Thử tưởng tượng mới hôm qua thôi bạn còn nhìn mọi thứ rõ mồn một. Nhưng chỉ sau một chấn thương ở mắt mà vốn dĩ có thể ngăn ngừa được, thì đến hôm nay thị lực của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn không thể lái xe hay đọc sách báo được nữa rồi. Tới lúc này, bạn mới nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” thì đã quá muộn. Nếu như trước đó bạn đã đeo một chiếc kính bảo hộ mắt hay có những thói quen bảo vệ mắt tích cực thì có lẽ mọi thứ đã khác.
Trên thực tế, không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người không mấy lưu tâm đến vấn đề sức khỏe nhãn khoa trong khi đôi mắt lại đóng vai trò quan trọng trong mọi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.
Contents
Những nguyên nhân gây chấn thương mắt
Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân gây tổn thương mắt, chúng ta nên đọc sơ qua những số liệu liên quan đến đôi mắt.
- Cứ mỗi năm trên thế giới có khoảng 125.000 ca chấn thương mắt liên quan đến việc sử dụng sản phẩm gia dụng
- Cứ mỗi ngày có hơn 2000 người gặp tổn thương về mắt trong công việc
- Trên 20% những ca chấn thương mắt do công việc gây ra tình trạng mất thị lực vĩnh viễn hoặc tạm thời.
- Cứ 13 phút trôi qua, phòng cấp cứu lại tiếp nhận một ca tổn thương mắt liên quan đến tập luyện thể thao
- Hơn 40% các ca chấn thương mắt do chơi thể thao nằm trong nhóm tuổi từ 14 hoặc thấp hơn.
Theo Hiệp hội nhãn khoa Việt Nam, bạn có thể ngăn ngừa 90% những tổn thương này bằng việc sử dụng những loại kính bảo vệ mắt phù hợp.
Có rất nhiều tình huống có thể dẫn tới chấn thương mắt trong cuộc sống. Tựu trung lại, bạn có thể gặp chấn thương mắt trong công việc, trong sinh hoạt thường ngày hay khi chơi thể thao.

Trong quá trình lao động
Ở trường hợp thứ nhất, chấn thương mắt xảy ra trong quá trình lao động thì những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Mảnh kim loại, mảnh kính, mảnh nhựa đâm vào mắt
- Những phân tử bụi, cát, mùn cưa bay và mắt
- Tai nạn do công cụ lao động như cờ lê, tua-vít
- Tiếp xúc với các loại hóa chất như a-xít, xăng, dầu, dung môi
- Tiếp xúc với các loại bức xạ như tia cực tím, tia hàn điện
Trong sinh hoạt thường ngày
Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn hại cho đôi mắt. Ngoài ra còn có nhứng yếu tố dưới đây:

- Sử dụng dụng cụ uốn mi sai cách hoặc không đảm bảo vệ sinh
- Dùng mascara và những loại mỹ phẩm kém chất lượng khác
- Dùng kính áp tròng sai cách
- Sử dụng các dụng cụ làm vườn hay máy cắt cỏ
- Bị các loại dây thun chằng hàng hóa văng vào mắt
- Ngã té, va đập mạnh vào tường
- Bị nút bật của chai rượi văng vào mắt
- Dùng đồ chơi có bìa hay cạnh bén, nhọn
- Không đeo kính khi xem nhật thực
Khi chơi thể thao
Bạn hoàn toàn có thể bị những chấn thương mắt khi dùng các dụng cụ tập luyện, các loại bóng hay gậy vợt khác nhau. Ngoài ra, tác động từ các phân tử cát, bụi hoặc tia cực tím từ mặt trời có thể dẫn đến tổn thương mắt. Bên cạnh đó, rủi ro chấn thương mắt cũng tiềm ẩn khi bạn chơi pháo hoa hay môn súng bắn sơn, tập trận bắn đạn giả mà không mang đủ dụng cụ bảo hộ.

Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản là bạn có thể ngăn chặn những tổn thương mắt trong công việc, khi ở nhà, hay khi chơi thể thao. Lưu ý thêm là nếu bạn mất tập trung trong khi làm bất cứ việc gì thì đều có thể vô tình làm tổn thương đôi mắt bạn. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế làm nhiều việc cùng một lúc với các dụng cụ hay vật thể ở cự li quá gần với mắt bạn. Và hãy luôn mang các loại kính bảo vệ, kính chơi thể thao nhằm đảm bảo sự an toàn cho đôi mắt trong tình huống cần thiết nhé!
Các loại pháo gây nguy hiểm cho đôi mắt và cơ thể bạn như thế nào?

Các loại pháo (gồm pháo hoa và pháo nổ, pháo sáng và pháo giấy) luôn được dùng vào các dịp đặc biệt như vào đêm giao thừa, đám cưới, lễ quốc khánh hay các dịp bóng đá. Vào những ngày này, người dân thường hay mua pháo về đốt để vui chơi và ăn mừng. Tuy nhiên, các loại pháo hoa và pháo nổ, pháo sáng hay thậm chí là pháo giấy cũng là các tác nhân dẫn tới nhiều loại tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt là ở vùng mắt, đầu, tai, mặt và bàn tay.
Theo báo cáo năm 2019 “Tết Kỷ Hợi, số ca cấp cứu do pháo nổ tăng trên 40% so với năm ngoái”. “Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận nhiều ca cấp cứu do pháo. Chỉ trong ngày 30 Tết, bệnh viện đã cấp cứu 8 bệnh nhân, hầu hết có các thương tích ở mắt, tay, có trường hợp mù vĩnh viễn và bỏng nặng toàn thân”. (Trích Nguồn: Báo Lao Động)
Các số liệu trên cho thấy nguy cơ pháo nổ gây tổn thương đối với mắt bạn rất lớn. Vì vậy bạn hãy chú ý bảo vệ mắt bạn khi tham gia trong các dịp đặc biệt nhé.
Cách xử lý khi bị tổn thương ở mắt

Việc đầu tiên bạn cần làm là liên hệ với bác sỹ ngay lập tức. Hầu hết các bác sỹ mắt đều có các số điện thoại cá nhân để bạn liên hệ khi gặp tai nạn ngoài giờ hành chính hay vào cuối tuần. Tùy vào tính huống, bác sỹ sẽ khuyên bạn rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối vô trùng trước khi đến phòng mạch. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Nếu bạn mang kính áp tròng, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để biết bạn có phải tháo lens ra hay không. Nếu công việc của bạn có tiếp xúc với hóa chất, chỗ làm việc của bạn nhất định phải có khu vực riêng để rửa mắt. Nhớ là hãy rửa trong vài phút để lấy sạch hết các loại hóa chất có thể còn tồn đọng xung quanh mắt. Bạn hay bất kì ai chỉ có một đôi mắt để dùng thôi, vì vậy hãy yêu thương và chăm sóc chúng cẩn thận nhé!
Một chiếc kính bảo vệ mắt tốt cần đạt những tiêu chuẩn gì

Để bảo vệ đôi mắt khỏi những tổn thương không đáng có, hãy mang kính bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao. Bạn nên chọn loại kính có khung kính được kiểm định đạt chất lượng an toàn để sử dụng. Bên cạnh đó, tròng kính phải làm từ nhựa polycarbonate do loại nhựa này có thể kháng được tác động lực từ bên ngoài khá hiệu quả. Nếu bạn phải làm việc nhiều ngoài trời, bạn nên mua các loại tròng kính thay đổi màu theo ánh sáng. Loại tròng kính này sẽ sáng hơn khi mang trong nhà và tối hơn khi mang ngoài trời đồng thời cũng được làm từ nhựa polycarbonate.
Hãy đọc thêm về kính bảo vệ cho mắt và kính mắt chuyên dụng chơi thể thao để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Chúc bạn luôn biết cách bảo vệ đôi mắt mình khỏe mạnh mỗi ngày.