Sụp Mí Mắt Trên Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Sụp mí mắt trên (Ptosis) là một trong những vấn đề mắt rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sụp mí mắt trên thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Sụp mí mắt là gì?

Sụp mí mắt (Ptosis) là một từ chuyên khoa dùng để chỉ một bệnh lý ở mắt của con người. Những người mắc chứng sụp mí mắt thường có biểu hiện bị sụp mí mắt trên ở một bên hoặc cả hai bên mắt. Vùng da tại mí mắt trên của người bệnh có thể chùng xuống đáng kể, cản trở tầm nhìn và làm mất tính thẩm mỹ vốn có của đôi mắt.

 

Sụp mí mắt là một từ chuyên khoa dùng để chỉ một bệnh lý ở mắt của con người

Sụp mí mắt có thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc là bệnh lý phát sinh trong quá trình lão hóa. Tình trạng sụp mí mắt thường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt gây khó khăn cho những người lớn tuổi. Theo một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận tại Mỹ), cứ 842 ca sinh thành công tại Mỹ lại có 1 ca sinh bị sụp mí mắt bẩm sinh.

Các triệu chứng khi bị sụp mí mắt

Dấu hiệu rõ ràng, dễ nhận biết nhất của bệnh Sụp mí mắt chính là tình trạng mí trên của mắt bị chảy xệ, trùng xuống. Tình trạng này có thể xảy ra tại một bên mắt hoặc cả hai bên mắt. Tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân bị sụp mí có thể cảm thấy bị cản trở tầm nhìn một chút hoặc nghiêm trọng, Những người này thường sẽ có xu hướng phải ngửa đầu ra sau để mở rộng tầm nhìn trên cao hoặc liên tục phải nhướng mày để nhìn rõ hơn.

sup-mi-mat-tren
Mắt bị chảy xệ và trùng xuống là các triệu chứng phổ biến khi bị sụp mí mắt

Những người bị sụp mí mắt do quá trình lão hóa thường có biểu hiện ít rõ ràng. Mí mắt của bạn sẽ thay đổi từ từ qua các năm thay vì chảy xệ đột ngột. Một trong những cách để xác minh xem liệu bạn có đang bị chứng sụp mí mắt hay không là bạn hãy so sánh hai bức ảnh chụp chân dung thời gian gần đây và khoảng 10-20 năm trước. Đây sẽ là minh chứng rõ nhất để bạn có thể xác định bệnh lý này, bạn sẽ thấy mí mắt của mình đã thay đổi bao nhiêu qua thời gian.

Đôi khi bệnh sụp mí mắt có thể bị nhầm với một bệnh da liễu gọi là chứng nhẽ da (dermatochalasis) gây nên do thiếu hụt elastin. Elastin là một loại protein được cơ thể sản sinh ra để giúp các mô bên trong cơ thể có khả năng đàn hồi sinh lý.

Nguyên nhân của chứng sụp mí mắt

Một trong những nguyên nhân của chứng sụp mí là cơ nâng mi mắt có vấn đề. Các cơ này sau khi bị ảnh hưởng bởi sang chấn, chấn thương sọ não, ảnh hưởng từ các dây thần kinh,… sẽ không còn khả năng hoạt động bình thường khiến mí mắt càng ngày càng bị chùng xuống.

Một nguyên nhân khác cũng được coi là khá phổ biến gây nên chứng sụp mí mắt là bệnh lẹo mắt. Các mụn lẹo hình thành trên mí mắt có thể gây tổn thương các mô tại đây và khiến mí mắt bị sụp.

sup-mi-mat-tren
Bệnh lẹo mắt là nguyên nhân phổ biến gây sụp mí mắt trên

Nếu trẻ em mắc chứng sụp mí mắt bẩm sinh thì nguyên nhân thường bắt nguồn từ sự phát triển bất bình thường của các cơ vận nhãn trong thai kỳ. Các bé bị sụp mí mắt từ nhỏ bao giờ cũng có xu hướng ngửa đầu ra sau để mở rộng tầm nhìn, tránh mí mắt làm cản trở tầm nhìn của mình. Thói quen này kéo dài sẽ gây tổn hại lớn đến cấu trúc xương cột sống cũng như các đốt sống cổ.

Đối với các bệnh nhân lớn tuổi hơn thì chứng sụp mí mắt có thể bắt nguồn từ thói quen dụi mắt thường xuyên, các nếp nhăn hình thành do quá trình lão hóa,… Đặc biệt, đối với những người từng giải phẫu thẩm mỹ vùng mắt, từng phẫu thuật thay thủy tinh thể, khả năng bị sụp mí mắt cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường.

Ngoài ra nguyên nhân của chứng sụp mí mắt có thể bắt nguồn từ các vấn đề của mắt rất nghiêm trọng và tiềm ẩn như: rối loạn thần kinh thị giác, rối loạn vận nhãn, đột quỵ, u não hoặc ung thư dây thần kinh…

Các phương pháp điều trị chứng sụp mí mắt

Tùy mức độ nghiêm trọng của tật sụp mí mắt ở từng bệnh nhân mà bác sĩ nhãn khoa có thể đưa ra các tư vấn các phương pháp điều trị khác nhau.

Một số trường hợp sụp mí mắt ở mức độ nhẹ, gần như không ảnh hưởng đến thị giác, sức khỏe và thẩm mỹ thì có thể không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và khả năng quan sát tối thiểu thì bác sĩ sẽ đề xuất các phương án phẫu thuật sụp mí mắt (blepharoplasty). phẫu thuật sụp mí mắt sẽ có chức năng cải thiện khả năng đàn hồi của các cơ nâng mi, loại bỏ nếp nhăn, chất béo, mô mỡ thừa không cần thiết để tránh tình trạng bị trùng mi.

Phương án phẫu thuật nâng cơ mi mắt chỉ áp dụng với các bệnh nhân đã bị sụp mí mắt ở mức độ nặng. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật với cơ trán của bệnh nhân để các cơ này hỗ trợ nâng mí mắt lên.

sup-mi-mat-tren
Phương án phẫu thuật nâng cơ mi mắt áp dụng với các bệnh nhân đã bị sụp mí mắt

Nguồn ảnh: Thẩm mỹ viện Đông Á

Ngoài ra, sử dụng phương án phẫu thuật điều trị là biện pháp được khuyến nghị đối với các trường hợp bị sụp mí mắt bẩm sinh. Phẫu thuật sớm sẽ đảm bảo cho các bé không bị ảnh hưởng đến thị lực cũng như giảm khả năng bị nhược thị.

Nếu bạn chỉ bị sụp mí mắt nhẹ nhưng cảm thấy ngoại hình của bản thân bị ảnh hưởng thì hoàn toàn có thể đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và hỗ trợ tiến hành phẫu thuật nhé!

Phẫu thuật sụp mí mắt có rủi ro không?

Tất cả các phương pháp phẫu thuật đều có khả năng để lại di chứng nhỏ ngoài ý muốn cho bệnh nhân. Cụ thể, đối với phẫu thuật sụp mí mắt, các bệnh nhân có thể gặp tình trạng hai mí mắt lệch nhau một chút, vẫn có tình trạng bên cao bên thấp dù không đáng kể. Đôi khi cơ của một bên mí mắt có thể bị liệt ở mức độ nhẹ.

Phẫu thuật sụp mí mắt vẫn có di chứng nhỏ xảy ra

Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn cao. Ca phẫu thuật được bác sĩ có tay nghề tham gia sẽ đảm bảo không xảy ra các di chứng như khô mắt, mí mắt không nhắm lại hoàn toàn được,…

Một số thông tin bạn nên tham khảo là bác sĩ phẫu thuật của mình đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật sụp mí mắt hay chưa, tham khảo hình ảnh trước và sau phẫu thuật của các bệnh nhân hoặc tham khảo ý kiến trực tiếp từ họ.

Sụp mí mắt có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?

Theo lý thuyết thì chứng sụp mí mắt hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng các phương pháp phẫu thuật sụp mí mắt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể vẫn bị sụp mí trở lại sau phẫu thuật vài tháng hoặc vài năm. Hiệu quả của phương pháp phẫu thuật này phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của người bệnh, cơ địa cũng như tiểu sử các bệnh lý nền.

Các trường hợp sụp mí mắt cần đi khám bác sĩ ngay

Thường thì tình trạng mắt bị sụp mí không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Mắt bị sụp mí kèm theo các triệu chứng của đột quỵ như mờ mắt, liệt cơ mặt, tay và chân mất cảm giác, đau đầu dữ dội và gặp khó khăn khi phát âm.
  • Tình trạng sụp mí mắt đột ngột xuất hiện và phần mí mắt bị chùng gần như che toàn bộ tầm nhìn của bạn.
  • Mắt bị sụp mí kèm theo các triệu chứng như đau mắt đỏ, khó mở mắt, sốt cao.

 

Các trường hợp sụp mí mắt cần đi khám bác sĩ ngay

Nếu bạn đang có con nhỏ thì nên thường xuyên kiểm tra mắt của con, so sánh xem hai mắt của bé có linh hoạt hay không, phần mí mắt có đều nhau không. Bạn nên đặc biệt lưu ý nếu phát hiện con hay có thói quen ngửa cổ lên nhìn đồ vật vì mí mắt không chuyển động lên được. Ngay khi nghi ngờ con mình có nguy cơ bị sụp mí mắt, bạn hãy dẫn bé đến gặp bác sĩ nhãn khoa để có thể can thiệp y tế kịp thời.

Những người đã lớn tuổi cũng không nên chủ quan nếu phát hiện bản thân có nguy cơ sụp mí mắt. Bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám mắt tổng quát và xác định xem bản thân có cần thực hiện phẫu thuật mí mắt hay không nhé!

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim