Vitamin giúp ích cho mắt và thị lực như thế nào? Thiếu vitamin A có thể gây mù không? Tiêu thụ quá nhiều vitamin A có nguy hiểm không?
Đó là những câu hỏi thường gặp mà mọi người hay thắc mắc về vitamin A và hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về một trong những loại vitamin thiết yếu này, để giúp các bạn có một những câu trả lời xác đáng nhất cho những câu hỏi trên.
Contents
Vitamin A là gì?
Vitamin A là một nhóm các hợp chất hoạt động như các chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với thị lực, sự phát triển của xương, sức khỏe của hệ thống miễn dịch, chức năng thần kinh và nhiều hơn thế nữa. Vitamin A cũng là hàng rào chống vi khuẩn và vi rút hiệu quả, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt, các vấn đề về hô hấp cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.

Dựa vào nguồn gốc Vitamin A được phân thành 2 loại chính:
Retinol (vitamin A hoạt tính)
Đây là loại Vitamin A có nguồn gốc từ động vật được gọi là retinol, là một loại tiền vitamin A có thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp mà không cần phải chuyển hóa thành các dạng khác. Được tìm thấy nhiều trong thịt bò, gan gà, sữa nguyên chất và phô mai.

Carotenoids (provitamin A)
Carotenoids (provitamin A): có nguồn gốc từ thực vật, cần phải trải qua giai đoạn chuyển hóa thành retinol thì cơ thể mới có thể hấp thụ được. vitamin A carotenoids có thể được bổ sung từ cà rốt, khoai lang, rau bina, cải xoăn và dưa vàng. Trong đó, Beta-carotene là một trong những loại carotenoid phổ biến và có lợi nhất cho cơ thể.
Lợi ích của Vitamin A và Beta-Carotene
Vì vitamin A giúp bảo vệ bề mặt của mắt (giác mạc), nên nó rất cần thiết cho thị lực tốt.
Các nghiên cứu cho thấy thuốc nhỏ mắt vitamin A có hiệu quả trong điều trị khô mắt và cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị một loại viêm mắt cụ thể gọi là viêm giác mạc chi trên (superior limbic keratoconjunctivitis).

Trên thực tế, cũng cho thấy vitamin A có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (AMD). Trong một nghiên cứu các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác (AREDS) do Viện mắt quốc gia Mỹ tài trợ, được thực hiện trên những người bị AMD nhẹ hoặc trung bình đã chỉ ra rằng những người bị AMD ở giai đoạn đầu nếu được bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày bao gồm vitamin A (như beta-carotene), vitamin C , vitamin E , kẽm và đồng có thể làm giảm 25% nguy cơ tiến triển AMD trong thời gian sáu năm.
Vitamin A cũng xuất hiện trong liệu pháp chữa trị kết hợp với lutein để giúp kéo dài thị lực ở những người bị viêm võng mạc sắc tố (RP). Một nghiên cứu kéo dài bốn năm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y Harvard-trường đại học danh giá nhất hành tinh- đã cho thấy những người bị viêm võng mạc sắc tố được bổ sung vitamin A (15.000 IU) và lutein (12mg) hàng ngày có nguy cơ bị mất thị lực ngoại biên chậm hơn so với những người không dùng các chất bổ sung này.
Và các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng một dạng vitamin A tổng hợp (nhân tạo) có thể có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Stargardt (một bệnh mắt di truyền gây mất thị lực nghiêm trọng ở người trẻ tuổi).
Theo nghiên cứu trên những con chuột bị mắc bệnh Stargardt (còn gọi là thoái hóa điểm vàng ở tuổi vị thành niên) được tiêm vitamin A tổng hợp, đã cho thấy: loại vitamin này có thể làm ức chế sự phát triển của các vitamin A vón cục trong võng mạc có tên là “vitamin A dimers” ở bệnh Stargardt.
Thiếu vitamin A
Việc thiếu hụt vitamin A ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt (tổn thương mắt do thiếu vitamin A dẫn đến mù lòa) trong đó có khoảng 250.000 đến 500.000 trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn thế giới bị mù mỗi năm do thiếu vitamin A.
Ở Việt nam, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, kết quả cuộc điều tra tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6-9 tháng do Viện Dinh dưỡng tiến hành năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở nước ta hiện nay nước ta còn khá cao phổ biến ở mức 10-19% (xếp thứ 19 trong danh sách các quốc gia có tình trạng thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở mức độ nặng) gây ra nhiều lo ngại.
Một trong những dấu hiệu thiếu vitamin A đầu tiên là quáng gà. Ở Ai Cập cổ đại, người ta đã phát hiện ra rằng bệnh quáng gà có thể được chữa khỏi bằng cách ăn gan, sau này được được khoa học hiện đại chỉ ra gan là một nguồn vitamin A phong phú.

Thiếu vitamin A làm cho giác mạc trở nên rất khô, dẫn đến viêm kết mạc, loét giác mạc và giảm thị lực. Thiếu vitamin A cũng là nguyên nhân chính gây ra tổn thương cho võng mạc và góp phần gây mù lòa.
Vì vitamin A rất quan trọng đối với khả năng chống nhiễm trùng và bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do vậy thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến tử vong do các bệnh về hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác.
Liều lượng Vitamin A nên dùng hàng ngày
Trong hầu hết các trường hợp, tốt nhất chúng ta nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh hằng ngày. Vì các loại Vitamin tự nhiên vẫn được xem là loại tốt nhất cho cơ thể.

Khái niệm giá trị hàng ngày (DV) đã được phát triển để giúp người tiêu dùng xác định xem một loại thực phẩm có chứa nhiều hay ít chất dinh dưỡng trong thành phần của nó, dựa trên phụ cấp chế độ ăn uống được khuyến nghị. DV cho vitamin A là 5.000 IU (UI là đơn vị quốc tế, trong dược học dùng để đo lường giá trị của một chất. Xem thêm tại đây).
Các bảng sau đây sẽ cung cấp tỷ lệ phần trăm DV cho một số loại thực phẩm vitamin A tốt nhất mà bạn có thể xem xét để sử dụng hàng ngày:
Nhóm thực phẩm từ động vật chứa nhiều vitamin A
|
||
Món ăn | Vitamin A (IU) | % DV |
Gan bò (85g, nấu chín) | 22.175 | 443,5 |
xúc xích gan heo (2 lát) | 7.967 | 159.3 |
Thịt bò (100g) | 4.612 | 90,6 |
Gan gà (1 gan, nấu chín) | 2.612 | 52,2 |
Sữa nguyên kem (1 ly 250 ml) | 395 | 7,9 |
Bơ (1 muỗng canh) | 355 | 7.1 |
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia (2019) |
Nhóm thực phẩm từ thực vật có nhiều vitamin A
|
||||
Món ăn | Vitamin A (IU) | % DV | ||
Cà rốt (1 củ) | 7.835 | 902.6 | ||
Khoai lang (100g) | 19.218 | 561.2 | ||
Bí ngô (100g nấu chín) | 11.155 | 762.6 | ||
Dưa hấu (100g) | 3.382 | 68,7 | ||
Xoài (1 quả) | 2,813 | 56.3 | ||
Đu đủ (1 quả nhỏ) | 1.028 | 24,6 | ||
Cà chua (1 quả) | 983 | 20 | ||
Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA để tham khảo tiêu chuẩn, Phiên bản 22 (2019) |
Độc tính của vitamin A đối với cơ thể
Vitamin A do có nguồn gốc từ động vật và không tan trong nước do đó không dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể được. Thay vào đó, nó lại được lưu trữ trong chất béo của cơ thể và nếu ăn vào lượng dư thừa có thể tích tụ nhiều gây độc hại cho cơ thể.
Beta-carotene và các loại vitamin A khác có trong các loại trái cây và rau quả không gây ra nguy cơ độc tính như với vitamin A retinol. Các hợp chất này hòa tan trong nước và dễ dàng đào thải khỏi cơ thể, vì vậy độc tính vitamin A từ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là rất hiếm.

Tuy nhiên, chất bổ sung beta-carotene lại có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng cho người hút thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc nếu uống bổ sung 20 đến 30 mg beta-carotene hàng ngày sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người hút thuốc không dùng các loại chế phẩm bổ sung loại vitamin này.
Mặc dù, việc bổ sung các loại vitamin A cho cơ thể là rất cần thiết nhưng cái gì nhiều quá thì cũng không tốt, việc dư thừa các vitamin A có thể gây ra khô da, nứt môi, đau xương khớp, rụng lông tóc… và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Do vậy, chúng ta nên có lộ trình bổ sung vitamin A hợp lý. Viện Y học đã khuyến cáo liều lượng hấp thụ đối với dạng vitamin A để phòng ngừa các độc tố do dư thừa vitamin A là:
- Trẻ em (từ 4 đến 8 tuổi): 3.000 IU
- Trẻ em (từ 9 đến 13 tuổi): 5.610 IU
- Thanh thiếu niên (tuổi từ 14 đến 18): 9.240 IU
- Người lớn (19 tuổi trở lên): 10.000 IU
Các phản ứng độc tính có do tiêu thụ vitamin A quá liều trong thời gian dài trên các mức này có thể gây ra dị tật bẩm sinh, bất thường về gan, giảm mật độ khoáng xương có thể dẫn đến loãng xương và rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Tin tức dinh dưỡng mắt
Nhân giống khoai lang ở châu Phi để chống mù

Theo một báo cáo tháng 6 năm 2015, trên tạp chí Crop Science Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em trên toàn thế giới, mặc dù việc này có thể phòng ngừa khá đơn giản bằng cách bổ sung các vitamin A cần thiết cho trẻ em ở giai đoạn phát triển. Nhưng đây lại là một vấn đề khá nan giải cho các nước ở châu phi nghèo đói. Và vào Tháng 8 năm 2015 một giải pháp tối ưu đã được đưa ra để giải quyết vấn đề này đó chính là khoai lang – với hàm lượng beta-carotene tự nhiên cao (mà cơ thể chúng ta chuyển đổi thành vitamin A) khoai lang hứa hẹn sẽ giúp đỡ hàng triệu trẻ em ở thiếu vitamin A ở Châu Phi. Theo đúng như nguyện vọng khoai lang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, giúp bảo vệ cho hàng triệu đôi mắt cho trẻ em Châu Phi.
Sunette Laurie, nhà nghiên cứu cấp cao của Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp Nam Phi cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng sẽ rất tuyệt nếu chúng tôi có thể phát triển được một giống khoai địa phương có năng suất tốt, khối lượng khô cao và các thuộc tính hương vị mong muốn cũng như với hàm lượng Vitamin đặc biệt là Vitamin A cao sẽ giúp thúc đẩy nó chống lại sự thiếu hụt vitamin A ở Châu phi”.
Laurie và những người khác đã thử nghiệm 12 giống khoai lang ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Impilo và Purple Sunset là hai giống đã cho thấy kết quả tốt nhất. Đúng như kỳ vọng, khoai lang đã trở thành chiếc chìa khóa quan trọng trong việc giải bài toán thiếu vitamin A cho trẻ em ở Châu Phi. Theo một báo cáo mới đây Trong khẩu phần 125g, Impilo cung cấp 113% nhu cầu vitamin A hàng ngày của trẻ từ 4 đến 8 tuổi; Purple Sunset cung cấp 261 phần trăm. Đội ngũ của Laurie đang nghiên cứu nhiều giống khác nhau để chống lại sâu bệnh và cô ấy cũng đang làm việc để xây dựng các đơn vị chế biến nông sản làm bột mì, bánh mì, bánh nướng xốp và các thực phẩm khác từ khoai lang. Vậy là một từ nông sản nhỏ bé đã và đang giúp cho hàng triệu trẻ em trên khắp châu Phi nói riêng cũng trên toàn thế giới nói chung tránh khỏi mù lòa.