Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Trong giai đoạn mầm non, thị lực của trẻ đang phát triển và rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Việc kiểm tra thị lực định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề như cận thị, viễn thị, loạn thị, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Hãy cùng Eyelight Việt Nam phân tích những dấu hiệu cảnh báo sớm về vấn đề thị lực ở trẻ em, từ đó giúp bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho con mình.
Contents
Những dấu hiệu cảnh báo sớm về vấn đề thị lực cho trẻ mầm non

Nếu con bạn đang gặp một hoặc nhiều trong số những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa gần nhất để được kiểm tra:
+ Đầu tiên, con thường xuyên ngồi quá gần tivi, cầm sách quá gần hoặc nhắm một mắt hoặc nghiêng đầu để đọc, xem tivi hoặc nhìn rõ hơn.
+ Thứ hai, trẻ thường xuyên dụi mắt, ngay cả khi không buồn ngủ, hoặc chảy nước mắt quá mức.
+ Thứ ba, trẻ hay tránh các hoạt động đòi hỏi tầm nhìn gần chẳng hạn như tô màu, đọc sách hoặc đòi hỏi tầm nhìn xa chẳng hạn như chơi bóng hoặc chơi thẻ.
+ Cuối cùng, nghiêm trọng hơn là trẻ hay kêu ca đau nửa đầu hoặc mỏi mắt.
Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là một trong những vấn đề phổ biến nhất của trẻ mầm non. Các tật khúc xạ chủ yếu bao gồm:
- Cận thị (Nearsightedness) là một vấn đề thị lực dễ mắc phải ở trẻ mầm non. Trẻ mắc bệnh cận thị sẽ khó nhìn hoặc nhìn mờ các vật ở xa như chữ viết trên bảng.
- Viễn thị (Farsightedness) là một tật khúc xạ phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, viễn thị đáng kể có thể dẫn đến lác và nhược thị (mắt lười).
- Loạn thị (Astigmatism) có thể khiến tầm nhìn của trẻ bị mờ hoặc các vật bị bóp méo ở mọi khoảng cách.
Hãy đưa ngay con bạn đến bác sĩ nhãn khoa ngay
Các tật khúc xạ trên có thể được khắc phục hoàn toàn bằng việc đeo kính mắt. Tuy nhiên, việc đầu tiên bạn nên làm là đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa gần nhất để được thăm khám. Ngay cả khi con bạn không có triệu chứng của tật khúc xạ hoặc các vấn đề về thị lực khác, bạn vẫn nên cho bé đi khám mắt trước 6 tháng tuổi, một lần nữa ở tuổi 3 tuổi.

Và đặc biệt, bạn nên đưa trẻ đi khám mắt trước khi con bắt đầu đến trường để kịp thời khắc phục mọi vấn đề thị lực có thể cản trở việc học tập. Trong suốt quá trình đi học, bạn cần thường xuyên đưa con đi kiểm tra mắt định kỳ để đánh giá sự thay đổi thị lực của trẻ.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên đưa con đến kiểm tra mắt toàn diện ở bác sĩ nhãn khoa thay vì chỉ kiểm tra thị lực ở phòng y tế trường hoặc ở khoa nhi.
Cách khuyến khích cho con bạn đeo kính
Nhiều các bậc cha mẹ khi mua kính mắt cho con thường không biết cách nào thuyết phục trẻ chấp nhận đeo chiếc kính của mình. Các con thường cảm thấy vướng víu và chán nản rồi bỏ kính ra ngay. Do vậy hãy áp dụng một số mẹo chọn kính cho con sau đây nhé:
Cho trẻ tự chọn gọng kính mình ưa thích
Nếu con bạn cần kính mắt, bạn hãy tạo cho con động lực đeo kính bằng cách cho trẻ tự chọn gọng kính cho mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn trước một vài kiểu với sự trợ giúp của chuyên gia nhãn khoa có kinh nghiệm. Sau đó mới cho con bạn lựa chọn chiếc cuối cùng mà bé thích đeo. Bên cạnh đó, bạn hãy đảm bảo gọng kính mới có thể đeo một cách thoải mái và không làm cho con khó chịu khi đeo.

Hãy giải thích cho trẻ hiểu lợi ích của việc đeo kính
Ngoài ra, bạn nên giải thích cho trẻ hiểu lợi ích của việc đeo kính, bằng các ví dụ cụ thể trong đời sống ví dụ như “Nếu con đeo kính, con có thể nhìn thấy rõ bóng hơn khi chơi bóng.”
Bạn hãy lên lịch kiểm tra mắt cho con
Bạn hãy lên lịch kiểm tra mắt và chọn kính mắt phù hợp với sinh hoạt của con bạn. Có một số trẻ sẽ tập trung hơn vào buổi sáng trong khi một số khác lại đỡ quấy khóc hơn sau bữa trưa hoặc sau khi ngủ dậy vào buổi chiều. Bạn nên chọn thời gian hợp lý để tránh đưa con bạn đến bác sĩ khi trẻ đang cảm thấy mệt mỏi hoặc đói.
Nhờ chuyên gia trợ giúp khi chọn gọng kính cho con
Khi chọn gọng kính, bạn cũng nên nhờ trợ giúp của các chuyên gia nhãn khoa có kinh nghiệm chọn giúp một vài mẫu phù hợp. Sau đó, cho con bạn lựa chọn chiếc kính mà con muốn đeo. Điều này giúp con bạn cảm thấy được tôn trọng và sẽ thích thú với chiếc kính mới hơn.
Hãy trở thành người tin cậy trong mắt con cái
Hãy trở thành người tin cậy trong mắt con cái, biến việc lựa chọn kính đeo trở thành một hoạt động ý nghĩa. Bạn có thể cùng thảo luận với con xem là con có biết đeo kính không và làm thế nào để nhìn kính rõ hơn với chiếc kính mới mua.
Chọn khung kính vừa vặn và thoải mái cho con
Hãy chắc chắn rằng khung kính bạn chọn vừa vặn và thoải mái cho con. Một khung kính không vừa sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn nhỏ nhé.