Bước đầu tiên để có thể xác định được loại kính áp tròng nào là phù hợp nhất dành cho bạn khi mắc phải bệnh giác mạc hình chóp (Keratoconus) là đi khám mắt toàn diện và tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia nhãn khoa.

Nhìn chung, hiện nay loại kính áp tròng scleral được xem là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho người bị bệnh giác mạc hình chóp bởi chúng mang lại sự vừa vặn, thoải mái và cải thiện thị lực rất tốt cho bệnh nhân.
Mặt khác, kính áp tròng scleral có đường kính lớn hơn so với kính áp tròng cứng thấm khí (GP) thông thường, do đó chúng có khả năng bao phủ khắp các vùng tương đối lớn của phần giác mạc bị méo mó, đồng thời loại bỏ đáng kể được tật loạn thị không đều cùng một số tật khúc xạ khác do bệnh keratoconus gây ra.
Ngoài ra, khi được đeo đúng cách, các điểm tiếp xúc của kính áp tròng scleral sẽ mang lại cho mắt bạn sự vừa vặn ổn định hơn và ít có khả năng bị lệch ra khỏi mắt trong khi bạn chơi thể thao và các hoạt động thể chất khác.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng keratoconus mà mỗi người sẽ có lựa chọn loại kính tiếp xúc khác nhau. Trong một số trường hợp nhất định, kính áp tròng GP (Gas Permeable Contact Lenses) thông thường có thể là một giải pháp tốt hơn, đặc biệt nếu người đeo gặp khó khăn trong việc lắp và tháo kính scleral.

Một lựa chọn lý tưởng khác dành cho chứng giác mạc hình chóp mức độ từ nhẹ cho đến trung bình là sử dụng kính áp tròng Hybrid. Loại kính này thường có vùng trung tâm thấm khí cứng, được bao quanh bởi vùng bên ngoài được làm bằng vật liệu kính áp tròng silicone hydrogel. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có một số loại kính áp tròng mềm có thể tùy chỉnh được thiết kế để điều chỉnh cho tật loạn thị gây ra do keratoconus.
Sau cùng, bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp loại kính sát tròng tốt nhất cho mắt của bạn. Chúc bạn thành công.