Giác mạc: Cấu tạo, chức năng và những vấn đề thường gặp

Bài viết này trình bày những điều cơ bản mà bạn nên biết về giác mạc – lớp thấu kính vô cùng quan trọng của mắt. 

Lưu ý: Một số hình ảnh thực tế về giác mạc được sử dụng để minh hoạ trong bài viết có thể gây khó chịu cho bạn. Hãy cân nhắc trước khi xem!

Giác mạc là gì?

nhung-dieu-co-ban-ve-giac-mac
Giác mạc là lớp màng trong suốt nằm ngay trước mống mắt và đồng tử

Giác mạc là lớp màng trong suốt nằm ngay trước mống mắt và đồng tử, đóng vai trò như một thấu kính tiếp nhận ánh sáng đi vào mắt.

Nhìn từ ngoài vào, giác mạc có đường kính ngang khoảng 12mm và đường kính dọc là 11mm làm cho giác mạc có dạng hơi giống như hình elip. Nhưng khi nhìn từ trong ra, giác mạc là một hình tròn hơi nhô ra trước với đường kính 11,7 mm – xấp xỉ khoảng 2/3 kích thước của một đồng xu.

Chiều dày ở trung tâm của giác mạc là khoảng 550 micron và mỏng dần về phía rìa của giác mạc.

Cấu tạo của giác mạc

Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm:

Biểu mô giác mạc

Là lớp ngoài cùng của giác mạc chứa từ 5-7 tế bào và có độ dày khoảng 50 micron – chiếm gần 10 % độ dày của toàn bộ giác mạc. Các tế bào biểu mô này liên tục được sản xuất và bong ra trong màng nước mắt của mắt, với chu kì là khoảng một tuần/ lần.

Lớp Bowman

Đây là một lớp màng trong suốt rất mỏng, dày khoảng 8 đến 14 micron và có cấu tạo dạng sợi rất chặt chẽ tạo thành lớp mô liên kết giữa biểu mô giác mạc và lớp nhu mô bên dưới.

Nhu mô

Dày khoảng 500 micron – chiếm khoảng 90% độ dày của giác mạc. Nó bao gồm 200 đến 300 bó sợi collagen xếp chồng, song song với nhau và song song với bề mặt của giác mạc. Các lớp này dàn trải khắp bề mặt của giác mạc với khoảng cách đồng đều nhau, giúp cho giác mạc luôn trong suốt để ánh sáng xuyên qua.

Màng descemet

Đây là lớp màng rất mỏng có độ dày tăng dần theo lứa tuổi, chừng 5 micron ở trẻ em và khoảng 15 micron ở người trưởng thành.

Lớp nội mô giác mạc

Đây là lớp trong cùng của giác mạc; tiếp giáp với phần thủy dịch mắt, giúp lấp đầy khoảng trống giữa mống mắt, đồng tử và giác mạc. Lớp nội mô thì chỉ có một lớp tế bào dày khoảng 5 micron. Hầu hết các tế bào nội mô là hình lục giác (sáu mặt), nhưng một số có thể có năm hoặc bảy mặt.

Chức năng giác mạc

Ngoài chức năng giống như một thấu kính giúp mắt kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào võng mạc và ngăn ngừa đục thủy tinh thể, giác mạc còn đóng vai trò điều tiết khả năng tập trung cho mắt (chiếm 65-75% khả năng tập trung của mắt).

nhung-dieu-co-ban-ve-giac-mac
Chức năng chính của giác mạc là giúp mắt kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào võng mạc

Hầu hết các tật khúc xạ cận thị, viễn thị và loạn thị – là do độ biến dạng hoặc mất đối xứng của giác mạc. Mặt khác, nguyên nhân gây ra lão thị là do thủy tinh thể bị lão hóa.

Ngoài ra mỗi bộ phận của giác mạc cũng có các chức năng chuyên biệt khác nhau:

Biểu mô giác mạc. Là nơi bám dính của màng nước mắt, giúp màng nước mắt trải đều khắp bề mặt nhãn cầu, do vậy lớp biểu mô giác mạc có vai trò rất quan trọng trong việc giữ ẩm cho đôi mắt, giúp duy trì thị lực sáng khỏe và ổn định.

Lớp Bowman. Có cấu tạo dạng sợi tương đối chặt chẽ, do vậy lớp bowman có khả năng ngăn cản các tổn thương cơ học (như các vết trầy xước, vết rách) ở biểu biểu mô xâm lấn vào chất nền stroma của giác mạc.

Nếu vết trầy ở giác mạc chỉ giới hạn ở lớp biểu mô bên ngoài thì thường lành khá nhanh chóng và không để lại sẹo; nhưng nếu các vết trầy xuyên qua được lớp Bowman, vào được tầng giác mạc thì có thể sẽ để lại sẹo đục vĩnh viễn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Nội mô giác mạc. Là lớp tế bào giúp duy trì hàm lượng chất lỏng, cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc. Do đó tổn thương nội mô có thể gây ra sưng (phù) mắt và ảnh hưởng đến thị lực cũng như sức khỏe giác mạc.

Các bệnh thường gặp ở giác mạc

Một số bệnh lý thường xuất hiện ở giác mạc bao gồm:

Đục rìa giác mạc (Arcus senilis)

Khi mọi người già đi, một vòng tròn hay một vòng cung màu trắng, xám hoặc xanh sẽ xuất hiện xung quanh rìa của giác mạc, được gọi là đục rìa giác mạc.

