22 câu hỏi về thị lực trẻ em và cách bảo vệ thị lực cho trẻ

Nếu bạn chưa hiểu rõ về thị lực trẻ em và cách bảo vệ thị lực cho con mình, thì 22 câu hỏi và giải đáp từ chuyên gia sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đấy nhé:

Contents

Hỏi: Cháu trai tôi năm nay 13 tuổi. Cháu mới đeo kính cận được 1 năm nhưng cháu không thể nhìn thấy được chữa trên bảng khi học ở trường. Tôi có nên thay kính mới cho cháu không, thưa bác sĩ ? – Hoài Châu, Vĩnh Long.

Trả lời: Thực sự mà nói, nếu không trực tiếp khám mắt cho bệnh nhân thì tôi không thể đưa ra lời khuyên được. Tuy nhiên tôi có thể cho bạn một ít thông tin chung, có thể giúp ích được trong trường hợp của cháu.

Ở trong độ tuổi dậy thì, cơ thể của cháu sẽ có những thay đổi rất nhanh chóng bao gồm cả đôi mắt. Cơ thể thay đổi, làm cho mắt cháu rất dễ phát triển và tiến triển cận thị cũng như là rất dễ thay đổi tật khúc xạ chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng vài tháng). Do vậy nếu cháu có bị các vấn đề về thay đổi tật khúc xạ thì đây chỉ là một tình trạng rất bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng

Theo tôi, tốt hơn hết, bạn nên đưa cháu đi khám mắt để kiểm tra xem cháu có cần phải thay kính mới không và quan trọng nhất là giúp các bác sĩ sàng lọc được các vấn đề nguy hiểm có thể gây suy giảm thị lực của cháu

Hỏi: Con trai chúng tôi mới được có 1 tuổi, cháu cần phải đeo kính tới +2,00 độ (đi-ốp) để điều chỉnh viễn thị và điều trị bệnh lác mắt, nhưng cháu rất hiếu động và cứ mỗi lần đeo là liên tục tháo kính ra. Chúng tôi đã thử mọi cách như sử dụng dây cao su, giữ tay cháu, quấn  băng vải xung quanh mắt,… để giữ cho kính nằm yên trên mắt cháu, tuy nhiên đều không hiệu quả, mỗi lần như thế là cháu không chịu nghe lời và thường khóc thét lên. Bác sĩ có phương pháp nào để giúp cháu quen với đeo kính được không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ. – Mỹ Thanh, tp Bình Dương.

thao-luan-ve-thi-luc-tre-em
Tổng hợp các vấn đề thảo luận về thị lực trẻ em và cách bảo vệ thị lực cho trẻ

Trả lời: Đây là một câu hỏi thực sự rất khó để tôi có thể trả lời được thỏa đáng đáng, vì mỗi trẻ sẽ cần một phương pháp tập làm quen với kính khác nhau. Trước tiên, hãy làm sách chiếc kính để trẻ đeo thấy thoải mái. Và thường thì trẻ nhỏ sẽ chấp nhận đeo kính sau một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, trong trường hợp này thì bạn nên kiên trì thực hiện làm bất cứ điều gì để trẻ thấy thoải mái và bạn sẽ đeo được kính cho trẻ.

Hãy nhớ, đừng nhân nhượng với bé nhé! vì nếu bạn bỏ cuộc sớm, tình trạng viễn thị và bệnh lác mắt có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực của con bạn trong tương lai nhé. Chúc bạn sớm thành công.

Hỏi: Tôi có thể dùng một số hình ảnh (ví dụ hình ảnh đường sọc ngang và dọc) để phát hiện bệnh lácBệnh Lác: Lác mắt là một bệnh lý mà hai bên tròng mắt không thể nhìn về cùng một hướng, mà nhìn về hai hướng khác nhau, gây mắt thẩm mỹ và ảnh hưởng đến thị lực. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lác hiện vẫn chưa thể xác định được. Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng liệt cơ vận nhãn, suy nhược cơ mắt là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này. hoặc nhược thị ở trẻ sơ sinh được không?  Nếu trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi mắc các vấn đề đó thì tỉ lệ chữa khỏi là bao nhiêu phần trăm? – Hoài Ngọc, Bình Phước.

Trả lời: Câu trả lời đơn giản cho bạn là: Không. Thực tế các bác sĩ như chúng tôi chỉ sử dụng các hình ảnh đường sọc ngang và dọc có kích thước khác nhau để đo khả năng nhìn của trẻ sơ sinh mà thôi. Còn để phát hiện được mắt trẻ có khả năng bị nhược thị hoặc bị lác hay không thì chúng tôi cần phải có những thiết bị khác chuyên dụng hơn để xác định được bệnh.

Mặc dù, hiện nay ở Việt Nam có rất ít các bác sĩ chuyên về mắt sơ sinh ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Tuy nhiên bệnh lác và nhược thị ở trẻ em thì có thể được chữa khỏi hoàn toàn, bạn yên tâm. Tốt hơn hết hãy gặp các sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt để có các giải pháp cho vấn đề con bạn đang gặp phải nhé!

Hỏi: Con gái tôi năm nay 10 tuổi, cháu bị viễn thị và phải đeo kính từ năm 2 tuổi. Gần đây, chúng tôi thấy cháu không thể phân biệt được chiều sâu của vật thể. Vậy, làm thế nào để kiểm tra được mắt cháu có bị vấn đề gì đó hay không, thì phải làm sao để điều trị được bệnh cho cháu thưa bác sĩ? – Nguyễn Hồng Hà, Hải Dương

Xem video này hiểu thêm về cận thị và những việc phải làm để ngăn chặn được sự tiến triển của cận thị ở trẻ em.

Trả lời: Ở nước ta, hầu hết các bác sĩ nhãn khoa đều có thể kiểm tra được mức độ cảm nhận chiều sâu cho con bạn. Tuy nhiên, đây không phải là một bài kiểm tra đơn giản mà bạn có thể thực hiện được ở nhà đâu nhé.

Khả năng cảm nhận chiều sâu, hay còn gọi là thị giác lập phương (tiếng Anh là stereopsis), là khả năng mắt nhìn thấy sự vật theo 3 chiều. Hay nói đơn giản hơn, mỗi mắt của chúng ta sẽ thu nhận hình ảnh của mỗi vật ở một góc độ khác nhau, tạo thành 2 hình ảnh truyền lên não. Bộ não sẽ phân tích hai hình ảnh đó và ghép chúng lại với nhau, cho phép bạn nhìn thấy nhiều hơn một chiều của vật. Những người chỉ có một mắt hoặc những người có 2 mắt hoạt động độc lập với nhau, sẽ không thể cảm nhận được chiều sâu của vật.

Trong một số trường hợp, các rối loạn chiều sâu của vật có thể được điều trị dứt điểm bằng các liệu pháp thị lực.

Hỏi: Con trai tôi năm nay 14 tuổi và cháu đang bị cận thị. Bác sĩ khuyên chúng tôi nên cho cháu đeo kết hợp giữa kính áp tròng cứng thấm khí GP và kính đọc sách. Ngoài ra cháu cũng có thể đeo kính 2 tròng khi không sử dụng kính áp tròng. Vậy các phương pháp đó có hiệu quả không thưa bác sĩ?

Trả lời: Tôi hoàn toàn đồng ý là con bạn nên sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí (kính GP) để điều trị cận thị. Vì rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kính áp tròng GP có thể làm chậm tiến triển của cận thị rất hiệu quả.

Ngoài ra còn một phương pháp nữa cũng sử dụng kính tiếp xúc là phương pháp chỉnh hình giác mạc Ortho-K (orthokeratology). Phương pháp Ortho-K là một phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách đeo kính áp tròng cứng vào ban đêm trong lúc ngủ. Khi ngủ, kính sẽ tác động nhẹ nhàng vào giác mạc mắt giúp định hình tạm thời lại giác mạc và điều chỉnh được các tật khúc xạ của mắt. Đây là một phương điều trị cận thị rất hiệu quả và có thể áp dụng được cho các bệnh nhân mắc cận thị bẩm sinh.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng luân phiên giữa kính hai tròng với kính đọc sách có thể giúp làm chậm tiến triển của cận thị.

Đối với cá nhân tôi, thì tôi thích phương án sử dụng kính áp tròng GP hơn, tuy nhiên tôi cũng tôn trọng các phương pháp của các bác sĩ khác.

Hỏi: Con gái tôi năm nay 5 tuổi, cháu đang mắc phải hội chứng Stickler làm cho mắt của cháu bị cận thị rất nặng, tới 25 độ (đi-ốp) ở cả 2 mắt. Bác sĩ nói là đeo kính gọng không có tác dụng gì với cháu. Hơn nữa cháu có quá nhỏ để có thể đeo kính áp tròng. Hễ đeo kính áp tròng là cháu tháo ra và ném đi ngay. Vậy trong trường hợp của cháu thì cháu có thể thực hiện phẫu thuật để cải thiện thị lực được không? – Hân Phạm- Hà Nội.

Trả lời: Nếu con bạn không chịu đeo kính áp tròng, thì nguy cơ cháu bị nhược thị rất cao. Bạn có thể làm phẫu thuật cho cháu. Tuy nhiên có rất ít bác sĩ phẫu thuật tại Việt Nam có kinh nghiệm trong điều trị khúc xạ cho trẻ em ở độ tuổi của con bạn. Nên tốt nhất chúng tôi khuyên bạn nên thuyết phục cháu đeo kính áp tròng nhé.

Hỏi: Con tôi năm nay 7 tuổi. Khi tôi đi họp phụ huynh thì cô giáo chủ nhiệm của cháu nói với tôi rằng cháu đang mắc hội chứng thiểu năng quy tụ. Đó là bệnh gì, và tôi có thể làm gì để giúp cháu ? – Quốc Bình, Nam Định

Trả lời: Thiếu năng quy tụ là tình trạng 2 bên mắt chúng ta không thể phối hợp, làm việc “ăn ý” với nhau, dẫn đến mờ mắt, mỏi mắt và có thể gây ra hội chứng mắt song thị (Double vision), khiến  kỹ năng đọc và tiếp thu của trẻ bị suy giảm, … Và tính trạng đó còn tồi tệ hơn đọc sách quá lâu hoặc khi mệt mỏi.

Liệu pháp chữa thị lực vision therapy là một gợi ý chữa Hội chứng thiểu năng hội tụ

Hội chứng thiểu năng hội tụ, đôi khi có thể được chữa trị hoàn toàn bằng các liệu pháp chữa trị thị lực (vision therapy).

Hỏi: Con tôi 5 tuổi và chỉ có thị lực 5/10 ở cả hai mắt. Dấu hiệu đó có đáng lo ngại không và thị lực củavision therapy cháu có thể tự cải thiện theo thời gian không? – Thu Thủy, Tp. Hồ Chí Minh

Trả lời: Kết quả đo thị lực 5/10 sẽ không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe mắt của con bạn, do vậy bạn không cần để ý nhiều tới con số đó.

Điều bạn cần quan tâm đó chính là mắt con bạn có bị viễn thị, cận thị hoặc mắc chứng loạn thị hay không. Một việc quan trọng nữa không kém chính là con bạn có thể sử dụng cả 2 mắt với nhau tốt đến mức độ nào

Ngoài ra, nếu bạn vẫn chưa đưa con đi khám mắt thì thật lòng tôi khuyên bạn nên đưa trẻ đi khám ngay đi. Các bác sĩ sẽ nói cho bạn biết mắt của con bạn có thực sự tốt hay không.

Hỏi: Con tôi đã bị viễn thị và loạn thị từ khi 9 tuổi. Tình trạng này đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của cháu ở trường, đến mức kết quả của cháu cuối kì vừa rồi là đúng chốt bảng của lớp. Vậy con tôi có thể làm phẫu thuật để điều chỉnh thị lực được hay không và ở Việt Nam thì làm ở đâu là uy tín? Cảm ơn Bác sĩ. – Đức minh, Hà Nội

Trả lời: Sẽ không có một bác sĩ nào làm phẫu thuật mắt cho một đứa trẻ mới 9 tuổi đâu và cũng không cần thiết để làm phẫu thuật, vì tật khúc xạ ở lứa tuổi này vẫn chưa ổn định. Theo tôi bạn nên đưa cháu đi khám và tìm mua một loại kính áp tròng phù hợp với cháu.

Hỏi: Sau khi đưa con tôi đi khám mắt, một bác sĩ mắt đã ghi vào bệnh án cho 2 mắt của cháu là “giác mạc nhỏ”, vậy bệnh giác mạc nhỏ là gì? tôi thực sự rất lo lắng, tôi có thể làm gì để giúp cho con tôi, Thưa bác sĩ? Văn Phương, Nam ĐỊnh

Trả lời: Hội chứng Giác mạc nhỏ (microcornea) có thể được xem như là một dị tật bẩm sinh (tương tự như hội chứng sởi Rubella). Đây là một tình trạng, giác mạc mắt có đường kính nhỏ hơn đường kính trùng bình (dưới 11mm). Và các giác mạc loại này có cấu tạo dốc hơn một chút so với bình thường, do đó thường gây ra cận thị cho mắt của người mắc phải.

Nếu giác mạc của con bạn không bị đục, thì không cần phải điều trị, ngoại trừ khi bạn muốn khắc phục tật cận thị cho bé lúc còn nhỏ.

Bạn nên hỏi bác sĩ nhãn khoa xem phương pháp điều trị nào là cần thiết cho con, để bạn bớt lo lắng hơn.

Hỏi: Con trai tôi hiện nay 4 tuổi đang bị lác mắt (squint). Kính của cháu là + 4,00 / + 5,00 diop. Vậy cháu cần phải luôn đeo kính liên tục hay không? Hay có thể đeo kính áp tròng được không? – Quang Dũng, Đà Nẵng

Trả lời: Nếu mắt con bạn bị lác vào trong (lé trong), thì con bạn luôn phải đeo kính trong bất cứ trường hợp nào.

Ngoài ra, con bạn cũng có thể sử dụng kính áp tròng phù hợp với lứa tuổi của cháu, nhưng nếu không có lý do gì đặc biệt, thì tôi thường khuyên chỉ nên cho trẻ đeo kính áp tròng khi từ đủ 10 tuổi trở lên, vì ở độ tuổi đó con bạn mới có thể đủ trưởng thành và tự mình dùng lens một cách an toàn (tất nhiên là có sự giám sát của cha mẹ).

Hỏi: Các bé sơ sinh có thể nhìn rõ như một người trưởng thành hay không? – Khánh Vy, Hội An

Trẻ sơ sinh sẽ phải mất từ ba đến sáu tháng mới phát triển được thị lực đầy đủ

Trả lời: Không. Trẻ sơ sinh thường phải mất từ ba đến sáu tháng mới có thể phát triển được thị lực một cách đầy đủ và mới có thể nhìn rõ. Tuy nhiên, các em bé có thể nhận ra khuôn mặt của mẹ gần như ngay lập tức!

Hỏi: Tôi có một đứa con gái đang ở độ tuổi teen, cháu bị cận thị và muốn đeo kính áp tròng màu. Mặc dù, con bé cũng có cho tôi biết nó đã sử dụng chung kính áp tròng với bạn của nó vài lần và thỉnh thoảng tôi cũng có thấy nó đeo. Nhưng Tôi vẫn không cho cháu đeo vì tôi thấy con vẫn chưa có đủ lớn để tự mình sử dụng và bảo quản lens đúng cách. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là việc con tôi sử dụng kính áp tròng chung với bạn nó. Bác sĩ có thể cho tôi biết mối nguy hiểm của việc trao đổi kính áp tròng với nhau được không? Tôi phải làm gì để cháu không dùng chung kính áp tròng như vậy nữa? – Minh Thu, Bình Phước

Trả lời: Điều bạn đang lo lắng là rất đúng. Vì sử dụng chung hoặc trao đổi kính áp tròng cho nhau là rất nguy hiểm, có thể làm lây lan các vấn đề về mắt.

Trong nước mắt của con người có chứa rất nhiều vi khuẩn và cho dù là có ngâm rửa kính cẩn thận đến mức nào đi chăng nữa, bạn cũng không thể chắc chắn được đã loại bỏ được 100% vi khuẩn trên kính áp tròng của bạn, và nếu dùng chung các loại kính áp tròng rất có thể làm lây lan các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ,…

Hơn thế nữa, mỗi kính áp tròng sẽ có một hình dạng và kích cỡ khác nhau phù hợp với kích thước nhãn cầu khác nhau của từng người. Vì vậy, nếu đeo không đúng kính, mắt sẽ cảm thấy rất khó chịu; nguy hiểm hơn, giác mạc có thể sẽ bị rách hoặc xước, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Ngoài ra, mắt cũng có thể bị thiếu oxy hoặc phát triển các vấn đề khác.

Đối với con gái bạn, tôi khuyên bạn không cần phải quá nghiêm khắc với cháu, bạn có thể đưa cháu đến các bác sĩ mắt hoặc các chuyên gia nhãn khoa, họ có thể giúp bạn nói cho cháu hiểu những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng kính áp tròng sai cách và chỉ cho cháu cách đeo kính đúng nhất.

À nhân tiện, tôi nghĩ bạn có thể cho con bạn đeo kính áp tròng được rồi đấy, ở độ tuổi teen thì theo tôi cháu cũng đã có đủ nhận thức để tự bảo vệ an toàn cho mắt của mình, bạn không cần quá lo lắng đâu.

Hỏi: Kính áp tròng có hiệu quả trong điều trị mắt lác (strabismus) không? Khi đeo kính áp tròng người ta có dễ biết được mình bị lác không? Phẫu thuật có hiệu quả trong điều trị mắt lác khi trẻ nhỏ lớn lên không? Có phương pháp điều trị nào khác ngoài kính không? – Thùy Dương, Cần Thơ

Trả lời: Mắt lác hay mắt lé là tình trạng hai mắt không thể nhìn cùng một hướng được mà nhìn theo nhiều hướng khác nhau, một bên mắt thì có thể  nhìn thẳng về phía trước còn một bên mắt thì đảo lên trên hoặc xuống dưới, vào trong hoặc ra ngoài.

Kính áp tròng chỉ có tác dụng với một số loại lác mắt nhất định và có thể giúp cho mắt người đeo thẩm mỹ hơn . Nhưng đôi khi trong một vài trường hợp, kính cũng có tác dụng ngược lại làm cho bệnh lác mắt dễ bị chú ý hơn.

Và phẫu thuật có thể cải thiện được tình trạng bệnh, giúp mắt trẻ nhìn thẳng được một hướng khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào loại lác mắt nào nữa bạn nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia về liệu pháp nâng cao thị lực (vision therapy) để điều chỉnh lại mắt cho con của bạn, đây là một phương pháp sử dụng các bài tập và kỹ thuật kích thích bằng máy tính giúp điều trị các bệnh về mắt rất hiệu quả.

Hỏi: Con gái tôi được chẩn đoán là mắc chứng nhược thị và viễn thị nặng ở mắt trái. Cháu đang được đeo kính để điều trị. Tuy nhiên, cháu vẫn không thể đọc được chữ trên tivi từ khoảng cách 5 m. Chồng tôi thì nói kính mắt của con tôi đã bị đo sai. Tôi thì không đeo kính nên cũng không chắc, nhưng theo tôi thì con bé phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể quen được với kính và mới thấy rõ được, đúng không thưa bác sĩ? – Đặng Thị Hương, Hải Phòng

Xem video này để hiểu những nguyên nhân gây ra mờ mắt và làm thế nào chúng ta có thể khắc phục được.

Trả lời: Nhược thị (amblyopia) là tình trạng một bên mắt không nhìn rõ như bên mắt kia, ngay cả khi đã điều trị cho mắt đó tốt nhất có thể.

Tuy tôi không biết con gái bạn bao nhiêu tuổi, nhưng tôi có thể chắc chắn với bạn rằng: Kính sẽ phải mất một khoảng thời gian mới có thể cải thiện được thị lực của con bạn và cũng có thể có thêm một số thay đổi khác của đơn thuốc kính mắt trong vài năm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa bé đến các chuyên gia về các liệu pháp nâng cao thị lực để kiểm tra mắt. Các chuyên gia này rất có kinh nghiệm trong các trường hợp mắt nhược thị, có thể giúp mắt con bạn cải thiện được tình trạng

Tôi cũng khuyên bạn nên cân nhắc cho con sử dụng kính áp tròng khi bé đủ lớn và đủ nhận thức để sử dụng kính đúng cách. Kính áp tròng có thể giúp 2 mắt của cháu làm việc với nhau hiệu quả hơn và giúp cháu tiếp nhận được hình ảnh có kích thước bằng nhau hơn ( Vì kích thước hình ảnh có thể khác nhau ở mỗi mắt tùy theo độ dày của tròng kính mà con bạn đeo).

Hơn thế nữa, kính áp tròng cũng có thể giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho mắt ở các bệnh nhân bị nhược thị.

Hỏi: Con gái tôi 2 tuổi và có đồng tử ở một mắt lớn hơn đồng tử của mắt bên kia. Nguyên nhân là gì? Tôi có đưa bé đi khám, Bác sĩ có nói rằng mắt của cháu sẽ trở lại bình thường theo thời gian, nhưng tôi còn hơi lo lắng không biết có phải vậy không thưa bác sĩ. – Văn Phước, Bình Dương

Trả lời: Trường hợp của con bạn là 1 trường hợp hiếm, chỉ có khoảng 10 % số người trên thế giới có kích thước 2 bên đồng tử khác nhau (anisocoria).

Để xác định được nguyên nhân gây ra kích thước đồng tử không đều giữa 2 mắt thì phải có các xét nghiệm để loại trừ một số nguyên nhân. Những xét nghiệm này thường liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt.

Và đôi khi sự bất thường không phải nằm ở đồng tử lớn hơn mà là ở đồng tử nhỏ hơn. Thật sự tôi không biết rõ nguyên nhân của bệnh, vậy nên tôi cũng không thể nói rõ được liệu mắt con bạn có trở lại bình thường được hay không. Tốt hơn hết bạn nên đưa con đi khám mắt lại lần nữa để yên tâm hơn.

Hỏi: Tôi có nhận nuôi một bé trai 3 tuổi. cậu bé phát triển rất bình thường – có thể đi lại, nói chuyện, mặc quần áo, tự ăn và đi học mẫu giáo,… giống với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, cháu lại không thể nhận biết được màu sắc. Lúc trước, chúng tôi chỉ nghĩ rằng đó là do cháu chưa phát triển thị lực đầy đủ, nhưng đến hiện tại thì con vẫn chưa có được một chút cải thiện nào, cháu chỉ có thể nhìn được 2 màu là trắng và đen.

Bác sĩ có thể cho tôi biết thêm về bệnh mù màu được không? Tôi có thể làm gì để giúp được cho con trai của mình? – Anh Thư, Hà Nội

Trả lời: Con tôi 3 tuổi và có vẻ như cháu đang bị mù màu. Theo như tôi biết, không có cách nào kiểm tra chính xác khả năng cảm nhận màu sắc của đứa trẻ mới 3 tuổi. Điều này có đúng không thưa bác sĩ?

Hiện nay, có một số loại kính với màu sắc và lớp phủ tròng kính đặc biệt có khả năng giúp cho những người mù màu phân biệt được một số màu sắc cơ bản, bạn có thể tìm mua cho con bạn thử xem sao. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại kính này các bệnh nhân cần phải được thực hiện các bài xét nghiệm phức tạp mới có thể xác định được tròng kính phù hợp với tình trạng của con bạn.

Theo tôi, tốt hơn hết bạn nên đưa cháu đi kiểm tra mắt để được tư vấn, biết thông tin cụ thể về bệnh mù màu và cách tốt nhất để điều trị cho cháu.

Hỏi: Tôi đã đưa con gái 10 tuổi đi khám mắt định kỳ và bác sĩ nói dây thần kinh thị giác của bé bị phù, mặc dù mắt cháu không có bất kỳ bất thường nào cả. Sau đó cháu được chuyển sang chụp MRI. Câu hỏi của tôi là: con tôi có cần kính mắt để điều trị bệnh không, hay bệnh sẽ tự khỏi theo thời gian? – Đức Tấn, Hà Tĩnh

thao-luan-ve-thi-luc-tre-em
Theo bác sĩ chuẩn đoán đây có thể là hội chứng giả phù gai pseudopapilledema

Trả lời: Đây là một bệnh rất phổ biến ở các bé gái từ 10 – 12 tuổi.

Kính mắt sẽ không giúp được gì cho cháu. Còn tùy thuộc vào kết quả của chụp MRI, tuy nhiên theo tôi đoán có lẽ cháu đang mắc hội chứng giả phù gai (pseudopapilledema – sưng giả của dây thần kinh thị giác) đó là lý do tại sao mà cháu không có bất thường hay không phàn nàn gì về mắt trước khi đi khám. Nếu đúng như vậy, thì tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thị lực của con bạn,

Nhưng có một điều tôi muốn khuyên bạn là nếu bạn đưa con đi bệnh viện lần sau, bạn nên cho các bác sĩ biết tình trạng của con bạn trước để khỏi phải thực hiện lại các xét nghiệm này, gây lãng phí tiền bạc cho bạn.

Hỏi: Con trai tôi năm nay 11 tuổi, sau khi được kiểm tra áp lực mắt, xét nghiệm RHT và kiểm tra trên đèn khe. Các bác sĩ đã chẩn đoán cháu đang bị bệnh tăng nhãn áp di truyền ở tuổi vị thành niên, giai đoạn đầu và đã được kê cho một số loại thuốc nhỏ mắt để sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, theo tôi biết thì các loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề rối loạn sinh lý cho cơ thể do thuộc nhóm thuốc chẹn beta. Vậy, có loại thuốc mới nào không gây ra tác dụng phụ, để chữa bệnh này không? – Văn Quốc, TP. Huế

Trả lời: Có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng nhãn áp hiệu quả, nhưng loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ riêng. Vì mục đích chính của thuốc tăng nhãn áp là để kiểm soát được áp lực nội nhãn tối đa nhưng chỉ dùng với một lượng thuốc tối thiểu.

Và bạn nói rất đúng! Một số loại thuốc điều trị tăng nhãn áp thuộc nhóm chẹn beta  có thể gây ra liệt dương và cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục của người sử dụng. Nếu có tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng các loại thuốc thay thế khác

Hỏi: Độ tuổi bao nhiêu thì trẻ mới có thể thực hiện kiểm tra mắt được, nhằm chủ động theo dõi và chăm sóc dự phòng cho mắt của trẻ? Có thể phòng ngừa hoặc ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm về mắt bằng việc chẩn đoán sớm không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã hỏi câu hỏi này! Nhìn chung, nếu trẻ nhỏ có các vấn đề bất thường ở mắt, như trẻ hay bị nháy mắt liên tục hoặc thị lực rất kém ở một hoặc cả hai mắt thì vẫn sẽ có những phương pháp cơ bản để kiểm tra mắt cho hầu hết trẻ em trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi.

Ngoài ra, hiện nay cũng có những kỹ thuật riêng mà bác sĩ có thể sử dụng để kiểm tra mắt cho trẻ 6 tháng tuổi.

Phương pháp mà tôi hay sử dụng để khám mắt cho các bệnh nhân nhỏ tuổi (trong khoảng 3 tuổi) của mình đó chính là: Trong quá trình kiểm tra, khi trẻ đang tập trung nhìn vào một đồ chơi hoặc một bộ phim hoạt hình nào đó, tôi sẽ quan sát và đánh giá nhanh sức khỏe mắt cũng như tình trạng thị lực của trẻ (như cận thị, viễn thị, loạn thị, lác hay khả năng tập trung của mắt,…). Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể được áp dụng cho các bé trong khoảng từ 3 tuổi trở lên, còn đối với các cháu ở độ tuổi đang tập đi thì không thể thực hiện được.

Tôi cũng muốn nhắc bạn một điều quan trọng khác đó là: đừng dựa vào các buổi khám mắt ở trường để đánh giá mắt của trẻ. Khám tầm soát chỉ là căn cứ để đánh giá sự phát triển mắt ở trẻ em thôi, chứ không phải là một bài kiểm tra mắt thực sự và không thể cho biết được tình trạng thị lực của trẻ có tốt hay không. Bạn nên đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra mắt toàn diện cho con.

Hỏi: Bác sĩ mắt nói rằng con trai (8 tuổi) của tôi đang bị viễn thị và bảo cháu phải đeo kính. Nhưng, con tôi lại nói nó có thể nhìn thấy rõ và không muốn đeo. Vậy con tôi không cần đeo kính có được không? – Bùi Kim Thúy, TP. Nha Trang

thao-luan-ve-thi-luc-tre-em

Trả lời: Hầu hết trẻ em khi sinh ra đều sẽ bị một tật viễn thị gọi là “hyperopic” ( thuật ngữ chuyên môn trong ngành nhãn khoa) và khi trẻ nhỏ lớn lên, tật viễn thị này thường giảm dần. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ thì mắt sẽ tiếp tục mờ đi và gây nên cận thị.

Do vậy, trong một số ít trường hợp viễn thị là một vấn đề bình thường ở mắt của trẻ em và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thị lực cũng như trong các hoạt động sinh hoạt của con. Chỉ trừ trường hợp, viễn thị có thể gây khó khăn khi đọc gần hoặc các công việc đòi hỏi phải nhìn gần.

Việc kiểm tra khám mắt định kỳ thường xuyên được xem là việc rất quan trọng để đảm bảo tình trạng viễn thị không bị tiến triển nặng.

Hỏi: Con trai 3 tháng tuổi của tôi khi sinh ra bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt. Cháu đã được mổ để loại bỏ thủy tinh thể bị đục lúc 4 tuần và 5 tuần tuổi.

Tuy nhiên đục thủy tinh thể đã bị tái phát lại ở mắt phải, và trong cuộc phẫu thuật lần thứ hai, bác sĩ cho hay: thủy tinh thể của cháu đã bị lệch và các bác sĩ không chắc đó là tình trạng đục thủy tinh thể nguyên phát hay là thứ phát. Nếu đó là thứ phát, thì bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân gì gây ra bệnh đó? – Đặng Thị Hồng Chuyên- Lê Chân, TP. Hải Phòng

Trả lời: Thuật ngữ “đục thủy tinh thể thứ phát” dùng để chỉ sự mờ đục của bao nang, thường rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Đôi khi tình trạng này xảy ra là do sự xuất hiện của một dải mô sẹo (Fibrosis) phát triển trên bao nang.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến đục thủy tinh thứ phát đó là: Sau khi phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể nguyên phát, một số màng đục nhỏ vẫn có thể sót lại trên màng mắt. Và cơ thể có thể hấp thụ lại các màng đục này, gây ra đục thủy tinh thể lần thứ 2 (đục thủy tinh thể thứ phát), nhưng với một mức độ mờ đục nhẹ hơn so với đục thủy tinh thể ban đầu.

Lưu ý sau cùng

Những thông tin chúng tôi đưa ra ở trên chỉ mang tính chất tham khảo đối với một số bệnh lý cơ bản. Nếu bạn đang mắc phải các triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng, hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện mắt gần nhất để được thăm, khám điều trị kịp thời. Chúc gia đình bạn luôn có những đôi mắt khỏe mạnh nhất.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim