Viêm dây thần kinh thị giác & bệnh thần kinh thị giác

Dây thần kinh thị giác là bộ phận kết nối giữa mắt và não để truyền tải các thông tin thị giác từ võng mạc đến não bộ. Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng thoái hóa lớp vỏ bảo vệLớp vỏ bảo vệ dây thần kinh thị (Myelin): là một lớp vỏ có cấu thành từ protein bao quanh sợi dây thần kinh thị giác. Lớp vỏ bảo vệ có chức năng truyền dẫn các sung động thần kinh mang theo thông tin qua lại giữa các phần của cơ thể. Khi lớp vỏ bị tổn thương hay bị phá hủy sẽ dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh thị giác, bệnh nhân sẽ bị mù hoặc nhìn thấy hình ảnh bị biến dạng. (Myelin) bao quanh dây thần kinh thị giác và có thể là viêm ở chính dây thần kinh thị giác. Bệnh viêm dây thần kinh thị có thể ảnh hưởng đến một dây thần kinh (của một bên mắt) hoặc cả hai dây thần kinh thị giác (của cả hai mắt) cùng một lúc.

Một số triệu chứng xuất hiện ở mắt do viêm dây thần kinh thị giác gây ra bao gồm: mờ mắt, xuất hiện điểm mù trong mắt và mất thị lực hoàn toàn. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh khi tầm nhìn bị méo mó, mắt dần mất khả năng nhận biết màu sắc hay cảm giác đau đớn khi phải di chuyển mắt. Những triệu chứng trên có thể báo trước nguy cơ mất thị lực do viêm dây thần kinh thị giác gây ra.

Thuật ngữ “bệnh thần kinh thị giác” (optic neuropathy) mô tả tổng quát hơn các dấu hiệu bất thường hoặc tổn thương diễn ra tại khu vực thần kinh thị giác. Những tổn thương này có thể xuất hiện do tắc nghẽn mạch máu, tình trạng bệnh lý hoặc do tiếp xúc với các chất độc hại. Viêm dây thần kinh thị giác là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thần kinh thị giác.

Nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường xảy ra nhất ở độ tuổi dưới 45. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tình trạng này thường gặp ở những người bị bệnh đa xơ cứng (MS)Bệnh đa xơ cứng (MS): (Multiple Sclerosis – MS), còn được gọi là xơ cứng rải rác, là một bệnh lý tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, bao gồm não bộ và tủy sống. Trong bệnh này, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào lớp vỏ myelin bao quanh và bảo vệ các sợi thần kinh, dẫn đến tổn thương và hình thành các mảng xơ cứng. Hậu quả là sự truyền dẫn tín hiệu thần kinh bị gián đoạn hoặc chậm lại, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.. Khi bị bệnh đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công và phá hủy các lớp thần kinh bảo vệ.

Viêm dây thần kinh thị giác thường gặp ở những người bị bệnh đa xơ cứng

Ngoài việc ảnh hưởng đến thị lực, tổn thương dây thần kinh liên quan tới bệnh đa xơ cứng có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng vận động và các chức năng cảm giác khác.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây viêm dây thần kinh thị giác bao gồm:

Rối loạn quang phổ viêm tủy thị thần kinhRối loạn quang phổ viêm tủy thị thần kinh: (Neuromyelitis Optica Spectrum Disorder – NMOSD), còn được gọi là bệnh Devic, là một bệnh tự miễn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các thành phần của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là dây thần kinh thị giác và tủy sống.

Hội chứng liên quan đến kháng thể kháng MOGHội chứng liên quan đến kháng thể kháng MOG: (Anti-MOG Antibody-Associated Syndrome), còn được gọi là bệnh liên quan đến kháng thể kháng MOG (MOGAD), là một rối loạn tự miễn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào glycoprotein oligodendrocyte myelin (MOG)—một protein nằm trên bề mặt của myelin trong hệ thần kinh trung ương. Sự tấn công này dẫn đến viêm và tổn thương myelin, ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác, tủy sống và não.

Viêm não tủy rải rác cấp tínhViêm não tủy rải rác cấp tính: (Acute Disseminated Encephalomyelitis – ADEM) là một bệnh lý viêm cấp tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, đặc trưng bởi tổn thương mất myelin rải rác ở não và tủy sống.

Các nguyên nhân khác của bệnh thần kinh thị giác bao gồm:

Toxoplasmosis là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng

• Các bệnh nhiễm trùng như toxoplasmosisToxoplasmosis: là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Toxoplasma gây ra, thường do con người ăn phải thịt chưa nấu chín hoặc tiếp xúc với phân của của người mắc bệnh. Bệnh cũng có thể xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch kém. Các triệu chứng giống như bệnh cúm và có thể đi kèm với triệu chứng sưng hạch bạch huyết và đau cơ. Bệnh toxoplasma ở mắt gây ra tình trạng viêm nhiễm bên trong mắt, dẫn đến viêm màng bồ đào., nấm cryptococcus, nhiễm virus Herpes simplex (HSV)

• Các bệnh lây truyền do nhiễm virus

• Rối loạn thần kinh

Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON)Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON): là một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực trung tâm. Bệnh thường khởi phát ở nam giới trẻ tuổi, từ 20 đến 30 tuổi, mặc dù cũng có thể xuất hiện ở độ tuổi khác. Triệu chứng chính là mất thị lực trung tâm đột ngột ở một mắt, sau đó vài tuần đến vài tháng sẽ ảnh hưởng đến mắt còn lại., một dạng mất thị lực di truyền ảnh hưởng đến hầu hết nam giới ở độ tuổi 20 – 30

• Một số loại thuốc (ví dụ như ethambutol hay vigabatrin)

• Thiếu dinh dưỡng

• Các chất độc hại bao gồm: metanol, rượu và thuốc lá

Khi bị viêm dây thần kinh thị giác, đồng tử có thể xuất hiện các phản ứng bất thường. Điều này còn được gọi là tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm Tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm (afferent pupillary defect – APD): còn được gọi là đồng tử Marcus Gunn, là một dấu hiệu lâm sàng cho thấy sự suy giảm chức năng của dây thần kinh thị giác hoặc võng mạc ở một bên mắt. Khi thực hiện nghiệm pháp chiếu sáng đồng tử luân phiên (swinging flashlight test), nếu có APD, đồng tử sẽ phản ứng bất thường khi ánh sáng chuyển từ mắt lành sang mắt bị tổn thương. Cụ thể, khi chiếu sáng vào mắt bị tổn thương, cả hai đồng tử có thể giãn ra hoặc co lại kém hơn so với khi chiếu sáng vào mắt lành.. Khi đó, đồng tử giãn ra thay vì co lại khi có ánh sáng chiếu vào. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà dây thần kinh thị giác có thể bình thường hoặc sưng lên.

Trong quá trình khám mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể tìm ra dấu hiệu của viêm dây thần kinh thị giác bằng cách tiến hành các xét nghiệm để đánh giá xem bạn có bị giảm thị lực hay không:

+ Kiểm tra trường thị giác để xác định xem bạn có một điểm mù mở rộng (còn gọi là u thần kinh tọa) hay không.

viem-day-than-kinh-thi-giac
Chụp cắt lớp liên kết quang học để tìm ra dấu hiệu của viêm dây thần kinh thị giác

+ Chụp cắt lớp liên kết quang học để xác định xem có xuất hiện tổn thương sợi thần kinh thị giác hay không.

+ Nhãn áp được đo và đồng tử có thể giãn ra để nhìn rõ hơn các cấu trúc bên trong mắt, bao gồm cả dây thần kinh thị giác và võng mạc.

Bạn cũng có thể được giới thiệu đi chụp MRI dây thần kinh thị giác và não để phát hiện các nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Một người bị viêm dây thần kinh thị giác thường được chụp MRI não để tìm ra các tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. 

Điều trị viêm dây thần kinh thị giác

Việc điều trị bệnh viêm dây thần kinh thị giác có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Điều này đến từ các nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực này, tiêu biểu là thử nghiệm Điều trị Viêm dây thần kinh Thị giác (ONTT).

viem-day-than-kinh-thi-giac
Thử nghiệm điều trị Viêm dây thần kinh Thị giác (ONTT)

Trong thử nghiệm ONTT, những người bị viêm dây thần kinh thị giác được chọn ngẫu nhiên để điều trị bằng steroid tiêm tĩnh mạch (IV), steroid đường uống hoặc giả dượcGiả dược (placebo): là một loại thuốc giả không có tác dụng điều trị bệnh. Bác sĩ thường dùng giả dược để thử nghiệm xem bệnh nhân phản ứng ra sao với các liệu pháp điều trị đang được áp dụng. Một số bệnh nhân được uống giả dược trong khi những người khác thì được uống thuốc điều trị thực sự, từ đó bác sĩ sẽ so sánh và kết luận về tính tích cực của liệu pháp điều trị.. Kết quả của các phương pháp này được phân tích đánh giá trong vài năm.

Từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng điều trị bằng steroid ít ảnh hưởng đến kết quả thị giác được đo bằng thị lực tương phản cao (chữ đen trên nền trắng), nhưng có lợi cho thị lực khi được đo bằng các xét nghiệm nhạy hơn.

Đáng chú ý là bệnh nhân được điều trị bằng steroid liều cao ít bị tái phát hơn so với bệnh nhân được điều trị bằng steroid liều thấp. Trên thực tế, những người chỉ được điều trị bằng steroid đường uống có nguy cơ tái phát nhiều hơn những người được điều trị bằng giả dược.

Quan trọng hơn, những bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng steroid IV có nguy cơ phát triển bệnh đa sơ cứng (MS) trong hai năm bằng khoảng một nửa so với số bệnh nhân chỉ được điều trị bằng steroid đường uống hoặc giả dược. Trong số những người được điều trị bằng tiêm tĩnh mạch (tiếp theo là uống steroid), 7,5% phát triển MS trong hai năm sau đó, so với khoảng 16% ở các nhóm khác.

Kết quả của ONTT, các bác sĩ mắt hiện nay thường điều trị cho bệnh nhân bằng sự kết hợp của IV và steroid đường uống hoặc theo dõi tình trạng bệnh mà không cần kê đơn điều trị y tế. Không khuyến khích sử dụng steroid liều thấp.

Đối với những bệnh nhân được điều trị y tế, phác đồ thường bao gồm ba ngày dùng steroid liều cao, sau đó là khoảng 11 ngày giảm bớt steroid đường uống.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thị giác có thể được chỉ định điều trị bằng một thủ thuật gọi là trao đổi huyết tương (PLEX). Liệu pháp này yêu cầu bệnh nhân phải được kết nối với một thiết bị máy trong vòng 1 đến 2 giờ. Trong thời gian này, máu của bệnh nhân được đưa qua IV đến máy và một số protein huyết tương sẽ được loại bỏ. Sau đó, máu của bệnh nhân được trả lại cho họ sau khi đã được “làm sạch” một số thành phần của hệ thống miễn dịch thúc đẩy quá trình viêm.

Tiên lượng cho những người bị viêm dây thần kinh thị giác

Tình trạng suy giảm thị lực do viêm dây thần kinh thị giác có thể trầm trọng hơn trong khoảng mộ tuần, sau đó thị lực thường sẽ ổn định ở một mức nào đó trong 3-8 tuần tiếp theo. Hết quãng thời gian trên thì thị lực của bệnh nhân có thể được cải thiện dần dần.

Khoảng 95% những người bị viêm dây thần kinh thị giác sẽ phục hồi thị lực đáng kể trong vòng 6 tháng kể từ khi khởi phát. Tuy nhiên, khoảng 19% sẽ tái phát bệnh ở mắt bị tổn thương và 17% sẽ phát triển bệnh ở mắt còn lại trong vòng 10 năm. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra cẩn thận để xác định nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Vấn đề tái phát bệnh có thể ngăn ngừa được nếu có thể xác định được rối loạn tiềm ẩn.

viem-day-than-kinh-thi-giac
Viêm dây thần kinh thị giác là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng (MS) vì vậy bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI

Như đã đề cập ở trên, đôi khi viêm dây thần kinh thị giác là dấu hiệu báo trước cho sự phát triển của bệnh đa xơ cứng. Vì vậy nếu bạn bị viêm dây thần kinh thị giác, bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI. Nếu hình ảnh chụp MRI cho thấy các tổn thương màu trắng ở vỏ myelin bao quanh dây thần kinh thị giác, thì có tới 80-90% khả năng bệnh nhân sẽ bị mắc bệnh đa xơ cứng trong vòng 5 năm. Nhưng ngay khi kết quả chụp là bình thường, thì một người bị viêm dây thần kinh thị giác vẫn có 22% nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng.

Vì vậy, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ thần kinh được thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất nhé. Chúc đôi mắt bạn luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim