Bạn đeo kính râm đã lâu nhưng bạn có chắc hiểu hết về loại kính này không? Thử làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu rõ hơn về loại kính thú vị có thể chống được tia UV này nhé!
Contents
1. Kính râm có giá tiền cao hơn sẽ có khả năng chống tia UV tốt hơn ?
Đúng
Sai Vì giá của kính râm không liên quan gì đến chỉ số chống tia UV của kính. Khả năng chống tia UV của kính chỉ phụ thuộc vào chất liệu làm tròng kính và các lớp phủ đặc biệt bổ sung trên tròng. Do vậy một số loại kính giá rẻ vẫn sẽ có khả năng chống tia UV cao như các loại kính râm đắt tiền nếu được sản xuất đúng quy cách.
Để mua được một chiếc kính râm chất lượng ngăn chặn được 100% tia UV, khi chọn mua kính, bạn nên tìm những chiếc có nhãn kiểm định chống 100% tia UV.
2. Trẻ em thì không cần kính râm, vì mắt của trẻ có khả năng chịu được tia cực tím và ánh sáng chói tốt hơn so với người lớn
Đúng
Sai Trẻ em vẫn cần phải đeo kính râm khi ra ngoài, giống như người lớn chúng ta!
3. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím trong mặt trời có thể gây ra mộng thịt và mộng mỡ mắt
Đúng Đọc thêm về mộng thịt và mộng mỡ mắt
Sai
4. Ở quá lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ gây ra đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Đúng Đọc thêm về Đục thủy tinh thể, đọc thêm về thoái hóa điểm vàng
Sai
5. Đối với những người sống trên các vùng núi cao, vùng Tây Bắc sẽ có nguy cơ phơi nhiễm bức xạ cực tím cao hơn so với những người ở đồng bằng và các vùng trũng thấp, có đúng không?
Đúng Nguy cơ bạn tiếp xúc với tia cực tím cũng phụ thuộc thuộc vào độ cao địa lý (so với mực nước biển) và càng lên cao cường độ tia cực tím trong mặt trời sẽ lớn hơn. Vì càng lên cao, bầu khí quyển của Trái Đất sẽ mỏng hơn, do vậy khả năng ngăn chặn các tia bức xạ mặt trời của tầng ozon sẽ làm việc kém hiệu quả hơn. Theo cục khí tượng và thủy văn quốc gia cứ lên cao 300m cường độ tia UV sẽ lớn hơn khoảng từ 4-5%.
Sai
6. Không cần phải đeo kính trong những ngày âm u nhiều mây
Đúng
Sai Vì tia UV là các bức xạ vô hình có mức năng lượng rất cao, do vậy có thể dễ dàng xuyên qua tầng mây và lớp sương mù gây hại cho mắt bạn.
7. Các loại tròng kính có màu tối hơn sẽ có khả năng chống tia cực tím cao hơn so với các loại sáng màu?
Đúng
Sai Tròng kính màu tối chỉ giúp mắt bạn giảm độ chói khi tiếp xúc với ánh sáng ở cường độ lớn, chứ không ảnh hưởng gì đến chỉ số chống tia UV của kính. Vì khả năng chống tia UV của kính chỉ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ tia cực tím của tròng kính và các lớp phủ bổ sung trên tròng không liên quan gì đến màu sắc.
8. Các tia ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy được (High-energy visible light – HEV, hay còn được là ánh sáng xanh) là một loại bức xạ cực tím?
Đúng
Sai Ánh sáng xanh cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và đục thủy tinh thể. Do vậy, vấn đề trên là một lầm tưởng mà rất nhiều người hay mắc phải.
Tuy nhiên, sự thực không phải là vậy, ánh sáng xanh hay tia HEV là các tia năng lượng cao, nằm trong phạm vi quang phổ ánh sáng khả kiến có thể nhìn thấy được, do đó nó không phải là một loại bức xạ cực tím.
Và các tia HEV này cũng có rất nhiều trong mặt trời vì thế nên hiện nay hầu hết loại kính râm đều được tích hợp thêm khả năng chống ánh sáng xanh.
9. Chỉ những người có tròng mắt sáng màu mới cần đeo kính râm còn những người có tròng mắt màu tối thì không cần đeo, bởi vì ở những người này có nhiều sắc tố bảo vệ mắt tự nhiên hơn, đúng hay sai?
Đúng
Sai Mặc dù những người có màu mắt tối sẽ ít hấp thụ tia cực tím hơn, tuy nhiên những người này vẫn có thể bị các tổn thương về mắt khi tiếp xúc dù chỉ là một lượng nhỏ tia cực tím. Do đó, dù có màu mắt nào thì bạn cũng nên đeo kính râm mỗi khi ra ngoài trời nhé.
10. Tròng kính râm màu nâu có thể đem lại cho người đeo những hình ảnh chân thực và sắc nét hơn so với các tròng kính màu khác?
Đúng
Sai Vì tròng kính màu xám mới được xem là màu trung tính và ít làm sai lệch về màu sắc của hình ảnh nhất khi đeo.
11. Nếu chúng ta đang đeo một chiếc kính râm chất lượng có khả năng ngăn chặn 100% tia UV, thì chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào mặt trời. đúng hay sai?
Đúng
Sai Đừng nhìn trực tiếp vào mặt trời ngay cả khi bạn đang đeo kính, vì các tia bức xạ trong mặt trời vẫn có thể xuyên qua được tròng kính, tác động và gây tổn thương đến võng mạc cũng như là mắt của bạn.
12. Lớp phủ chống chói thường được phủ lên mặt sau của tròng kính để hạn chế các phản xạ gây chói khi mặt trời ở phía sau bạn, đúng vậy không?
Đúng Khi mặt trời ở sau lưng bạn các tia sáng mặt trời sẽ phản chiếu đến bề mặt sau của tròng kính và dễ dàng lọt vào mắt hơn so với khi phủ lớp chống chói ở bề mặt trước, gây khó chịu và mỏi mắt hơn. Vì vậy lớp phủ chống chói chỉ nên được sử dụng cho bề mặt sau của tròng kính để giúp loại bỏ được các vấn đề “tán xạ ngược” tốt hơn.
Sai
13. Chỉ số bức xạ UV chỉ đơn thuần là các thông số đo lường trên thang điểm từ 1-10, do các các nhà sản xuất kem chống nắng nghĩ ra vào những năm 1970, để thu hút khách hàng mua các sản phẩm chống nắng của họ, đúng không?
Đúng
Sai Chỉ số tia UV được phát triển bởi dịch vụ thời tiết quốc gia và cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ vào năm 1997, dựa trên một chỉ số tương tự đã ra đời khoảng 2 năm trước đó ở Canada.
Chỉ số UV là các thông tin rất quan trọng giúp cung cấp cho bạn các ước tính về cường độ và mức độ nguy hại của tia UV trong mặt trời mỗi ngày, để dựa vào đó mà có thể lập ra kế hoạch hoạt động ngoài trời tốt nhất, hạn chế và ngăn ngừa tối đa nguy cơ cơ thể tiếp xúc với các tia có hại trong mặt trời.
Ngoài ra, chỉ số tia UV trong mặt trời được đo trên thang điểm từ 1(rủi ro cực thấp) đến 11+(rủi ro cực cao), chứ không phải thang điểm 10 đâu nhé!
14. Trên bảng đo chỉ số UV, mức độ UV thấp nhất sẽ được biểu hiện màu xanh lá cây, đúng vậy không?
Đúng Ngoài ra, trên bảng đo chỉ số UV sau màu xanh lá cây sẽ là màu vàng, tiếp đến là màu cam, màu đỏ và cuối cùng sẽ là màu tím biểu thị mức độ rủi ro cực cao nhất 11+
Sai
15. Nếu đã đeo kính áp tròng chống tia UV thì sẽ không cần đeo kính râm nữa ?
Đúng
Sai Vì kính áp tròng chống tia UV chỉ có khả năng bảo vệ được một phần mắt của bạn – các bộ phận nằm sau tròng kính, còn các mô xung quanh thì sẽ không được bảo vệ và vẫn sẽ có nguy cơ bị các tổn thương rất nghiêm trọng do phơi nhiễm với các tia cực tím, khi cường độ bức xạ trong mặt trời quá cao.
16. Một số loại thuốc có thể làm cơ chúng ta nhạy cảm với ánh sáng, khiến cơ thể hấp thụ tia UV nhiều hơn bình thường và làm tăng các thương tổn do tia UV gây ra, đúng hay sai?
Đúng Một số loại thuốc, chẳng hạn như Diphenhydramine được tìm thấy trong thuốc kháng histamin Benadryl, thuốc tetracycline, thuốc trị sốt rét, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các loại thuốc trị mụn và một số loại thuốc chống trầm cảm nhất định, có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể bạn với bức xạ UV… Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc khác cũng gây ảnh hưởng tương tự. Chính vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi uống bất kỳ loại thuốc gì.
Sai
Hãy thử kiểm tra xem bạn trả lời đúng được bao nhiêu câu rồi. Comment bên dưới cho chúng tôi biết nhé!