Sưng mí mắt: khi nào cần lo lắng và tìm gặp bác sĩ?

Sưng mí mắt là tình trạng mắt phổ biến mà nhiều người gặp phải, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những vấn đề nhẹ như dị ứng đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Việc nhận biết các triệu chứng kèm theo và phân biệt giữa sưng mắt thông thường và sưng mắt bệnh lý đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Trong bài viết này, cùng Eyelight Việt Nam tìm hiểu về sưng mí mắt: các dấu hiệu nhận biết, cách phân biệt giữa sưng mắt do nguyên nhân thông thường và bệnh lý, cũng như hướng dẫn khi nào nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo sức khỏe đôi mắt của bạn.

Sưng mí mắt là gì?

Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt bị viêm hoặc có chất lỏng dư thừa (phù nề) trong các mô liên kết xung quanh mắt. Mắt bị sưng có thể gây đau hoặc không đau, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả mí mắt trên và dưới.

Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt bị viêm hoặc có chất lỏng dư thừa

Có nhiều nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng, bao gồm nhiễm trùng mắt, chấn thương mắt và nguyên nhân phổ biến nhất là do dị ứngDị ứng: Là phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể với các vật thể lạ (như: phấn hoa, lông động vật, v.v.). Các triệu chứng phổ biến khi mắt bị ảnh hưởng là đỏ, ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mắt, mí mắt sưng và mí mắt dính lại với nhau. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem bài viết về dị ứng mắt.
Sưng mí mắt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng về mắt có khả năng đe dọa đến thị lực như:

  • Viêm tổ chức hốc mắtViêm tổ chức hốc mắt: là tình trạng nhiễm trùng cấp tính các mô mềm trong hốc mắt, gây sưng đau mí mắt trên và dưới, có thể lan đến lông mày và má. Triệu chứng bao gồm mắt lồi, giảm thị lực, sốt và đau mắt. Nguyên nhân thường do vi khuẩn từ nhiễm trùng xoang; các nguyên nhân khác gồm lẹo mí mắt, vết cắn côn trùng hoặc chấn thương mí mắt. Đây là trường hợp cấp cứu, cần điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay để ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh thị giác và các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Bệnh GravesBệnh Graves: là một rối loạn tự miễn dịch mắt liên quan đến các bất thường của tuyến giáp; các triệu chứng của bệnh này bao gồm co mí mắt, mắt lồi, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu ở mắt, nhìn đôi, giảm thị lực, mắt đỏ hoặc hồng và khả năng hoạt động của mắt bị hạn chế.
  • Viêm kết mạc herpes

Bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay để tiến hành khám mắt nếu thấy tình trạng sưng mí mắt vẫn không hết, thậm chí có chiều hướng xấu đi hoặc thay đổi theo thời gian.

Triệu chứng

Sưng mí mắt có thể do bạn dị ứng hoặc nhiễm trùng mắt.

Sưng mí mắt là một trong những dấu hiệu để nhận biết mắt bạn đang có vấn đề, chẳng hạn như mắt đang bị dị ứng hoặc nhiễm khuẩn. Sưng mí mắt thường đi kèm với một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Kích ứng mắt: bị ngứa hoặc cảm giác mắt bị cộm
  • Nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng)
  • Tiết quá nhiều nước mắt, dẫn đến chảy nước mắt liên tục
  • Tầm nhìn bị che khuất (tùy thuộc vào mức độ sưng nhiều hay ít)
  • Mi mắt phát ban đỏ
  • Đỏ mắtviêm kết mạc
  • Tiết dịch mắt
  • Mí mắt bị khô hoặc bong tróc
  • Đau nhức, đặc biệt khi mí mắt bị sưng do nhiễm trùng

Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ lượng hơn một số triệu chứng phổ biến nhất của sưng mí mắt nhé:

Ngứa mắt

Mí mắt sưng có thể do mắt bạn bị dị ứng gây ra ngứa mắt

Mí mắt sưng có thể do mắt bạn bị dị ứng. Hầu như toàn bộ trường hợp dị ứng đều gây ra ngứa mắt. Các chất gây kích ứng – như phấn hoa, bụi và lông động vật – gây ra sự giải phóng các hợp chất gọi là histamine trong các mô quanh mắt, dẫn đến ngứa mắt, đỏ mắt và sưng.

Nhạy cảm với ánh sáng

sung-mi-mat-co-nghiem-trong-khong
Mí mắt của bạn có thể sưng lên do phản ứng với ánh sáng

Mí mắt của bạn có thể sưng lên do phản ứng với ánh sáng. Khi mắt bạn không thể dung nạp ánh sáng thì y khoa gọi đó là chứng sợ ánh sáng (photophobia) hoặc mắt nhạy cảm với ánh sáng (light sensitivity). Các nguồn như ánh sáng mặt trời, ánh sáng huỳnh quang và ánh sáng đèn sợi đốt đều có thể gây khó chịu, khiến bạn phải nheo mắt hoặc nhắm tịt mắt lại. Chứng nhạy cảm với ánh sáng còn có thể khiến bạn bị nhức đầu.

Tiết nước mắt quá nhiều

sung-mi-mat-co-nghiem-trong-khong
Mí mắt bị sưng có thể do mắt bạn tiết ra nước mắt quá nhiều

Mí mắt bị sưng có thể do mắt bạn tiết ra nước mắt quá nhiều (người ta gọi tình trạng “chảy nước mắt quá mức”- watery eyes), cũng giống như bạn khóc nhiều thì mắt bị sưng lên vậy.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến watery eyes? Nguyên nhân cơ bản là do bạn bị hội chứng khô mắt mãn tính, khi đó mắt phải tiết ra nước mắt quá nhiều để giảm tình trạng khô mắt. Nhưng trên thực tế, chất lượng nước mắt đó (do tuyến lệ tiết ra) không đảm bảo chất lượng nên tình trạng khô mắt không được cải thiện.

Mắt đỏ

sung-mi-mat-co-nghiem-trong-khong
Vấn đề mắt đỏ hoặc mắt đỏ ngầu đều rất phổ biến

Tình trạng mắt đỏ cũng có thể khiến cho mí mắt của bạn bị sưng. Vấn đề mắt đỏ hoặc mắt đỏ ngầu đều rất phổ biến và chúng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế, mắt đỏ chỉ là một triệu chứng chung của hàng loạt vấn đề về mắt hay bệnh lý mắt từ lành tính cho đến nguy hiểm.

Gỉ mắt (ghèn mắt)

sung-mi-mat-co-nghiem-trong-khong
Khi bị sưng mí mắt bạn ngủ qua đêm sẽ có nhiều gỉ mắt tích tụ

Gỉ ở mắt, hay còn gọi là ghèn mắt, có thể gây sưng mí mắt. Gỉ mắt là hỗn hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác tích tụ ở khóe mắt khi bạn ngủ. Nó có thể ở trạng thái ướt dính hoặc khô và đóng vảy, tùy thuộc vào lượng chất lỏng có trong gỉ mắt còn nhiều hay đã bị bốc hơi hết.

Khô mắt

sung-mi-mat-la-gi
Sưng mí mắt sẽ đi kèm theo triệu chứng khô mắt

Hội chứng khô mắt có thể gây ra một loạt vấn đề, trong đó có sưng mí mắt. Hội chứng khô mắt là do tình trạng thiếu chất bôi trơn và độ ẩm trên bề mặt mắt trong thời gian dài (bệnh mãn tính). Hậu quả của tình trạng khô mắt là gây ra kích ứng mắt do mi mắt và củng mạc bị cọ xát, dẫn đến viêm nhiễm thậm chí để sẹo ở bề mặt trước của mắt.

Đau mắt

sung-mi-mat-la-gi
Đau mắt là một cụm từ chung để mô tả cảm giác khó chịu ở mắt.

Đau mắt thường kèm theo tình trạng mờ mắt, đỏ mắt (mắt đỏ ngầu), nhạy cảm với ánh sáng và mí mắt sưng lên. Đau mắt là một cụm từ chung để mô tả cảm giác khó chịu ở mắt.

Phân biệt sưng mắt bệnh lý và sưng mắt thông thường

Cần phân biệt sưng mắt bệnh lý và sưng mắt thông thường: Sưng mắt bệnh lý (swollen eyes) thường được dùng để mô tả phản ứng miễn dịch của mắt đối với dị ứng, nhiễm trùng hoặc chấn thương mắt. Trong khi sưng mắt thông thường (puffy eyes) được dùng để chỉ đặc điểm ngoại hình của mắt bị sưng do giữ nước, thiếu ngủ hoặc các đặc điểm di truyền như quầng thâm dưới mắt.

Dưới đây là bảng phân biệt giữa sưng mắt thông thường và sưng mắt bệnh lý:

Tiêu chí Sưng mắt thông thường Sưng mắt bệnh lý
Nguyên nhân
  • Giữ nước: Tiêu thụ quá nhiều muối, thiếu ngủ, căng thẳng.
  • Khóc nhiều: Gây tích tụ chất lỏng quanh mắt.
  • Dị ứng nhẹ: Phấn hoa, bụi, lông động vật.
  • Viêm kết mạc: Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.
  • Chắp, lẹo mắt: Nhiễm trùng tuyến dầu hoặc nang lông mi.
  • Viêm mô tế bào hốc mắt: Nhiễm trùng sâu trong mô mí mắt.
  • Bệnh Graves: Rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến mắt.
  • Viêm bờ mi: Viêm mạn tính ở bờ mi.
Triệu chứng
  • Sưng nhẹ ở mí mắt, thường không đau.
  • Không kèm theo đỏ mắt hoặc tiết dịch bất thường.
  • Thường tự giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh.
  • Sưng mí mắt kèm theo đau, đỏ, ngứa hoặc nóng.
  • Tiết dịch mắt bất thường, có thể là mủ hoặc chất nhầy.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục.
  • Giảm thị lực hoặc cảm giác có dị vật trong mắt.
Mức độ nghiêm trọng Thường nhẹ, không ảnh hưởng đáng kể đến thị lực hoặc sức khỏe tổng thể. Có thể nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị lực và cần điều trị y tế kịp thời.
Thời gian hồi phục Nhanh chóng, thường trong vòng 24 giờ với biện pháp tự chăm sóc. Phụ thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị; có thể kéo dài nếu không được chăm sóc đúng cách.
Khi nào cần gặp bác sĩ Không cần, trừ khi triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng. Nên gặp bác sĩ nếu sưng mí mắt kèm theo đau nhức, đỏ mắt, giảm thị lực, tiết dịch bất thường hoặc không thuyên giảm sau vài ngày.

Khi nào đến gặp bác sĩ nhãn khoa?

Nếu sưng mí mắt kèm theo các triệu chứng như đau nhức, đỏ mắt, giảm thị lực, tiết dịch bất thường hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim