Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực bên trong mắt (áp lực nội nhãnÁp lực nội nhãn (IOP): là áp lực bên trong của mắt. Áp lực mắt được tạo ra bởi một lượng dịch kính lấp đầy trong khoang dịch kính. Áp lực nội nhãn cao là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp (còn được gọi là cườm nước, glôcôm hoặc thiên đầu thống).) cao hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị, nhãn áp cao có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mất thị lực vĩnh viễn.
Trên thực tế, một số người mắc chứng tăng nhãn áp nhưng không có bất kỳ tổn thương nào cho mắt hoặc ảnh hưởng đến thị lực. Tình trạng này chỉ có thể phát hiện thông qua khám mắt toàn diện và các bài kiểm tra thị giác.
Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng tăng nhãn áp có nguy cơ xảy ra cao hơn 10 đến 15 lần so với bệnh glocom góc mở nguyên phátGlocom góc mở nguyên phát: là một dạng bệnh lý của dây thần kinh thị giác, tiến triển mãn tính và thường liên quan đến việc tăng nhãn áp. Trong tình trạng này, góc tiền phòng của mắt vẫn mở, nhưng hệ thống lưới bè bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, dẫn đến giảm lưu thông thủy dịch và tăng áp lực nội nhãn. Sự gia tăng áp lực này có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến suy giảm thị lực và có thể gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. – loại bệnh cườm mắtBệnh cườm mắt: là thuật ngữ dân gian dùng để chỉ hai bệnh lý chính về mắt: cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước (glôcôm). phổ biến nhất. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy, có khoảng 4,5 đến 9,4% người Việt Nam trên 40 tuổi mắc chứng tăng nhãn áp. Tình trạng này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cườm mắt, đe dọa trực tiếp đến thị giác của người bệnh.
Contents
Làm thế nào để phát hiện bạn có bị tăng nhãn áp hay không?
Bạn không thể tự nhận biết mình bị tăng nhãn áp hay không vì bệnh này không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài như đau mắt đỏ. Qua quá trình khám mắt toàn diện, bác sĩ mắt sẽ đo nhãn áp của bạn và so sánh với mức bình thường. Chỉ số nhãn áp từ 21 mmHg trở lên thường là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.

Nếu bạn hình dung mắt mình như một quả cầu bị phồng lên nhờ áp suất thì bạn có thể hiểu rõ hơn tại sao cần phải theo dõi bệnh tăng nhãn áp. Áp suất quá cao và liên tục tăng, sinh ra một áp lực lớn bên trong mắt. Nó có thể làm hỏng dây thần kinh thị giácDây thần kinh thị giác: còn gọi là thần kinh sọ II, là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ não, đảm nhiệm vai trò truyền tải thông tin hình ảnh từ võng mạc của mắt đến não để xử lý và nhận thức thị giác. vô cùng mỏng manh của mắt.
Nguyên nhân gây ra chứng tăng nhãn áp
Các yếu tố gây ra tăng nhãn áp hầu như tương tự với các tác nhân gây bệnh tăng nhãn áp (cườm nước). Có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, mắt sản sinh quá nhiều nước. Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt được tạo ra trong mắt bởi thể mi – một cấu trúc nằm phía sau mống mắt. Chất lỏng chảy qua đồng tử và lấp đầy khoang trước của mắt – không gian giữa mống mắt và giác mạc.

Nước chảy ra khỏi mắt thông qua một cấu trúc được gọi là lưới trabecular, tại nơi tiếp giáp giữa giác mạc và mống mắt. Nếu thể mi tạo ra quá nhiều nước, áp suất trong mắt tăng lên, gây ra chứng tăng nhãn áp.
Thứ hai, mắt thoát nước không đủ. Nếu thủy dịch thoát khỏi mắt chậm, phá vỡ sự cân bằng vốn có của quá trình sản xuất và thoát nước mắt. Điều này cũng sẽ gây ra chứng tăng nhãn áp.
Thứ ba, một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây tăng nhãn áp. Thuốc steroid được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và các bệnh lý khác đã được chứng minh là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Ngay cả thuốc nhỏ mắt steroid được sử dụng sau khi tiến hành phẫu thuật bằng LASIK và phẫu thuật khúc xạ khác cũng có thể gây ra chứng nhãn áp cao ở những người nhạy cảm. Nếu bạn được kê đơn thuốc steroid vì bất kỳ lý do gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa để xem bạn có nên kiểm tra áp lực nội nhãn thường xuyên hay không.

Thứ tư, chấn thương mắt có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa việc sản sinh nước mắt và thoát nước từ mắt, có thể dẫn đến tăng nhãn áp. Đôi khi điều này có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau chấn thương. Trong quá trình khám mắt định kỳ, hãy nhớ thông báo cho bác sĩ được biết nếu bạn đã từng gặp phải bất kỳ chấn thương mắt nào gần đây hoặc trong quá khứ.

Chủng tộc, tuổi tác và tiền sử gia đình cũng đóng một vai trò trong nguy cơ mắc chứng tăng nhãn áp và cườm nước. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cao nhãn áp, nhưng người Mỹ gốc Phi, những người trên 40 tuổi và những người có tiền sử gia đình từng bị tăng nhãn áp, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người có số đo độ dày giác mạc trung tâm mỏng hơn bình thường cũng có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao.
Ngoài ra, tăng nhãn áp còn có liên quan đến một số bệnh lý khác về mắt, bao gồm hội chứng giả bong baoHội chứng giả bong bao: (Pseudoexfoliation Syndrome – PEX) là một bệnh lý hệ thống thường gặp ở người cao tuổi, đặc trưng bởi sự lắng đọng các chất dạng sợi bất thường trên các cấu trúc của mắt như mống mắt, thể thủy tinh và vùng bè. Sự tích tụ này có thể dẫn đến tăng nhãn áp và gây tổn thương dây thần kinh thị giác, một tình trạng được gọi là glôcôm giả bong bao., hội chứng phân tán sắc tốHội chứng phân tán sắc tố: Hội chứng phân tán sắc tố (Pigment Dispersion Syndrome – PDS) là một tình trạng mắt trong đó các hạt sắc tố từ mặt sau của mống mắt bị bong ra và phân tán vào các cấu trúc khác của mắt, đặc biệt là vùng bè. Sự tích tụ sắc tố này có thể cản trở quá trình thoát thủy dịch, dẫn đến tăng nhãn áp và nguy cơ phát triển bệnh glôcôm sắc tố. và viêm giác mạcViêm giác mạc: là tình trạng viêm nhiễm hoặc sưng tấy của giác mạc—lớp mô trong suốt, hình vòm ở phía trước mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Bệnh có thể do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) hoặc không do nhiễm trùng.. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào trong số kể trên, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị bạn khám mắt thường xuyên hơn để đo nhãn áp.
Cách điều trị tăng nhãn áp
Nếu bác sĩ nhãn khoa phát hiện bạn bị tăng nhãn áp, ông ấy sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt để giảm nhãn áp cho bạn. Bởi vì những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, một số bác sĩ sẽ chọn cách theo dõi nhãn áp của bạn và chỉ hành động nếu bạn có các dấu hiệu khác phát sinh do tăng nhãn áp.

Nếu thuốc nhỏ mắt không giúp giảm nhãn áp hiệu quả, bác sĩ nhãn khoa có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác, bao gồm phẫu thuật. Hãy nhớ rằng tình trạng tăng nhãn áp có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp, vì vậy bạn cần phải đo nhãn áp định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe mắt.