Như chúng ta đã biết, tầm nhìn mờ chủ yếu là do các tật khúc xạ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, số lượng người mắc các tật khúc xạ ngày càng tăng cao. Đây cũng chính là lý do chính khiến chúng ta phải tìm đến sự chăm sóc của các bác sĩ mắt. Nhưng khi ta nói rằng mắt chúng ta bị mờ vì có tật khúc xạ, điều đó thực sự có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể quan sát được mọi thứ xung quanh chúng ta là nhờ cơ chế khúc xạ ánh sáng của đôi mắt. Tật khúc xạ là một khiếm khuyết quang học, nó xảy ra khi việc khúc xạ ánh sáng của mắt gặp vấn đề, làm cản trở tầm nhìn rõ nét của mắt, khiến mọi thứ đều trở nên không rõ ràng.
Các tật khúc xạ chính bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị.
Các tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng kính mắt hoặc kính áp tròng. Ngoài ra, các tật khúc xạ còn có thể được điều trị vĩnh viễn bằng cách thực hiện phẫu thuật LASIK hoặc một số phẫu thuật điều chỉnh thị lực khác (gọi là phẫu thuật khúc xạ)
Contents
Ánh sáng đi vào mắt như thế nào?
Để có thể nhìn thấy, chúng ta cần phải có ánh sáng. Mặc dù chúng ta không hiểu một cách hoàn toàn các tính chất khác nhau của ánh sáng, nhưng chúng ta đã hiểu được cách mà ánh sáng dịch chuyển.

Một tia sáng có thể bị khúc xạ, phản xạ, bẻ gãy hoặc bị hấp thụ, tuỳ thuộc vào những môi trường khác nhau mà ánh sáng truyền qua.
Thí dụ như khi ánh sáng truyền qua môi trường nước hoặc qua thấu kính, đường truyền của nó sẽ bị bẻ gãy hoặc bị khúc xạ. Cấu tạo mắt của con người có một số đặc tính khúc xạ tương tự với nước hoặc thấu kính. Chúng có thể bẻ gãy chùm tia sáng thành những điểm tập trung chính xác tuyệt đối, cung cấp cho một tầm nhìn rõ nét.
Hầu hết các khúc xạ trong mắt xảy ra khi chùm tia sáng đi qua một lớp mô mỏng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu gọi là giác mạc. Chúng tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua để giúp mắt nhìn thấy các hình ảnh. Chiếc thấu kính tự nhiên này của mắt có khả năng bẻ gãy các tia sáng. Ngay cả màng nước mắt trên bề mặt mắt (thuỷ tinh thể) và chất lỏng bên trong mắt (thủy dịch) cũng đều có khả năng khúc xạ ở một mức độ nào đó.
Cơ chế hoạt động của mắt

Cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim.
Tương tự như vậy, mắt có hệ “thấu kính” bao gồm giác mạc và thủy tinh thể. Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để bạn nhìn thấy một vật nào đó.
Giống như việc khẩu độ của máy ảnh được sử dụng để điều chỉnh lượng ánh sáng cần thiết nhằm cung cấp hình ảnh rõ nét nhất, đồng tử của mắt cũng thực hiện chức năng tương tự. Kích thước của đồng tử mở rộng hay co hẹp điều khiển cường độ của chùm ánh sáng đi vào tới giác mạc, đảm bảo mức độ ánh sáng cần thiết để mắt lấy được những hình ảnh rõ nét nhất. Trong điều kiện ánh sáng kém, đồng tử mở rộng. Trong điều kiện ánh sáng tốt, đồng tử co lại.
Nguyên nhân của tật khúc xạ

Khả năng khúc xạ hoặc tập trung ánh sáng một cách chính xác trên võng mạc chủ yếu dựa vào ba đặc điểm giải phẫu mắt sau:
1. Chiều dài tổng thể của nhãn cầu;
2. Độ cong của giác mạc;
3. Độ cong của thuỷ tinh thể.
Độ dài nhãn cầu:
Nhãn cầu quá dài sẽ gây ra bệnh cận thị. Tia sáng (dữ liệu hình ảnh) thay vì hội tụ tại đúng võng mạc thì nó lại hội tụ ở trước võng mạc khiến người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật gần mắt mà không nhìn rõ vật ở xa. Ngược lại, nếu nhãn cầu quá ngắn khiến ánh sáng chưa được tập trung vào thời điểm mà nó đã tiếp xúc với võng mạc, hình ảnh của vật sẽ hội tụ sau nhãn cầu, gây ra viễn thị hoặc loạn thị.
Độ cong của giác mạc:
Nếu giác mạc cong bất thường, không hoàn hảo hình cầu, thì hình ảnh sẽ bị khúc xạ hoặc tập trung không đều. Điều đó làm cho thị lực bị móp méo, hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm. Đây chính là nguyên nhân của bệnh loạn thị. Thông thường, loạn thị hay đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.
Độ cong của thuỷ tinh thể:
Thuỷ tinh thể có hình dạng quá cong so với đến chiều dài của nhãn cầu và độ cong của giác mạc sẽ gây ra cận thị. Ngược lại, thuỷ tinh thể không đủ cong sẽ gây ra viễn thị.
Chẩn đoán và điều trị tật khúc xạ
Bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể xác định được loại và mức độ của tật khúc xạ bạn mắc bằng cách thực hiện một bài kiểm tra khúc xạ.
Điều này có thể được thực hiện với một thiết bị vi tính (máy đo khúc xạ tự động) hoặc với một dụng cụ cơ học gọi là phoropter. Bác sĩ sẽ di chuyển chiếc máy thấu kính phoropter trước mặt bạn. Bạn sẽ nhìn qua nó và cho bác sĩ biết lựa chọn thấu kính nào giúp bạn nhìn rõ nhất. Đó là cách mà bác sĩ tìm ra đơn thuốc mắt kính của bạn.
Thông thường, việc đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động sẽ được thực hiện bởi một người khác trong đội ngũ hỗ trợ bác sĩ chính, và sau đó bác sĩ mắt sẽ tinh chỉnh và xác minh lại kết quả bằng máy khúc xạ thủ công.

Việc đo khúc xạ của mắt có thể cho biết bạn có nhiều hơn một loại tật khúc xạ. Ví dụ, tầm nhìn mờ của bạn có thể là do cả cận thị và loạn thị. Bác sĩ mắt của bạn sẽ sử dụng kết quả khúc xạ để xác định đơn kính thuốc cho bạn.
Kính mắt và kính áp tròng được chế tạo với các đường cong chính xác để khúc xạ ánh sáng đến mức cần thiết để bù cho các tật khúc xạ và đưa ánh sáng hội tụ trên đúng trọng tâm của giác mạc, từ đó khắc phục được các tình trạng của bệnh cận thị, loạn thị và viễn thị.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chữa các tật khúc xạ với sự can thiệp của các phương pháp phẫu thuật điều chỉnh thị lực sử dụng kỹ thuật cao như LASIK. Phẫu thuật LASIK điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt bằng cách làm thay đổi hình dạng của giác mạc, để các tia sáng được bẻ gãy, hội tụ vào một điểm chính xác hơn trên võng mạc.