Cảnh báo! Một số vấn đề thị lực sau đây có thể khiến con bạn học hành sa sút hơn

Thị lực và học tập là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Trên thực tế, khoảng 80% những gì một đứa trẻ học được ở trường thông qua những hình ảnh và giáo cụ trực quan. Vì vậy, thị lực tốt là điều rất cần thiết để giúp cho trẻ em (dù ở bất kỳ lứa tuổi nào) có thể đạt được những thành tích tốt nhất học tập.

Nếu con bạn thường xuyên phải nhìn sát vào sách vở khi học bài hoặc thường phải nheo mắt, gặp khó khăn khi nhìn bảng đen hay nhìn mọi vật, rất có thể cháu đang bị mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị hoặc loạn thị). Đây là những vấn đề thị lực mà chắc hẳn bạn vẫn thường thấy. Bạn có thể phải cho cháu đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để nhìn rõ hơn.

Ngoài ra, các vấn đề thị lực trẻ em không chỉ liên quan đến nguyên lý hoạt động của mắt mà thực tế còn liên quan đến và cách xử lý thông tin trong não bộ của trẻ thông qua những hình ảnh mà trẻ tiếp thu được. Bất kỳ vấn đề thị lực nào làm ảnh hưởng đến năng suất học tập của trẻ thì đều phải được quan tâm. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề có thể kìm hãm khả năng học hỏi của trẻ nhé.

Khuyết tật học tập ở trẻ em

Khuyết tật học tập (thuật ngữ tiếng Anh: Learning Disabilities) là những rối loạn về khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, cũng như gặp khó khăn khi vận dụng những kỹ năng trong học tập như: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ và tính toán. Các rối loạn này xảy ra thường là do các khiếm khuyết về chức năng của hệ thần kinh trung ương.

van-de-thi-luc-hoc-tap
Khuyết tật học tập là những rối loạn khiến trẻ khó khăn học tập

Khuyết tật học tập bao gồm các tình trạng như: khuyết tật tri giác, chấn thương não, rối loạn chức năng não mức độ nhẹ, khó khăn khi đọc chữ và mất khả năng thấu hiểu ngôn ngữ. Đây là những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập của các bạn nhỏ.

Tuy nhiên trên thực tế thì thị lực cũng có thể tác động một phần nào đó đến kết quả học tập của trẻ em ở trường. Ngoài các nguyên nhân chủ quan do trẻ lười học thì kết quả học tập sa sút, có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân đó là: do các vấn đề về khuyết tật học tập, các vấn đề về thị lực học đường hoặc cả hai.

Nếu bạn đang muốn cải thiện kết quả học tập kém của trẻ, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó và tìm cách để khắc phục cho phù hợp. Cách tốt nhất là bạn nên nhờ tư vấn của các giáo viên chủ nhiệm, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ nhãn khoa chuyên về thị lực trẻ em.

Các vấn đề về thị lực học đường 

Nếu con bạn thường xuyên chúi đầu vào sách để đọc chữ, bé có thể bị cận thị làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và tư duy sau này.
Nếu con bạn thường xuyên chúi đầu vào sách để đọc chữ, bé có thể bị cận thị làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và tư duy sau này.

Quá trình thu nhận hình ảnh là một quá trình rất phức tạp, không chỉ do các tế bào thụ cảm ở mắt điều khiển mà còn phụ thuộc vào cả não bộ của trẻ. Dựa vào cơ chế hoạt động của mắt và não bộ, các vấn đề về thị lực học đường ở trẻ em có thể được chia làm 3 loại như sau:

Kết quả học tập kém có thể khiến trẻ bị trầm cảm thường hay tự ti, mặc cảm về bản thân. Gặp bác sĩ tư vấn là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp các bạn nhỏ vượt qua được các khó khăn khi học tập.
Kết quả học tập kém có thể khiến trẻ bị trầm cảm thường hay tự ti, mặc cảm về bản thân. Gặp bác sĩ tư vấn là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp các bạn nhỏ vượt qua được các khó khăn khi học tập.

Các tật khúc xạ mắt

Tật khúc xạ là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em ngày nay. Các tật khúc xạTật khúc xạ: là các rối loạn mắt, gây ra do kích thước và hình dạng của nhãn cầu bị biến dạng. Tật khúc xạ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung ánh sáng vào võng mạc, khiến mắt không thể nhìn rõ các hình ảnh và các vật thể xung quanh. Xem thêm về các tật khúc xạ tại đây. phổ biến gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và các lỗi quang học gọi là quang sai bậc cao. Các vấn đề về khúc xạ có thể gây ra thị lực kém, suy giảm thị lực vĩnh viễn và trong một số trường hợp các tật khúc xạ không thể được khắc phục bằng kính mắt thông thường, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

van-de-thi-luc-hoc-tap
Cận thị trẻ em được cho là tật khúc xạ dễ mắc phải nhất trong các tật khúc xạ ở trẻ em

Rối loạn chức năng thị giác

Chức năng thị giác bao gồm các chức năng nhìn quan sát, tiếp thu hình ảnh sự vật, màu sắc để đưa vào não lưu trữ và xử lý; cũng như các chức năng kiểm soát thần kinh khác, chẳng hạn như khả năng phối hợp giữa 2 mắt, khả năng kiểm soát tròng mắt (đưa tròng đen qua lại để thu nhận ánh sáng) và khả năng tập trung của mắt .

Do vậy, rối loạn các chức năng thị giác có thể gây ra: mờ mắt, mắt song thị (double vision), hoặc nhược thị, mỏi mắt, đau nhức mắt và đau đầu, làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, vui chơi và sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, rối loạn chức năng thị giác còn bao gồm cả hội chứng thiểu năng hội tụ (Convergence insufficiency). Thiểu năng hội tụ là tình trạng 2 bên mắt không thể phối hợp, làm việc “ăn ý” được với nhau , khiến kỹ năng đọc và tiếp thu bài học của trẻ nhỏ bị suy giảm, có tác động lớn đến khả năng học tập ở trường.

Rối loạn khả năng nhận thức trực quan

Nhận thức trực quan là khả năng quan sát và tiếp thu các các hình ảnh từ môi trường và xâu kết các hình ảnh này với ngữ cảnh cụ thể (nghe và thấy được), sau đó phân tích các từ ngữ này thành các thông tin mà bộ não có thể có thể hiểu được, sau đó lưu trữ lại trong vỏ não.

van-de-thi-luc-hoc-tap
Rối loạn khả năng nhận thức trực quan ở trẻ

Hay nói một cách đơn giản hơn, điều này có nghĩa là: khi bạn nhận ra những từ mà bạn đã nghe thấy trước đó, mắt và não sẽ liên kết các từ này với các hình ảnh thực tế để tạo thành một bức tranh rõ nét giúp bạn hiểu rõ hơn về những từ bạn đã nghe thấy. Ví dụ như khi tôi nói đến từ ‘biển” chắc chắn bạn sẽ có những cảm giác hình ảnh liên tưởng đến bờ biển xanh, dài, cát trắng phải không nào?

Hầu hết các bài đánh giá mắt thông thường chỉ có thể giúp xác định được các vấn đề về thị lực liên quan đến sức khỏe của mắt và các tật khúc xạ. Chẩn đoán được vấn đề rối loạn khả năng nhận thức trực quan ở trẻ đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn hơn nhiều. Do đó, bạn cần đưa con đến các bác sĩ mắt (chuyên về chăm sóc thị lực trẻ em) để có thể xác định được tình trạng cụ thể và đề ra các phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn.

Mù màu

Bệnh rối loạn sắc giác (hay còn gọi là mù màu) thường không được coi là một vấn đề thị lực học đường. Tuy nhiên mù màu có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày và cả ở trường của trẻ nhỏ, khiến trẻ nhỏ không thể xác định được màu sắc các vật. Vì lý do này, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra khả năng quan sát màu sắc trước khi đi học. Các bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá được tình trạng mù màu của con bạn, mà đề ra phương hướng điều trị phù hợp. Từ đó giúp hạn chế được tác động tiêu cực do bệnh mù màu gây ra cho cuộc sống của các bạn nhỏ sau này.

Một số dấu hiệu nhận biết con bạn đang có vấn đề về thị lực trong quá trình học tập

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang có vấn đề về thị lực trong quá trình học tập

Các triệu chứng sau đây sẽ cho bạn biết con bạn đang có vấn đề về thị lực trong học tập:

  • Nhức đầu hoặc mỏi mắt
  • Mờ mắt hoặc mắt song thị (Diplopia)
  • Mắt lác
  • Không thích đọc sách hoặc gặp khó khăn khi đọc sách
  • Trẻ không chú ý hoặc mức độ tập trung ngắn khi làm bài tập được giao
  • Quay ngang quay ngửa hoặc nghiêng đầu thường xuyên. Trẻ chỉ sử dụng một mắt, thường nhắm hoặc che một mắt khi đọc
  • Cúi đầu rất gần với sách hoặc bàn khi đọc hay viết
  • Nháy mắt liên tục, hay dụi mắt thường xuyên
  • Phải ngón dùng tay để dò chữ khi đọc sách
  • Tốc độ đọc chậm hoặc đọc hiểu kém
  • Khó nhớ được những gì đã đọc
  • Bỏ sót hoặc lặp lại các từ đã đọc, thường hay nhầm lẫn các từ gần giống nhau.
  • Khó ghi nhớ, xác định hoặc chỉ lại được hình ảnh
  • Phối hợp tay mắt kém

Nếu con bạn có một hoặc nhiều trong số các triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đi khám mắt càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện về sức khỏe thị lực của trẻ, từ đó giúp các bác sĩ có thể đề ra được các phương án chữa trị cho phù hợp.

Nếu con bạn không có vấn đề gì về thị lực nhưng vẫn có kết quả học tập kém, có thể con bạn đang bị chứng suy giảm nhận thức (chẳng hạn như chứng khó đọc hoặc khuyết tật học tập và rất nhiều vấn đề khác nữa). Bạn nên xin ý kiến từ các chuyên gia giáo dục để được chẩn đoán và điều trị những vấn đề trên.

Hội chứng rối loạn tăng động và rối loạn phát triển ở trẻ em

Rối loạn tăng động, bao gồm Chứng giảm chú ý (ADD) và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Đây là một trong những rối loạn tâm thần rất hay gặp phải ở trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ thường sẽ phải chỉ định kê đơn thuốc Ritalin cho trẻ uống.

Đặc điểm chung của ADD hay ADHD chính là những hành vi hiếu động quá mức, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và đi kèm là sự suy giảm khả năng tập trung, giảm sự chú ý ở trẻ em; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập cũng như các mối quan hệ xã hội với mọi người xung quanh

Rối loạn tăng động là hành vi hiếu động quá mức không kiểm soát được cảm xúc bản thân

Thỉnh thoảng, trẻ bị rối loạn tăng động cũng gặp phải các vấn đề khác, chẳng hạn như rối loạn chức năng nói và ngôn ngữ. Nếu con bạn đang mắc phải những vấn đề này, hãy đưa bé đến các ​​bác sĩ thần kinh nhi khoa để chẩn đoán xác định nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Ngoài ra, Các bạn nhỏ cũng có thể mắc phải hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder- ASD). Các dấu hiệu của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) bao gồm: thiếu giao tiếp bằng mắt, không có khả năng tương tác xã hội hoặc thường xuyên có các hành vi lặp lại. Nếu bắt gặp con bạn có những triệu chứng này, bạn nên đưa con đi khám sớm nhất có thể để các bác sĩ có phương hướng điều trị thích hợp từ giai đoạn đầu; tránh để chứng rối loạn tiến triển quá sâu gây ảnh hưởng đến tương lai của con.

Cách điều trị các vấn đề về thị lực liên quan đến học tập ở trẻ em

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc các vấn đề về thị lực trong quá trình học tập, pháp đồ điều trị thường sẽ là: đeo các loại kính mắt đặc biệt được chỉ định đề giúp cho trẻ cải thiện được thị lực trong tạm thời.

Đeo các loại kính mắt đặc biệt giúp trẻ cải thiện thị lực là một giải pháp

Trong một số trường hợp, liệu pháp nâng cao thị lực và các phương pháp học tập có thể được kết hợp để giúp khắc phục và giải quyết các vấn đề học tập của con bạn.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là trẻ em gặp khó khăn trong học tập, cũng có thể gặp các vấn đề đề về cảm xúc khác, chẳng hạn như trẻ thường hay lo lắng, bất an, thường hay tự ti về bản thân và thâm chí còn có thể dẫn đến trầm cảm.

Do vậy, nếu con bạn kết quả học tập sa sút ở trường hãy tìm cách trấn an tinh thần đừng vội trách móc con bạn chỉ làm trẻ tủi thân hơn. Hãy bình tĩnh tìm ra lý do tại sao con lại học tập kém như vậy và tìm phương pháp để cải thiện cho phù hợp nhất. Nhiều trẻ em có các kết quả học tập kém ở trường đôi khi lại do có chỉ IQ rất cao trên mức bình thường và những em bạn nhỏ đó thường có cách xử lý thông tin khác với các bạn học cùng trang lứa mà thôi.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim