Phương pháp điều chỉnh các tật khúc xạ bằng kính áp tròng là một phương pháp cải thiện thị lực có hiệu quả hơn nhiều so với chỉ đeo kính gọng thông thường. Vậy nên kính áp tròng hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến.
Nhưng độ tuổi nào thì có thể đeo kính áp tròng được? Đeo kính áp tròng cho trẻ em có an toàn không? Đây có lẽ là những câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi nói đến vấn đề điều chỉnh tật khúc xạ cho trẻ nhỏ. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn.
Contents
Bao nhiêu tuổi thì mới có thể đeo được kính áp tròng?
Hiện nay, không có bất kỳ quy định hoặc khuyến cáo nào về độ tuổi tối thiểu để đeo được kính áp tròng. Về mặt thể chất, mắt của trẻ em có thể chịu được kính áp tròng ở độ tuổi rất nhỏ. Thậm chí, một số trẻ sơ sinh vẫn có thể được đeo lens để điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc các tình trạng mắt khác sau khi sinh.

Trong một nghiên cứu gần đây, liên quan đến tác động của kính áp tròng dùng một lần đối với mắt trẻ nhỏ bị cận thị ở độ tuổi từ 8-11 tuổi, cho thấy hơn 90% trẻ em có thể tự đeo kính và tháo kính áp tròng ra khỏi mắt mà không cần trợ giúp từ cha mẹ. Đồng thời kính áp tròng không gây ra vấn đề gì cho mắt trẻ sau một vài ngày sử dụng.
Nếu bạn đang cân nhắc cho con bạn sử dụng kính áp tròng, thì cần theo dõi xem cháu có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ phòng ngủ và phòng tắm sạch sẽ hay không? Cháu có thường xuyên làm việc nhà hoặc các bài tập về nhà trên trường mà không cần nhắc nhở hay không? Và quan trọng nhất hãy nghĩ kỹ xem nếu được đeo kính áp tròng con bạn sẽ luôn có ý thức ngâm rửa và bảo quản kính cách đúng cách được không?
Nếu con bạn không đáp ứng đủ các yêu cầu trên, thì tuyệt đối đừng cho trẻ đeo kính áp tròng nhé. Vì đeo kính áp tròng cũng đòi hỏi trẻ phải có trách nhiệm vệ sinh và bảo quản lens thật kỹ, nếu không thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt. Bạn cũng đừng vội, hãy đợi khi trẻ đủ lớn và có đủ trách nhiệm hơn đối với bản thân mình thì mới cho trẻ đeo.
Nhưng nếu con bạn đáp ứng đủ những yêu cầu trên thì bạn có thể hoàn yên tâm khi cho trẻ đeo kính áp tròng. Thực tế, mắt trẻ em thường thích nghi tốt hơn với kính áp tròng và khi đeo lens trẻ cũng ít bị khô mắt hơn so với người lớn.
Hơn thế nữa, các bạn nhỏ đôi khi thường tiếp thu và tuân thủ theo chỉ dẫn đeo kính áp tròng đúng cách tốt hơn so với thanh thiếu niên và thậm chí một vài người lớn. Vì vậy trong quá trình đeo kính tiếp xúc, trẻ nhỏ thường ít gặp rắc rối hơn so với các độ tuổi khác.
Kính áp tròng giúp trẻ chơi thể thao thoải mái hơn
Đối với những bạn nhỏ năng động thích tham gia vào các hoạt động thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, thì kính áp tròng sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn đáng kể, so với việc đeo kính gọng thông thường.

Nếu con bạn đeo kính thể thao – ngay cả với loại tròng kính polycarbonate – thì khi chơi nếu bị va đập quá mạnh, tròng kính vẫn sẽ có nguy cơ bị vỡ và các mảnh chai có thể xuyên vào mắt, gây chấn thương.
Thêm vào đó, các loại kính mắt thể thao thông thường, đôi lúc còn có thể bị mờ khi thi đấu, ảnh hưởng đến thị lực và khả năng của các vận động viên nhỏ tuổi.
Nhưng đối với kính áp tròng thể thao thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Qua nhiều nghiên cứu cải tiến, hiện nay kính áp tròng thể thao có thể loại bỏ được hầu hết các vấn đề trên. Ngoài ra còn giúp trẻ có tầm quan sát tốt hơn, với thị lực ngoại vi mở rộng hơn; nhờ đó cho mà con bạn có thể phản ứng nhanh hơn với các vật thể động như bóng bàn hoặc bóng đá …
Hơn thế nữa, Kính áp tròng thể thao thường sẽ có xu hướng ôm sát vào bề mặt của tròng mắt, nên cho dù con bạn có vận động mạnh đến đâu đi chăng nữa kính vẫn sẽ không bị rơi ra. Giúp thị lực ổn định và chính xác hơn
Khi sử dụng kính áp tròng, đặc biệt là loại kính thấm khí (GP), sẽ giúp mang lại hình ảnh sắc nét chân thực hơn, từ đó cải thiện được khả năng chơi thể thao của các bạn nhỏ.
Ví dụ, nếu con bạn là một thủ môn bóng đá, đeo kính áp tròng có thể giúp cháu nhìn thấy quả bóng sớm hơn vài mili giây, từ đó bắt gọn được quả bóng trong tay.
Lens áp tròng giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống
Đeo kính sát tròng là một cách có thể giúp trẻ tự tin và thoải mái hơn với diện mạo bên ngoài của mình, giúp các bạn nhỏ đạt được nhiều thành tích cao hơn trong học tập và tăng thêm các mối quan hệ xã hội.
Trong một nghiên cứu gần đây, được tiến hành trên 169 trẻ em đeo kính gọng theo toa và sau đó được chuyển sang đeo lens tiếp xúc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đeo kính áp tròng có thể cải thiện đáng kể sự tự tin của trẻ em trong học tập, vui chơi và khi tham gia vào các hoạt động xã hội.

Trong số những người tham gia nghiên cứu, 71,2% trẻ em từ 8 đến 12 tuổi và 78,5% thanh thiếu niên cho biết họ thích đeo kính áp tròng hơn các loại kính có gọng.
Trong một nghiên cứu khác; tiến hành trên 484 trẻ em từ 8 đến 11 tuổi, được chỉ định ngẫu nhiên đeo kính mắt hoặc kính áp tròng trong thời gian ba năm. Vào cuối cuộc nghiên cứu, các điểm số khảo sát đã cho thấy rằng sự tự tin và khả năng giao tiếp xã hội ở những bé được đeo kính áp tròng sẽ cao hơn so với các bé đeo kính gọng thông thường Vào cuối cuộc nghiên cứu, các điểm số khảo sát đã cho thấy rằng sự tự tin và khả năng giao tiếp xã hội ở những bé được đeo kính áp tròng sẽ cao hơn so với các bé đeo kính gọng thông thường.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng khi bạn cho con bạn sử dụng kính áp tròng, nếu con bạn không thích ứng được với kính, hoặc không có trách nhiệm rửa sạch và bảo quản kính áp tròng đúng cách, bạn cần yêu cầu cháu lại đeo kính cận nhé. Hãy đợi đến một thời gian khác thích hợp hơn mới cho trẻ thử đeo lens trở lại.
Phòng tránh tăng độ cận ở trẻ em nhờ kính áp tròng
Trên thực tế, một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng kính áp tròng thấm khí GP và kính áp tròng mềm đa tiêu cự (Multifocal contacts) có thể giúp hầu hết trẻ nhỏ không bị tăng độ cận (tăng phẩy).
Ngoài ra, phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí Orthokeratology (hay “Ortho-k”) đã được chứng minh là hiệu quả khi điều chỉnh cận thị ở trẻ em. Kỹ thuật này sử dụng loại tròng kính thấm khí cứng được thiết kế đặc biệt để sử dụng vào ban đêm, giúp nhẹ nhàng định hình lại giác mạc của con bạn trong khi ngủ. Và vào buổi sáng, khi kính được tháo ra Ortho-k cho phép trẻ bị cận thị vẫn có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính vào ban ngày.

Tuy nhiên, phương pháp điều chỉnh cận thị ortho-k chỉ được xem là một giải pháp cải thiện thị lực tạm thời.
Gần đây, các nhà nghiên cứu ở New Zealand đã phát minh ra loại kính áp tròng mềm “dual-focus” (kính áp tròng tiêu cự kép) có thể làm chậm quá trình cận thị ở trẻ em từ 11 đến 14 tuổi, hiệu quả hơn nhiều so với kính áp tròng mềm thông thường.
Kính áp tròng tiêu cự kép là loại kính có thiết kế đặc biệt có vùng quang học trung tâm dày có khả năng điều chỉnh hoàn toàn tật cận thị và được bao quanh bởi các rìa có ít khả năng điều chỉnh hơn. Do đó giúp lens tiêu cự kép có thể làm giảm sự kéo dài của nhãn cầu khi còn nhỏ, trì hoãn được quá trình phát triển cận thị.
Theo nghiên cứu, trong suốt 20 tháng, các tròng kính tiêu cự kép đã làm giảm tiến triển cận thị từ 30% trở lên ở 70% trẻ em tham gia nghiên cứu. Đồng thời lens sát tròng tiêu cự kép giúp mắt có khả năng nhìn tốt và sắc nét hơn so với kính áp tròng thông thường.
Mặc dù, loại tròng kính đa tiêu cự được sử dụng trong nghiên cứu trên vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận của FDA để đưa ra thị trường. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các thiết kế kính áp tròng mới và nay mai, hứa hẹn sẽ sớm được các bác sĩ mắt áp dụng để giảm tiến triển cận thị ở trẻ em.