Các vòng tròn hoặc vòng cung này có phần viền ngoài sắc nét nhưng phần đường viền bên trong hơi mờ. Do đó, các dấu hiệu này thường không rõ ràng và không được nhiều người chú ý.

Ở những người lớn tuổi, đây là một vấn đề rất bình thường và không liên quan gì đến lượng cholesterol trong máu; nhưng nếu đục rìa giác mạc xảy ra ở các bệnh nhân dưới 40, rất có thể là dấu hiệu của tình trạng mỡ máu cao (nồng độ chất béo hoặc lipid trong máu cao bất thường).

 

nhung-dieu-co-ban-ve-giac-mac
Dấu hiệu của đục rìa giác mạc Arcus senilis

Rách giác mạc (Corneal abrasion)

Hay còn được gọi là trầy xước biểu mô giác mạc là tình trạng lớp biểu mô giác mạc bị trầy xước do dụi mắt, đeo kính áp tròng thường xuyên hoặc do các dị vật bay lạc vào mắt làm tổn thương giác mạc khiến thị lực bị giảm sút.

Rách giác mạc là tình trạng lớp biểu mô giác mạc bị trầy xước

Ngoài ra, rách giác mạc còn gây ra đau đớn, ngứa ngáy, sưng tấy cho mắt và có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt hay thậm chí là mù lòa nếu nếu vết rách đi sâu vào lớp tầng của giác mạc.

Chắp mắt (chalazion)

Là tình trạng mí mắt bị nổi nhọt và sưng tấy. Chắp mắt hình thành do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, làm cho các xơ ở lớp ngoài của mí mắt phát triển tạo thành các u nhọt. Theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời các u nhọt này có thể xâm lấn vào giác mạc, gây kích ứng, và có thể làm biến dạng giác mạc.

nhung-dieu-co-ban-ve-giac-mac-cua-mat
Dấu hiệu một chắp mắt đang phát triển trên mí mắt

Khô mắt

Mặc dù nguyên nhân gây khô mắt thường xảy ra do các tổn thương ở tuyến nước mắt và mí mắt, nhưng khô mắt có thể dẫn đến các tổn thương biểu mô giác mạc, khiến mắt khó chịu và gây ra các rối loạn về thị giác.

nhung-dieu-co-ban-ve-giac-mac-cua-mat
Hội chứng khô mắt làm cho mắt bị đỏ ngầu

Loét giác mạc

Loét giác mạc là một vấn đề nhiễm trùng giác mạc rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau đớn và để lại các vết sẹo đục trong giác mạc gây suy giảm thị lực vĩnh viễn.

Loạn dưỡng giác mạc

Loạn dưỡng giác mạc là tình trạng các mô trong giác mạc bị suy yếu và thoái hóa. Có tới hơn 20 loại loạn dưỡng giác mạc khác nhau nhưng phổ biến nhất là loạn dưỡng Fuchs – ảnh hưởng đến nội mô giác mạc, gây sưng tấy giác mạc, mờ mắt, nhạy cảm ánh sáng và các vấn đề khác.

Chứng loạn dưỡng giác mạc Fuch khiến tròng mắt bị đục

Viêm giác mạc do Acanthamoeba (Acanthamoeba keratitis)

Đây là một loại nhiễm trùng giác mạc rất nguy hiểm do vi khuẩn Acanthamoeba gây ra, có thể làm cho mắt thường xuyên đau nhức và gây suy giảm thị lực ở những người mắc phải.

Viêm giác mạc do Acanthamoeba là một loại nhiễm trùng giác mạc

Giác mạc hình chóp (Keratoconus)

Đây là tình trạng giác mạc bị biến dạng không có hình cầu như bình thường, mà lồi ra ngoài thành hình chóp; gây ra cận thị, loạn thị và phù nề giác mạc – ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Nhưng may mắn thay, hiện nay vẫn có một số phương pháp khắc phục được tình trạng này:

Giác mạc bị biến dạng nhô ra trước dẫn đến bệnh giác mạc hình chóp
  • Đối với các trường hợp nhẹ, các bệnh nhân có thể được chỉ định đeo các loại kính đặc biệt như các loại kính áp tròng cứng, kính hybrid hoặc kính Scleral để điều trị. Trong phần lớn các ca bệnh, giác mạc sẽ trở lại bình thường sau một vài năm.
  • Nhưng đối với các các trường hợp nghiêm trọng hơn, các bệnh nhân phải được phẫu thuật ghép giác mạc để hồi phục được thị lực.

Phình giãn giác mạc (corneal ectasia)

Đây là các biến chứng hiếm gặp trong phẫu thuật LASIK hoặc các phẫu thuật khúc xạ giác mạc khác. Giống như bệnh giác mạc hình chóp, phình giãn giác mạc là tình trạng giác mạc bị biến dạng gây suy giảm thị lực ở những người mắc phải.

 

Biến chứng sau phẫu thuật LASIk làm cho giác mạc mắt bị biến dạng

Viêm giác mạc do nấm (Fungal keratitis)

Đây cũng là một loại tổn thương viêm loét giác mạc nguy hiểm khác (giống như viêm giác mạc do Acanthamoeba). Viêm giác mạc do nấm, gây ra bởi sự xâm nhập của các loại nấm mốc vào lớp nhu mô hoặc nội mô của giác mạc. Vấn đề này thường xảy ra ở những người đeo kính áp tròng nhiều hơn so với những người không đeo kính hoặc đeo các loại kính gọng thông thường.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim