Cách phòng tránh Hội chứng rối loạn thị giác do sử dụng vi tính ở trẻ nhỏ

Bạn đã bao giờ tự hỏi về tần suất sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác của trẻ nhỏ? Bởi vì câu trả lời thật sự có thể khiến bạn bất ngờ. Đặc biệt là với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, không quá khó để ta bắt gặp hình ảnh những ông bố bà mẹ con/cháu sử dụng máy tính, điện thoại chơi, xem phim mỗi khi muốn dỗ chúng ăn cơm hay dỗ chúng nín khóc.

Ở những lứa tuổi lớn hơn, ta cũng có thể thấy hình ảnh những đứa trẻ chăm chú vào màn hình máy tính với đủ các thể loại giải trí như trò chơi, phim ảnh. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ thường xuyên từ khi còn nhỏ như vậy nếu không đúng cách, lâu dài có thể dẫn đến một bệnh lý nguy hại về thị giác, được gọi là “Hội chứng thị giác máy tính”- Computer Vision Syndrome (CVS).

Các con số thống kê về ảnh hưởng của máy tính tới thị lực

Một báo cáo thống kê về việc sử dụng các thiết bị công nghệ để truy cập internet vào năm 2018 của WeareSocial Hootsuite cho thấy ở Việt Nam hiện nay có khoảng 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019; và khoảng 97% người trưởng thành có sở hữu các thiết bị truyền thông tivi. Qua đó có thể thấy được rằng thế hệ trẻ em ngày nay đang lớn lên trong một thời kỳ đại chúng hóa và hiện đại hóa công nghệ. Do đó, trẻ nhỏ có cơ hội được tiếp cận với các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại,… tại gia từ lứa tuổi rất sớm.

cach-phong-tranh-hoi-trung-roi-loan-thi-giac-may-tinh
Việc sử dụng các thiết bị điện tử khi còn nhỏ hiện nay càng ngày càng tăng. Liệu chúng ta có nên quan ngại về thời gian trẻ nhỏ sử dụng những thiết bị điện tử trong một ngày? (nguồn ảnh: internet)

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát “Thực trạng sử dụng thiết bị thông minh của trẻ em Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa – Giáo dục và Đời sống xã hội và Công ty Nghiên cứu Thị trường Epinion thực hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,… cũng cho thấy kết quả:

– Tại Việt Nam, gần 80% trẻ dưới 6 tuổi được cha mẹ cho sử dụng các thiết bị di động thông minh (smartphone, máy tính bảng), trong đó trẻ dưới 3 tuổi chiếm gần 20%, trẻ từ 3-5 tuổi chiếm khoảng 59%.

– Cũng theo kết quả khảo sát này, trung bình trẻ dùng thiết bị số từ 30-60 phút/ngày. Tuy vậy, vào những ngày nghỉ trong tuần hoặc dịp lễ tết, phụ huynh thường có xu hướng cho trẻ sử dụng thiết bị số nhiều hơn so với ngày thường ( từ 3-4 giờ/ngày).

Việc sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ nhỏ chỉ mới trong khoảng hai thập kỷ đổ lại đây bỗng tăng lên một cách nhanh chóng và trở thành một vấn đề nhận được sự chú ý của xã hội. Vì thế, chưa có cơ sở khoa học vững chắc nào khẳng định mối quan hệ giữa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với những nguy hại tiềm tàng của nó lên thị lực ở trẻ nhỏ trong một thời gian ngắn hay lâu dài về sau.

Tuy vậy, việc sử dụng các thiết bị điện tử từ khi còn nhỏ trong những khoảng thời gian ngày càng tăng đang dấy lên nhiều lo lắng cho các bác sĩ nhãn khoa về chất lượng thị lực ở trẻ nhỏ.

Nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng các thiết bị số ở trẻ em

Các bác sĩ nhãn khoa đang rất lo ngại về mối quan hệ giữa thị lực và việc dùng các thiết bị số – thời gian sử dụng càng nhiều thì nguy cơ rủi ro dẫn đến các bệnh lý về mắt như là tật cận thị càng cao.

Trẻ em mắc tật khúc xạ càng tăng

cach-phong-tranh-hoi-trung-roi-loan-thi-giac-may-tinh
Thời gian sử dụng thiết bị điện tử nhiều có thể gây ra tật cận thị càng cao

Các thống kê và khảo sát gần đây ở Việt Nam cũng thể hiện rõ nét mối liên hệ này. Tại hội thảo “Những trường hợp khó trong việc khám và điều trị tật khúc xạ ở trẻ em” do Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức, các chuyên gia đã công bố về tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ tật khúc xạ của trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 – 15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20 – 40% ở khu vực thành thị, và từ 10- 15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc tật này là 50%.

Còn ở các trường đại học, nhất là ở các trường có đầu vào khó khăn như Đại học Bách khoa, hơn 70% sinh viên bị cận thị, rất nhiều sinh viên bị cận thị nặng.

Điều đáng chú ý ở đây là sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người mắc các tật khúc xạ diễn ra ra song song với sự đại chúng hóa của công nghệ và lượng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng được kéo dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày có thể lên đến 10 giờ. Việc xem các thiết bị điện tử vượt gấp nhiều lần chuẩn cho phép được cho là nguyên nhân khiến tỷ lệ bị bệnh về tật khúc xạ tăng cao tại Việt Nam. Hơn nữa, việc sử dụng các thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian dài ở lứa tuổi còn nhỏ tiềm tàng nguy cơ rất lớn cho sự phát triển của các bệnh lý về mắt như cận thị, loạn thị về sau này.

Trẻ em mắc hội chức thị lực máy tính (CVS) ngày càng tăng

Bên cạnh đó, các chuyên gia về mắt cũng đang đối mặt với một nỗi lo ngại khác, khi mà hiện nay số lượng bệnh nhân là trẻ nhỏ đến khám bệnh có triệu chứng của Hội chứng thị giác máy tính (CVS) ngày càng tăng. Hội chứng này thường được biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng như mắt dễ bị căng thẳng hay mỏi mệt, nhất là khi chăm chú nhìn gần. Khô mắt, nóng rát, ngứa hoặc chảy nước mắt cũng là những rối loạn mà người sử dụng máy vi tính thường gặp. Bên cạnh đó còn có biểu hiện nhức đầu, đau nhức hốc mắt và đau cổ, đau lưng, mỏi vai và tay do tư thế ngồi không đúng.

Ánh sáng xanh năng lượng cao được phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác cũng được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng thị giác máy tính. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã cho rằng ánh sáng xanh có khả năng kích hoạt phản ứng chuyển oxy gây tổn thương võng mạc nếu mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian nhất định. Hơn thế nữa, sự kích ứng ở võng mạc do tiếp xúc với ánh sáng xanh còn làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng (Age-related Macular Degeneration) về sau.

cach-phong-tranh-hoi-trung-roi-loan-thi-giac-may-tinh
Tiếp xúc với ánh sáng xanh làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Tuy rằng chúng ta vẫn còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể khẳng định rõ những tác hại và ảnh hưởng lâu dài của ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử lên thị lực của con người, nhưng các chuyên gia nhãn khoa vẫn khuyên rằng mọi người nên có ý thức phòng tránh ngay từ bây giờ, bởi trong quá trình thế hệ trẻ hôm nay trưởng thành, chúng sẽ phải đối diện với khả năng tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị số với tần suất lớn hơn rất nhiều so với các thế hệ trước kia.

Nên làm gì để phòng tránh?

Khi gặp các triệu chứng của hội chứng thị giác máy tính (CVS) như nhức đầu; khô rát, căng mỏi mắt hay các vấn đề về tư thế; điều tốt nhất bạn nên làm là tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa để có được sự khám và chữa bệnh đáng tin cậy nhất. Nhận được sự chẩn đoán rõ ràng không chỉ khiến giải tỏa những lo lắng và khó chịu không cần thiết mà còn nâng cao kiến thức, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý mắt hay các tật khúc xạ về sau.

Bên cạnh việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ, dưới đây là một số điều lưu ý bạn có thể động viên trẻ thực hiện để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng thị giác máy tính ở trẻ em và giữ cho đôi mắt trẻ luôn khỏe mạnh, tinh nhạy và đảm bảo thị lực tốt:

1. Cho mắt nghỉ thường xuyên

Cho mắt nghỉ thường xuyên

Có một kĩ thuật giúp chống mỏi mắt rất tốt khi sử dụng các thiết bị điện tử gọi là “nguyên tắc 20-20-20”: cứ sau mỗi 20 phút xem máy tính bạn ngừng nhìn vào màn hình, thay vào đó hãy nhìn vào khoảng không hay một điểm gì đó ở khoảng cách 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây. Điều này có thể giúp cho cơ mắt được nghỉ ngơi và giảm nguy cơ giãn mỏi mắt, đau nhức đầu do mệt mỏi gây ra.

2. Tập các bài tập kéo giãn cơ

Tập bài tập kéo giãn cơ theo nguyên tác 20-20-20

Khoảng thời gian ngắn cho mắt nghỉ theo “nguyên tắc 20-20-20” là lúc hợp lý nhất cho trẻ nhỏ rời khỏi vị trí sử dụng máy tính hay các thiết bị điện tử khác để đứng lên và thực hiện vài động tác giãn cơ hay tư thế yoga cơ bản giúp thư giãn cơ bắp. Việc vận động và kéo dãn các cơ bắp giúp làm giảm thiểu sự khó chịu ở khu vực mắt, đầu, cổ và các bộ phận khác trên cơ thể gây ra do căng cơ. Ngoài ra, kéo giãn cơ còn giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể và tăng cường sự tập trung.

3. Dành thời gian ở ngoài trời nhiều hơn

Dành thời gian cho trẻ chơi ở ngoài trời nhiều hơn

Dành nhiều thời gian hơn ở ngoài trời giúp trẻ có cơ hội tăng cường các hoạt động thể chất và giảm thiểu những căng thẳng liên quan tới hội chứng thị giác máy tính. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy được lợi ích của việc hoạt động thể chất ngoài trời giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý mắt như cận thị, loạn thị,…

4. Sử dụng mắt kính cận phù hợp

Sử dụng mắt kính cận phù hợp trong việc bảo vệ mắt khỏi hội chứng thị giác máy tính

Đối với những trẻ nhỏ đã sử dụng kính cận, hãy tìm kiếm các thông tin cần thiết từ các bác sĩ nhãn khoa về các tròng mắt cận có tác dụng tốt trong việc bảo vệ mắt khỏi hội chứng thị giác máy tính như tròng mắt kính đổi màu (photochromic lenses) hay tròng mắt kính có lớp phủ chống phản chiếu (anti-reflective coating). Sử dụng loại mắt kính cận hợp lý giúp bảo vệ mắt và làm giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp của mắt với ánh sáng xanh từ máy tính hay ở bên ngoài.

5. Điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý

Điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý khi dùng máy tính cho trẻ nhỏ

Bằng việc điều chỉnh tư thế ngồi khi dùng máy tính cho trẻ nhỏ, ta có thể giảm thiểu được sự căng mỏi cổ, đau lưng, cũng như giữ cho mắt trẻ được thoải mái nhất. Tư thế ngồi chuẩn: ngồi để đầu và cổ thẳng đứng và thẳng hàng với thân mình, không cúi xuống hoặc nghiêng lại. Trực tiếp đối mặt với màn hình máy tính; giữ khuỷu tay thoải mái gần với cơ thể. Định vị màn hình máy tính sao cho phía trên cùng của màn hình ở hoặc thấp hơn một chút so với mức mắt của trẻ. Bên cạnh đó, khi dùng các thiết bị di động thông minh, nên để mắt cách xa màn hình một khoảng từ 40-50 cm để giảm thiểu tối đa tác động của ánh sáng xanh lên mắt.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim