Xuất huyết tiền phòng (Hyphema) là một trong những vấn đề về mắt xảy ra phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, nguyên nhân nào gây ra Hyphema và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng Eyelight Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Contents
Xuất huyết tiền phòng (Hyphema) là gì?
Thông thường, khi chúng ta nhìn thấy trong mắt xuất hiện cục máu, điều này là do một mạch máu nhỏ ở mắt bị vỡ ra, khiến một phần hoặc toàn bộ lòng trắng của mắt (màng cứng) có màu đỏ tươi như máu. Tình trạng này được gọi là xuất huyết dưới kết mạc. Mặc dù thoạt nhìn chúng có vẻ trông đáng sợ, nhưng thường vô hại, không gây đau đớn và có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đơn giản, chẳng hạn như hắt hơi hoặc ho.

Tuy nhiên, đối với bệnh xuất huyết tiền phòng (hay hyphema) thường dẫn đến các vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn. Căn bệnh này xảy ra khi máu tích tụ lại ở khoang trước của mắt. Đây là khoảng không gian giữa giác mạc và mống mắt có chứa một loại chất lỏng trong suốt là thủy dịchThủy dịch: là chất lỏng trong suốt được tiết ra bởi thể mi, nằm trong các khoang tiền phòng (giữa giác mạc và mống mắt) và hậu phòng (giữa mống mắt và thể thủy tinh) của mắt. Chất lỏng này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực nội nhãn (nhãn áp), giúp mắt giữ được hình dạng cầu căng. Ngoài ra, thủy dịch còn cung cấp dưỡng chất cho giác mạc và thể thủy tinh, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi mắt bằng cách liên tục chảy qua các khoang trước và sau.. Chính vì điều này mà Hyphema còn được gọi với cái tên xuất huyết tiền phòng.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh xuất huyết tiền phòng sẽ được đánh giá dựa trên lượng máu tích tụ bên trong mắt. Cụ thể là:
- Cấp độ 0: thường không nhìn thấy được máu tụ, nhưng có thể thấy các tế bào hồng cầu trong khoang trước của mắt thông qua kiểm tra bằng kính hiển vi.
- Cấp độ 1: tụ máu ít hơn 1/3 phía dưới của tiền phong mắt
- Cấp độ 2: tụ máu tăng lên từ 1/3 đến 1/2 của tiền phong mắt
- Cấp độ 3: tụ máu hơn một nửa ở tiền phong mắt
- Cấp độ 4: tụ máu toàn bộ ở khoang trước của mắt. Nếu máu có màu đỏ tươi sẽ được gọi là hyphema toàn phần.
Nhìn chung, tình trạng Hyphema ở cấp độ càng cao thì nguy cơ mất thị lực và tổn thương mắt lâu dài càng lớn. Đặc biệt, nếu mắt bị tụ máu màu đỏ sẫm hoặc đen có thể làm giảm sự lưu thông của thủy dịch và lượng oxy trong khoang trước của mắt.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh Hyphema

Ngoài triệu chứng xuất hiện máu tụ trong mắt, Hyphema cũng có thể gây ra các vấn đề sau:
- Nhìn mờ hoặc méo hình
- Đau mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Đau đầu
Các tình trạng như đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và đau đầu có khả năng cao xảy ra nếu xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp (IOP).
Nguyên nhân nào gây ra xuất huyết tiền phòng ?
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh Hyphema là do chấn thương ở mắt. Chính vì thế, khi gặp phải chấn thương gây bầm mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trong một số trường hợp nhất định, chấn thương nhãn cầu có thể xảy ra sau khi bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật mắt, bao gồm cả phẫu thuật đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, điều này là tương đối hiếm gặp.
Ngoài ra, xuất huyết tiền phòng cũng có thể xảy ra một cách tự phát, đặc biệt ở những người đang sử dụng thuốc chống đông máu (như warfarin hoặc aspirin), hoặc mắc phải tình trạng rối loạn đông máu (bệnh ưa chảy máu). Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hyphema tự phát, cũng như sự phát triển của các khối u bên trong mắt (u ác tính ở mắtU ác tính ở mắt: U ác tính ở mắt, hay còn gọi là ung thư mắt, là tình trạng các tế bào trong mắt phát triển bất thường và không kiểm soát, tạo thành khối u có khả năng xâm lấn các mô xung quanh và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Mặc dù ung thư mắt là bệnh hiếm gặp, nhưng nó có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.).
Bệnh Hyphema có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
Thông thường, lượng máu tích tụ trong khoang trước của mắt do Hyphema gây ra sẽ được cơ thể tái hấp thu mà không gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt. Nhưng trong một số trường hợp, sự tụ máu có thể gây tắc nghẽn hoặc làm hỏng cấu trúc ngoại vi của tiền phòng mắtTiền phòng mắt: là khoảng không gian nằm giữa giác mạc (lớp trong suốt phía trước mắt) và mống mắt (phần có màu của mắt). Khoang này chứa đầy thủy dịch, một chất lỏng trong suốt được tiết ra bởi thể mi, giúp cung cấp dưỡng chất cho các cấu trúc bên trong mắt và duy trì áp lực nội nhãn ổn định. – cơ quan giúp kiểm soát các dòng chảy của thủy dịch ra khỏi mắt. Thậm chí, tình trạng này có thể khiến cho người bệnh bị tăng nhãn áp và mất thị lực vĩnh viễn.

Ngoài ra, khi máu tích tụ thêm một lần nữa ở bên trong mắt sau lần chấn thương mắt ban đầu có thể khiến cho nhãn cầu mắt bị tổn thương. Lần tụ máu mới này thường xảy ra trong vòng vài ngày kể từ khi bị chấn thương và có thể nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn so với lần tụ máu trước đó.
Đối với những người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềmThiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm: còn gọi là hồng cầu lưỡi liềm, là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến cấu trúc của hemoglobin—protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. Đột biến gen dẫn đến sự thay thế axit glutamic bằng valin tại vị trí thứ 6 trong chuỗi β-globin, khiến hemoglobin bất thường (HbS) hình thành. Khi oxy trong tế bào hồng cầu giảm, HbS kết tủa thành chuỗi dài, làm hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm, cứng và dính, gây khó khăn trong việc di chuyển qua các mạch máu nhỏ và dẫn đến tắc nghẽn mạch. – một căn bệnh di truyền xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị biến dạng thành hình lưỡi liềm – hoặc những người chỉ đơn giản là có đặc điểm di truyền của căn bệnh này thường có nguy cơ bị tổn thương mắt do xuất huyết tiền phòng (Hyphema) cao hơn so với những người khác.
Các phương pháp điều trị xuất huyết tiền phòng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của Hyphema và xem xét các yếu tố nguy cơ liên quan mà bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị sau:
- Hạn chế các hoạt động thể chất
- Nâng cao đầu, kể cả khi đi ngủ
- Đeo kính bảo vệ mắt
- Tái khám mắt thường xuyên trong vài tuần hoặc vài tháng
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Sử dụng thuốc chống viêm (bôi hoặc uống)
- Một số loại thuốc kê đơn khác
Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị.
Ngoài ra, khi bị Hyphema, bạn tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn có chứa aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) vì những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tụ máu một lần nữa ở mắt.
Ngay cả khi mắt bạn cảm thấy ổn và không xảy ra bất kỳ vấn đề nào về thị lực, bạn vẫn nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu bị chấn thương mắt vì nó có thể gây ra Hyphema. Mặt khác, việc kiểm tra mắt định kỳ cũng vô cùng quan trọng sau khi điều trị Hyphema, vì nguy cơ tăng nhãn áp có thể tăng lên gấp nhiều lần thậm chí nhiều năm sau đó.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh Hyphema?
Cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả được căn bệnh Hyphema là đeo kính bảo vệ mắt vào bất cứ khi nào bạn tham gia vào các hoạt động tiềm ẩn có thể gây tổn thương mắt.

Các loại kính thể thao sẽ là lựa chọn lý tưởng khi bạn tham gia các môn thể thao như bóng bàn, bóng rổ, bóng vợt, đấm bốc hoặc các môn thể thao khác có nguy cơ gây chấn thương cho mắt.
Nếu bạn tham gia trò chơi bắn súng sơn, đánh trận giả, hãy đội mũ bảo hộ để chống va đập và bảo vệ toàn diện cho khuôn mặt cũng như đôi mắt của bạn.