắn mô võng mạc vào thành nhãn cầu, giúp làm lành vết rách ở võng mạc và khắc phục được tình trạng bong võng mạc ở bệnh nhân. Nẹp củng mạc thường sẽ được tồn tại vĩnh viễn trong mắt bệnh nhân.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim