Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm lớp màng bồ đào (lớp màng giữa của mắt) gồm 3 bộ phận: Mống mắt [Mống mắt:Là cấu trúc sắc tố bao quanh con ngươi, là yếu tố xác định màu mắt. Mống mắt cũng hoạt động như một cơ hoành làm tăng và giảm kích thước của đồng tử để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt], thể mi: [Thể Mi: Một phần của mắt nằm giữa mống mắt và màng mạch; ba tạo thành uvea. Chức năng chính của thể mi là sản xuất thủy dịch và giữ thủy tinh thể ở đúng vị trí.] và màng mạch: [Màng mạch: Các lớp mạch máu nằm giữa màng cứng và võng mạc, cung cấp dưỡng chất cho vùng sau của mắt.]
Bệnh viêm màng bồ đào có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương mắt và các bệnh viêm nhiễm. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và axit được sử dụng trong quá trình sản xuất cũng có thể gây ra viêm màng bồ đào.
Contents
Phân loại viêm màng bồ đào

Các loại viêm màng bồ đào mà bạn thường mắc phải được phân chia theo vị trí viêm xảy ra trong màng bồ đào:
- Viêm màng bồ đào trước (Anterior uveitis): là tình trạng viêm của riêng mống mắt hoặc của cả mống mắt và thể mi.
- Viêm màng bồ đào trung gian (Intermediate uveitis): là tình trạng viêm của thể mi.
- Viêm màng bồ đào sau (Posterior uveitis): là tình trạng viêm màng mạch.
- Viêm màng bồ đào lan tỏa (Diffuse uveitis) là tình trạng viêm tất cả các vùng của màng bồ đào.
Nhiều trường hợp viêm màng bồ đào là mãn tính và có thể tạo ra nhiều biến chứng, như bong giác mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, sưng võng mạc hoặc bong võng mạc. Những biến chứng này có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Viêm màng bồ đào xảy ra thường xuyên nhất ở những người từ 20 đến 60 tuổi và ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Viêm màng bồ đào là bệnh lý tương đối phổ biến tại Việt Nam, chiếm khoảng 20-25% tổng số trường hợp bị mù lòa. Vì bệnh này dễ bị nhầm lẫn là đau mắt đỏ nên rất nguy hiểm đối với người bệnh. Bệnh lý này dễ tái phát và gây ra những tổn thương nghiêm trọng thậm chí người bệnh có thể bị mù lòa.
Các triệu chứng viêm màng bồ đào

- Các triệu chứng của viêm màng bồ đào trước bao gồm:
- Nhạy với ánh sáng
- Gây giảm thị lực
- Đau mắt
- Mắt đỏ
Viêm màng bồ đào giữa và sau thường không đau. Các triệu chứng của 2 loại viêm màng bồ đào này là mờ mắt và nổi bóng nước ở cả hai mắt. Hầu hết những người bệnh viêm màng bồ đào trung gian ở độ tuổi thiếu niên, khoảng 20 hoặc 30 tuổi. Viêm màng bồ đào lan tỏa thì thường bao gồm tất cả các triệu chứng của các loại viêm màng bồ đào nói chung.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm màng bồ đào?

Trong nhiều trường hợp, bệnh lý viêm màng bồ đào không có nguyên nhân rõ ràng. Một vài trường hợp, bệnh này có nguyên nhân là do nhiễm trùng hoặc rối loạn toàn thân, như:
- Viêm cột sống dính khớp
- Hội chứng Behcet
- Bệnh võng mạc Birdshot
- Bệnh brucellosis
- Bệnh nhiễm trùng herpes simplex
- Bệnh giời leo
- Bệnh viêm ruột
- Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
- Bệnh Kawasaki
- Bệnh leptospirosis
- Bệnh lyme
- Bệnh đa xơ cứng
- Hội chứng histoplasmosis mắt giả định
- Viêm khớp vảy nến
- Hội chứng Reiter
- Bệnh sarcoidosis
- Bệnh giang mai
- lupus ban đỏ hệ thống
- Bệnh giun đũa chó
- Bệnh toxoplasmosis
- Bệnh lao
- Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây viêm màng bồ đào. Nhà nghiên cứu kiêm bác sĩ nhãn khoa Nisha Acharya của Đại học California San Francisco (UCSF) cho biết: “Khói thuốc lá bao gồm các hợp chất kích thích viêm trong mạch máu, có thể góp phần gây rối loạn hệ thống miễn dịch và viêm màng bồ đào”.
Cách điều trị viêm màng bồ đào
Mục tiêu điều trị viêm màng bồ đào là giảm đau và giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương cho mắt và phục hồi bất kỳ dấu hiệu mất thị lực nào. Tùy thuộc vào từng loại viêm màng bồ đào mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị viêm màng bồ đào có thể bao gồm:
- Thuốc nhỏ mắt corticosteroid
- Thuốc uống steroid
- Liệu pháp ức chế miễn dịch
- Phẫu thuật cấy ghép corticosteroid vào mắt
Cấy ghép corticosteroid được xem xét để điều trị viêm màng bồ đào sau. Phương pháp này liên tục cung cấp thuốc chống viêm để giải phóng các chất gây viêm tại vị trí viêm ở phía sau mắt.
Loại thuốc cấy siêu nhỏ này sẽ được cấy vào phía sau của mắt, nó sẽ giải phóng một lượng nhỏ thuốc chống viêm liên tục để điều trị viêm màng bồ đào.
Nếu bạn bị viêm màng bồ đào trước, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc steroid và thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử để giảm đau cho bạn. Bạn cũng có thể cần thuốc nhỏ mắt để giảm nhãn áp nếu bạn bị tăng nhãn áp do viêm màng bồ đào.

Nếu bạn có một bệnh nền trước đó mà bệnh này có nguy cơ gây viêm màng bồ đào nặng thêm, thì bác sĩ cũng sẽ phải điều trị luôn cả loại bệnh nền này luôn.
Nếu bạn bị nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng) do viêm mống mắt mãn tính hoặc viêm màng bồ đào, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc mắt của bạn về loại mắt kính đổi màu. Những ống kính này sẽ tự động tối lại dưới ánh sáng mặt trời để giảm bớt sự khó chịu do chứng sợ ánh sáng khi đi ra ngoài trời cho bạn.