Tổng quan về kính mắt: những điều bạn nên biết

Nếu nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người, thì chiếc kính mắt chính là cái khung của cửa sổ tâm hồn ấy. Kính đeo mắt không chỉ giúp bạn nhìn ra thế giới bên ngoài rõ ràng và cũng là vật trang trí tuyệt vời cho khuôn mặt bạn.

Chiếc mắt kính đầu tiên ra đời vào năm 1260 tại Ý, với mục đích ban đầu là trị các tật khúc xạ, nhưng với hơn 700 năm phát triển và cải tiến, chiếc mắt kính đã trở thành một trong những vật dụng phổ biến với nhiều công dụng khác nhau:

Công dụng của mắt kính đeo mắt

tong-quan-ve-kinh-mat
Công dụng của mắt kính đeo mắt

Với hàng chục loại kính và hàng trăm công dụng khác nhau. Quả là không ngoa khi nói chiếc mắt kính là một người giúp việc tận tâm, một người bạn đồng hành không thể thiếu đối với con người, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng ở mọi lứa tuổi:

  • Đối với các bạn bị các vấn đề về mắt liên quan đến các tật khúc xạ như viễn thị, cận thị,… thì chiếc kính mắt chính là giải pháp cho vấn đề này. Người bị cận thị có thể nhìn xa hơn, người viễn thị sẽ có thể nhìn được những vật ở gần. Mặc dù đã có nhiều phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kính áp tròng và phẫu thuật điều chỉnh thị lực, nhưng mắt kính vẫn được sử dụng khá phổ biến. Những người trẻ tuổi thích đeo kính gọng vì trông có vẻ “tri thức”; kính giúp cho họ có được một dáng vóc của người trưởng thành, học thức, thu hút hơn với người đối diện, điều mà kính áp tròng không thể đem lại.
  • Đối với những bạn thích chơi thể thao với nhiều hoạt động đặc thù như bơi, trượt tuyết, đua xe xe tốc độ cao…kính sẽ giúp mắt được bảo vệ, tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi…giữ cho đôi mắt luôn ở trạng thái tốt nhất để hoàn thành xuất sắc chặng đua.
  • Ngoài việc, giúp bảo vệ đôi mắt tránh gió bụi, tránh được các tia UV có hại, kính còn là một phụ kiện thời trang không thể thiếu dành cho các bạn yêu thích thời trang như một phụ kiện đơn giản và hữu dụng. Tăng thêm cuốn hút cho người sử dụng…

Dù có nhiều chủng loại khác nhau, nhưng về cơ bản các cặp kính có cấu tạo gồm hai phần: gọng kính và tròng kính. Và qua một thời gian dài thì kính mắt cũng đã có những bước phát triển lớn, hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.

Sự phát triển của gọng kính

Trải qua nhiều cuộc cách mạng hóa với sự ra đời của nhiều loại nhựa mới và các kim loại khác nhau. Gọng kính đã được chế tạo với nhiều chất liệu, tùy thuộc vào đặc điểm mong muốn của gọng và nhu cầu của người sử dụng.

tong-quan-ve-kinh-mat
Gọng kính được chế tạo với nhiều chất liệu tùy thuộc vào mong muốn của người sử dụng

Ví dụ, đối với kính bảo hộ, gọng yêu cầu phải được làm từ vật liệu bền, nhẹ, chẳng hạn như polycarbonate. Nếu bạn bị dị ứng da, có lẽ bạn nên tìm kiếm các gọng mắt kính bằng vật liệu không gây dị ứng, chẳng hạn như titan hoặc thép không gỉ, để tránh tình trạng viêm da.

Với kính mắt thường, gọng kính thường được làm bằng nhựa ZYL và nhựa Acetate cao cấp, có độ đàn hồi tốt và màu đẹp dễ tráng lên các lớp màu sắc khác nhau để tạo nên những chiếc kính màu sắc rực rỡ.

Một số loại gọng kính thì có độ linh hoạt cao, giúp giảm khả năng gãy, vỡ, lý tưởng cho trẻ em.

Trong những năm gần đây các thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới như Calvin Klein, Jones New York và Marc Jacobs… đã giới thiệu đến nhiều phong cách mắt kính mới, mang đến luồng gió mới cho phụ kiện rất đỗi quen thuộc này, được nhiều người trên thế giới ưa chuộng, có thể kể đến như:

  • Mắt kính nữ: với hình dạng mắt mèo xinh xắn, cũng như các đường góc cạnh và các thiết kế phá cách đã tạo nên những điểm nhấn rất riêng.
  • Mắt kính nam: là những mẫu kính tinh tế, với các kiểu dáng mới bao gồm các logo và các mẫu thiết kế sang trọng giúp tôn lên bản lĩnh phái mạnh.
  •  Mắt kính Unisex:  là những mẫu kính mang thiết kế mới, không vành phá cách, phù hợp cho cả nam và nữ.
  • Mắt kính trẻ em: được các nhà thiết kế mắt kính chú ý trong những năm gần đây, thường có nhiều màu sắc vui tươi, dễ thương, chú trọng vào độ bền phù hợp với sự hiếu động của các bạn nhỏ.

Những tiến bộ về công nghệ tròng kính

Trải qua thời gian, công nghệ tròng kính cũng có những bước tiến vượt bậc, làm cho tròng kính hiện đại hơn, mỏng hơn, nhẹ hơn và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Điều này cũng là nguyên nhân giúp cho kính mắt phổ biến như hiện nay. 

Một số công nghệ tròng kính giúp ích trong điều trị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) phổ biến gồm:

Tròng kính phi cầu (Aspheric lense):

Đây là một loại tròng kính mỏng hơn, hấp dẫn hơn với tầm nhìn ngoại vi sắc nét hơn so với tròng kính thông thường.

tong-quan-ve-kinh-mat
Tròng kính phi cầu Aspheric lense

Các tròng kính nhựa có chỉ số chiết suất cao:

Các tròng kính nhựa có chỉ số chiết suất cao (High-index plastic lenses): tạo nên loại mắt kính chữa tật khúc xạ, mỏng hơn, nhẹ hơn so với các tròng kính thông thường và cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn trước các tia cực tím (UV) của mặt trời, cũng như các ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.

Các tròng kính công nghệ Wavefront:

Công nghệ Wavefront là một công nghệ mới giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn các vấn đề về thị lực. Dựa trên các phép đo rất chính xác về cách ánh sáng truyền qua tròng kính đến mắt, để tạo ra được một chiếc kính phù hợp nhất cho người sử dụng, giúp hình ảnh hiện lên sắc nét hơn.

Tròng kính Polycarbonate và Trivex:

Tròng kính Polycarbonate và Trivex mỏng hơn, nhẹ hơn và chống va đập gấp 10 lần so với tròng kính nhựa thông thường, khiến chúng trở thành lựa chọn hoàn hảo cho kính an toàn, kính thể thao và cả mắt kính cho trẻ em và người lớn năng động.

Tròng kính Polycarbonate và Trivex

Tròng kính đổi màu quang điện tử:

Tròng kính quang điện tử (Photochromic lenses ): giúp ngăn chặn 100% tia cực tím và tự động làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời khi nắng gắt

Tròng kính phân cực:

Tròng kính này giúp ngăn chặn các tác nhân gây chói mắt như: sóng phân cực ngang phản chiếu từ các vật thể phẳng như bể bơi, hồ nước, đường xá… Mang lại hình ảnh trung thực, cảm giác thoải mái và giảm mỏi mắt cho người đeo .

Lớp tráng phủ chống phản quang:

Lớp phủ AR giúp loại bỏ các sự phản xạ từ mặt trước và mặt sau của tròng kính mắt, và nhiều ánh sáng hơn sẽ đi qua được thấu kính để tối ưu hóa thị lực của bạn (đặc biệt hữu ích trong buổi đêm). Ngoài ra, và các ống kính trông gần như vô hình – giúp bạn thu hút hơn và giao tiếp bằng mắt tốt hơn.

Lớp tráng phủ chống phản quang sử dụng cho tròng kính mắt

Mắt kính lão thị

Lão thị là một tật khúc xạ thường ảnh hưởng đến hầu như tất cả mọi người sau tuổi 40… Lão thị cũng giống như viễn thị là nhìn gần không rõ nhìn xa thấy rõ do đó có thể khắc phục được bằng việc đeo một thấu kính lồi phù hợp. Càng tuổi cao thì tật lão thị càng trở nên nặng hơn đòi hỏi phải sử dụng thấu kính có độ lồi lớn hơn. Bên cạnh đó, những người đã cận thị, viễn thị hay loạn thị trước đây khi bị lão thị phải mang một loại kính khác chuyên dụng hơn là các loại kính có nhiều tiêu cự.

Mắt kính lão thị dùng cho người bị tật nhìn gần không rõ nhìn xa thấy rõ

Các loại kính đa tròng và kính đơn tròng trong điều trị lão thị bao gồm:

Kính lão hai tròng (Bifocals):

Kính hai tròng là loại kính thuốc với hai khẩu độ khác nhau có tác dụng quang học riêng biệt. Kính hai tròng thường được kê đơn cho những người bị lão thị và đồng thời cũng cần điều chỉnh cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.

Kính lão đa tròng (Trifocals):

Đây là loại kính có ba vùng khẩu độ khác nhau để nhìn ở các khoảng cách khác nhau:  gần, trung gian và xa. Và có thể được tùy chỉnh để phù hợp với người đeo.

Kính lão đa tiêu cự (Progressive lenses):   

Những tròng kính của loại kính này có nhiều ưu điểm so với hai loại kính bifocals và trifocals vì chúng cho phép người đeo tập trung ở nhiều khoảng cách khác nhau, không chỉ hai hoặc ba. Bên cạnh đó, chúng cũng không có những đường kẻ, cho phép chuyển tiếp vùng nhìn trơn tru, thoải mái hơn. Đây là loại kính phù hợp cho những người cần sự linh động, đa nhiệm.

Kính đọc sách (Reading glasses): 

Đây là loại kính đơn tròng có khả năng cho phép tầm nhìn của người đọc sách bị lão thị được phục hồi phần nào khi đeo các tròng kính này, nhưng các vật ở xa sẽ bị mờ qua kính. Kính đọc sách có thể được mua mà không cần toa bác sĩ, và thường có các khẩu độ sẵn trong các khoản từ +1.00 đến +3.00 độ.

Kính râm

Kính râm không chỉ vật dụng bảo vệ thị lực trước tia UV mà còn tạo nên phong cách

Kính râm (sunglasses) có lịch sử bắt nguồn là vật dụng hỗ trợ cần thiết cho phi công. Trải qua thời gian, kính râm đã trở thành một phụ kiện thời trang phổ biến với nhiều phong cách thiết kế mới lạ.

Ngày nay, kính râm đeo mắt không chỉ vật dụng để bảo vệ thị lực của bạn trước tia UV mà còn tạo nên phong cách riêng của mỗi người. Nhiều mẫu kính râm đã tạo nên các làn sóng thời trang lớn. Kính râm được phân ra thành 4 loại chính gồm:

  • Kính râm không độ (hay còn gọi là kính Plano)
  • Kính râm thời trang (kính râm được thiết kế riêng cho bạn)
  • Kính râm thuốc (kính râm được cắt theo đơn khám chỉ định của bác sĩ)
  • Kính râm trẻ em (dành cho trẻ em trai, gái hoặc loại unisex dùng chung cho cả hai giới)

Kính bảo vệ mắt khi chơi thể thao và kính bảo hộ (Sport & safety glasses)

Những người đam mê một số hoạt động thể thao và giải trí sẽ phải cần một số loại mắt kính chuyên dụng với các tính năng giúp bảo vệ mắt và có thể thêm một vài chức năng như điều chỉnh được thị lực (cho những người bị các tật khúc xạ)

Kính bảo vệ mắt khi chơi thể thao và kính bảo hộ

Kính thể thao:

Có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn, được thiết kế để bảo vệ mắt cho các hoạt động ngoài trời.

Mặt nạ lặn và kính bơi:

Mặt nạ lặn và kính bơi là loại kính chuyên dụng được thiết kế để phù hợp với các hoạt động dưới nước, ngăn không cho nước tràn vào trong mắt gây khó chịu mắt, ngoài ra kính lặn còn còn được làm từ loại vật liệu chịu được áp suất cao khi ở dưới nước không gây nứt kính nguy hiểm cho người đeo. Và trên thị trường còn có thêm các loại kính lặn và kính bơi có khẩu độ phù hợp cho các bạn bị các tật khúc xạ nhưng yêu thích những môn thể thao này.

Kính trượt tuyết:

Đây là loại kính dành cho môn thể thao trượt tuyết. Có nhiều loại kính trượt tuyết khác nhau, để có thể nhìn rõ trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Và có nhiều kích thước khác nhau cho bạn lựa chọn. Ở Việt Nam hiếm khi có tuyết, cho nên loại kính này không phổ biến.

Kính tập bắn:

Kính tập bắn là loại kính chuyên dụng dành cho những người săn bắn hoặc những người đam mê súng trường và súng ngắn. Kính cần phải cực kỳ dẻo dai và chống trầy xước, cũng như thiết kế đặc biệt để tăng cường độ tương phản và chống chói khi ở ngoài trời.

Kính bảo vệ:

Kính bảo vệ là loại kính bắt buộc cho các môn thể thao như bóng chày, đua xe để tránh các va đập mạnh có thể làm tổn thương mắt.

Mắt kính thể thao dành cho thanh thiếu niên và trẻ em:

Đây là loại kính đặc biệt quan trọng. Vì tỷ lệ các chấn thương mắt liên quan đến thể thao xảy ra ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ là rất lớn.

Kính an toàn và kính bảo hộ:

Trong một số môi trường làm việc, chẳng hạn như các công trường xây dựng, hoặc xưởng cơ khí, mắt bạn phải  tiếp xúc với các mối nguy hiểm như các hạt và mảnh vụn trong không khí, thì kính bảo hộ là một thiết bị cần thiết.

Một số lưu ý cho bạn khi lựa chọn mắt kính

Một số lưu ý khi lựa chọn mắt kính
  • Thứ nhất, khi chọn gọng kính, hãy chắc chắn rằng gọng phù hợp với  hình dáng khuôn mặt của bạn và làm cho khuôn mặt của bạn nổi bật nhất có thể nhất. Hãy nhớ chọn theo cách riêng của bạn đừng chạy theo ‘mốt’ nhé!
  • Thứ hai, cũng cần lưu ý rằng một số gọng kính không hoàn toàn phù hợp với một số loại tròng kính nhất định. Ví dụ, tròng kính đa tròng thì không thể hoạt động tốt trong một cái gọng nhỏ.
  • Và cuối cùng, luôn luôn xem xét đơn kính thuốc của bạn trước khi chọn kính.

Qua bài viết này mong các bạn đã tìm được những thông tin bổ ích cho mình. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé!

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim