Viêm bờ mi là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này?

Viêm bờ mi là một trong những vấn đề phổ biến liên quan đến mí mắt. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau mắt, ngứa mắt, hoặc đỏ mắt. Vậy viêm bờ mi là gì và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó chịu này? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé.

Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm gây đau mắt, đỏ mí mắt và khô mắt

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm, gây đau mắt, đỏ mí mắt và khô mắt. Đây là một trong những vấn đề về mắt phổ biến, xảy ra chủ yếu ở người trẻ tuổi.

Hiện nay, viêm bờ mi có thể được điều trị bằng thuốc kê đơn để hạn chế được tình trạng viêm mí mắt trước khi chúng gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt hoặc mí mắt của bạn.

Nguyên nhân gây ra viêm bờ mi

Những nguyên nhân gây ra hội chứng viêm bờ mi

Tình trạng viêm bờ mi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm trùng mí mắt do vi khuẩn
  • Rối loạn chức năng tuyến Meibomian (MGD)
  • Khô mắt
  • Nhiễm nấm mí mắt
  • Ký sinh trùng (ve lông mi Demodex)

Nhìn chung, viêm bờ mi và khô mắt thường xảy ra đồng thời với nhau, vì vậy mà chúng ta thường khó xác định được rằng viêm bờ mi gây khô mắt, hay khô mắt dẫn đến viêm bờ mi. Đôi khi, cả hai tình trạng này có thể là dấu hiệu chung của một vấn đề mãn tính về mắt, chẳng hạn như hội chứng viêm bờ mi khô mắt (DEBS).

Đối với hội chứng DEBS, khô mắt chỉ đơn giản là biểu hiện muộn của viêm bờ mi, và việc điều trị hiệu quả viêm bờ mi sẽ giúp ngăn ngừa, giảm hoặc loại bỏ được các triệu chứng của khô mắt.

Ngoài ra, viêm bờ mi cũng liên quan đến sự tăng sinh quá mức của các loại vi khuẩn sống dọc theo rìa mí mắt và ở gốc lông mi. Theo thời gian, những vi khuẩn này sẽ sinh sôi và tạo ra một lớp màng sinh học. Lớp màng này sẽ trở thành một môi trường độc hại, giống như mảng bám hình thành trên răng của bạn, đồng thời là nguồn thức ăn cho loại ve ký sinh ở lông mi (Demodex) giúp chúng phát triển quá mức, từ đó khiến cho tình trạng viêm mí mắt trở nên tồi tệ hơn.

Mặt khác, các vi khuẩn trong màng sinh học ở mí mắt cũng tạo ra các chất ngoại độc tố, có thể gây viêm các tuyến tiết dầu ở mí mắt (tuyến meibomian). Điều này đã gây ra tình trạng rối loạn chức năng tuyến meibomian và khiến chứng khô mắt chuyển biến xấu hơn.

Bên cạnh đó, viêm bờ mi cũng thường liên quan đến một số vấn đề về da, chẳng hạn như bệnh rosacea ở mắt, bệnh chàm, gàu và vảy nến. Thường thì viêm bờ mi và đau mắt đỏ sẽ xảy ra cùng một lúc với nhau.

Các triệu chứng của viêm bờ mi

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm bờ mi, bao gồm:

Ghèn tích tụ ở gốc lông mi là một trong các triệu chứng dễ nhận thấy của chứng viêm bờ mi
  • Nóng và cay mắt
  • Ghèn tích tụ ở gốc lông mi
  • Khó chịu, chảy nước mắt
  • Ngứa mí mắt
  • Cảm giác có dị vật bên trong mắt

Các biểu hiện của triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong một số trường hợp, viêm bờ mi có thể gây ra chứng rụng lông mi.

Các biện pháp điều trị viêm bờ mi

Để điều trị hiệu quả viêm bờ mi, trước hết bạn cần thăm khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này. Thông thường, bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành khám mắt và mí mắt của bạn để đánh giá xem liệu đó có phải là viêm bờ mi hay không, đồng thời đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất dành cho bạn.

Thông thường, các biện pháp điều trị viêm bờ mi phổ biến nhất bao gồm:

Quá trình tẩy tế bào chết làm sạch mí mắt

Tẩy tế bào chết mí mắt: phương pháp này sẽ giúp loại bỏ được sự tích tụ của màng sinh học và vi khuẩn dư thừa trên mí mắt của bạn. Ngoài ra, bác sĩ nhãn khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện một số cách điều trị khác, bao gồm chườm ấm và tẩy tế bào chết trên mi mắt để làm sạch mí mắt và giảm lượng vi khuẩn, cũng như ve Demodex trên mi mắt của bạn. Một số chất làm sạch bao gồm chất làm sạch mí mắt theo toa (Avenova hoặc Cliradex), miếng làm sạch mí mắt không kê đơn (Ocusoft; Systane), hoặc dầu gội trẻ em pha loãng.

Quy trình làm sạch mí mắt tại phòng khám: mặc dù việc tẩy tế bào chết mí mắt tại nhà có thể mang lại nhiều sự tiện lợi và hữu ích, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến khích bệnh nhân nên điều trị viêm bờ mi tại phòng khám để đạt được hiệu quả cao hơn. Quy trình này thường bao gồm:

  1. Làm sạch mi mắt bằng điện cơ (BlephEx) để loại bỏ hiệu quả vi khuẩn, màng sinh học và ve Demodex ra khỏi mí mắt của bạn, đồng thời mở các tuyến meibomian đã bị tắc.
  2. Xử lý xung nhiệt (Lipiflow) để làm tan chảy và nhận rõ các tác nhân làm cản trở tuyến meibomian.
  3. Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL) để mở các tuyến mí mắt bị tắc và tiếp tục dòng chảy bình thường của dầu vào màng nước mắt.

Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ: bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc bôi để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm bờ mi hoặc các vi khuẩn có hại khác trên mí mắt. Các loại thuốc nhỏ mắt cũng được sử dụng nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng mắt hoặc bị đau mắt đỏ.

Mẹo vệ sinh mí mắt tại nhà đúng cách

Vệ sinh mí mắt là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và kiểm soát tình trạng viêm bờ mi.

viem-bo-mi
Vệ sinh mí mắt đúng cách tại nhà

Để vệ sinh mí mắt đúng cách, bạn hãy sử dụng một miếng bông gạc sạch đã được làm ấm để giúp đánh tan dễ dàng bất kỳ chất cặn bã nào bị tắc nghẽn lại trong các tuyến meibomian tiết dầu ở mí mắt. Dưới đây là một số bước mà bạn có thể thực hiện theo:

  • Rửa tay sạch sẽ, sau đó làm ẩm miếng bông gạc sạch bằng nước ấm
  • Nhắm mắt và đặt miếng bông gạc lên mí mắt trong một vài phút
  • Sau đó, nhẹ nhàng chà xát mép mí mắt bằng bông gạc, tuy nhiên không nên ấn quá mạnh vào mắt

Khi mới bắt đầu điều trị, bạn có thể thực hiện phương pháp này nhiều lần mỗi ngày, và mỗi lần khoảng 5 phút. Sau đó, bạn có thể chỉ cần chườm 1 lần/ngày.

Ngoài ra, khi bị viêm bờ mi, bạn nên hạn chế trang điểm cho mắt, chẳng hạn như sử dụng mascara vì chúng có thể khiến tình trạng viêm mí mắt trở nên khó điều trị hơn.

Làm thế nào để ngăn chặn viêm bờ mi tái phát?

Viêm bờ mi thường là một tình trạng mãn tính, tức là nó có thể tái phát thường xuyên vào bất cứ khi nào.

Cách tốt nhất để tránh hoặc ngăn ngừa viêm bờ mi tái phát là vệ sinh mi mắt hàng ngày nhằm loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn, màng sinh học và ve Demodex trên viền mi mắt. Bên cạnh đó, một số sản phẩm làm sạch mí mắt không kê đơn có sẵn hoặc các kỹ thuật thuật vệ sinh mí mắt tương tự đã được đề cập bên trên cũng có thể hữu ích trong việc phòng ngừa viêm bờ mi tái phát.

nguyen-nhan-gay-viem-bo-mi
Nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo omega-3

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo omega-3 để bảo vệ chức năng của các tuyến meibomian luôn được khỏe mạnh và cung cấp độ ẩm cho đôi mắt của bạn.

Có thể đeo kính áp tròng khi bị viêm bờ mi không?

Nếu bạn bị viêm bờ mi trong khi đang đeo kính áp tròng, tốt nhất bạn nên ngừng đeo chúng cho đến khi bệnh được điều trị hoàn toàn. Bởi vì việc đeo kính áp tròng trong tình huống này có thể khiến vi khuẩn và các mảnh vụn khác dính vào tròng kính, gây ra bệnh đau mắt đỏ hoặc các bệnh về mắt nghiêm trọng khác.

viem-bo-mi-la-gi
Nếu bạn bị viêm bờ mi trong khi đang đeo kính áp tròng hãy ngừng đeo kính

Nếu bạn đang đeo kính áp tròng có thể tái sử dụng, bạn nên cân nhắc chuyển sang sử dụng kính áp tròng dùng một lần/ngày hoặc kính áp tròng thấm khí để làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến bờ mi hơn.

Nguồn tham khảo: https://www.allaboutvision.com/conditions/blepharitis.htm

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim