Phẫu Thuật Dịch Kính Võng Mạc Và Cắt Dịch Kính

Phẫu thuật dịch kính võng mạc (vitreoretinal surgery) ở mắt bao gồm một nhóm các thủ thuật được thực hiện ở sâu bên trong mắt người bằng tia laser hoặc các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng.

Đúng như tên của nó, loại phẫu thuật tinh vi này diễn ra ở cả pha lê thể dạng gel (dịch kính) và màng nhạy sáng (võng mạc).

Các thủ thuật và phương pháp tiếp cận bằng laser khác nhau có thể giúp phục hồi, giữ gìn và tăng cường thị lực cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về mắt như: bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh võng mạc tiểu đường, xuất huyết dịch kính do tiểu đường, lỗ hoàng điểm, bong võng mạc, màng tăng sinh và viêm võng mạc do virus Cytomegalovirus.

Ai là người có thể thực hiện phẫu thuật dịch kính võng mạc?

Không phải bác sĩ nào cũng có thể làm phẫu thuật cắt dịch kính võng mạc (hay còn gọi là phẫu thuật cắt pha lê thể -Vitrectomy). Chẳng hạn như bác sĩ nhãn khoa khám tổng quát, phụ tá bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ đo thị lực không thể làm phẫu thuật này. Họ thường sẽ giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa dịch kính-võng mạc để làm loại phẫu thuật này.

Bác sĩ nhãn khoa tổng quát có thể giải quyết và phẫu thuật các rối loạn dịch kính

Cụ thể, bác sĩ nhãn khoa tổng quát có thể giải quyết và phẫu thuật các rối loạn dịch kính. Bác sĩ chuyên khoa dịch kính là người có thể thực hiện tất cả các quy trình phẫu thuật được liệt kê ở dưới. Các bác sĩ nhãn khoa và các phụ tá nhãn khoa khác chỉ thường chỉ phụ giúp xử lý các thủ thuật liên quan đến laser.

Ngoài ra, không phải cơ sở chuyên khoa nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật dịch kính-võng mạc. Chẳng hạn, phẫu thuật cắt dịch kính chỉ được thực hiện ở một số bệnh viện mắt lớn như Bệnh viện mắt TP Hồ Chí Minh, BV Mắt Hà Nội, Bệnh viện mắt Trung Ương…

Điều kiện áp dụng phẫu thuật cắt dịch kính và quy trình triển khai

Phẫu thuật cắt dịch kính sẽ loại bỏ dịch kính [hay còn gọi là Pha lê thể: các chất dịch trông giống như gel] bên trong mắt của bạn. Cách này có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề về thị lực gây ra khi dị vật xâm nhập sâu vào khu vực bên trong mắt. Các dị vật ở đây có thể là máu, do xuất huyết thủy tinh thể liên quan đến bệnh tiểu đường gây ra.

Phẫu thuật cắt dịch kính sẽ loại bỏ dịch kính

Cắt bỏ dịch kính có thể phục hồi thị lực của bệnh võng mạc tiểu đường bằng cách loại bỏ thủy tinh thể tự nhiên đã bị đục do mạch máu bị rò rỉ và thay thế bằng chất lỏng trong suốt.

Các tia sáng đi qua mắt làm cho vật chất lạ đổ bóng lên võng mạc, dẫn đến thị lực bị méo mó hoặc bị giảm tầm nhìn của bạn đi đáng kể.

Sau khi loại bỏ dịch kính và làm sạch khu vực bị ảnh hưởng, bác sĩ phẫu thuật thường tiêm một chất lỏng (nước muối đẳng trương) để thay thế thủy tinh thể và lấp đầy các khoang bên trong của mắt.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt dịch kính không nên áp dụng để điều trị tình trạng ruồi bay trước mắt (eye floaters) và đốm đen ngăn cản thị lực (spots)- hệ quả của tình trạng bong dịch kính, thường xảy ra nhất ở người già.

Những bệnh lý phổ biến nên áp dụng phẫu thuật cắt thủy tinh thể:

  • Xuất huyết thủy tinh thể do bệnh tiểu đường: [Đây là tình trạng xuất huyết trong thủy tinh thể mắt, nguyên nhân là do ảnh hưởng từ bệnh tiểu đường làm các mạch máu bị suy yếu. Máu trong dịch kính gây cản trở tầm nhìn vì thế phải làm phẫu thuật cắt dịch kính. Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường và bệnh mắt, vui lòng đọc bài viết của chúng tôi về bệnh võng mạc tiểu đường]
  • Bong võng mạc
Bệnh lý bong võng mạc
  • Màng tăng sinh trước võng mạc [Là một lớp mô sẹo mỏng trên võng mạc còn được gọi là vết nhăn ở điểm vàng. Bệnh lý này có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bong dịch kính, nhưng thường nguyên nhân không rõ ràng. Trong giai đoạn đầu, màng tăng sinh trước võng mạc thường không có triệu chứng, chỉ có một số người bị mờ mắt. Bạn cũng có thể phát triển chứng gọi là cảm giác biến hình (metamorphopsia). Chứng này sẽ khiến người bệnh thấy những vật xung quanh như thu nhỏ lại (micropsia) hoặc phóng to ra, đôi khi có kích thước khổng lồ (macropsia)]
  • Tăng sinh dịch kính võng mạc (PVR) [Đây là một biến chứng thường gặp của phẫu thuật bong võng mạc, gây sẹo võng mạc. Để giải quyết PVR phải tiến hành phẫu thuật cắt dịch kính phức tạp để loại bỏ mô sẹo]
  • Viêm nội nhãn [Viêm bên trong mắt, nguyên nhân thường do nhiễm trùng sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt. Viêm nội nhãn là một tình trạng mắt nghiêm trọng. Các triệu chứng bệnh lý này bao gồm nổi hạch, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt hoặc khó chịu, mắt đỏ hoặc hồng và giảm thị lực]
  • Lỗ hoàng điểm
Bệnh lý lỗ hoàng điểm
  • Trường hợp cần loại bỏ dị vật nội nhãn
  • Trường hợp cần loại bỏ các mảnh vụn thủy tinh thể sót lại sau ca phẫu thuật đục thủy tinh thể trước đó.

Thông thường các bệnh nhân dịch kính cần gây mê toàn thân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định khi mà gây mê toàn thân không thích hợp sẽ sử dụng cách gây tê cục bộ, như khi phẫu thuật cho những người có vấn đề về hô hấp.

Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ tạo ba vết rạch nhỏ trên mắt tại vị trí pars plana (vị trí này nằm ngay sau mống mắt nhưng ở phía trước võng mạc) để tạo khe hở cho các dụng cụ khác nhau được đưa vào để cắt dịch pha lê thể.

Các dụng cụ phẫu thuật được sử dụng trong ca mổ cắt dịch kính gồm:

  • Ống dẫn sáng: dùng như một đèn pin siêu nhỏ cường độ cao để chiếu sáng trong mắt.
  • Ống truyền dịch: sử dụng để thay thế chất lỏng trong mắt bằng dung dịch nước muối đẳng trương và duy trì nhãn áp thích hợp.
  • Thiết bị cắt (Vitrector): giúp loại bỏ gel dịch kính của mắt một cách chậm rãi, có kiểm soát. Nó bảo vệ võng mạc mỏng manh bằng cách giảm lực kéo trong khi dịch kính bị loại bỏ.

Đo lường kết quả sau phẫu thuật cắt dịch kính

Vì có rất nhiều biến số liên quan nên chỉ có bác sĩ phẫu thuật mắt mới có thể cung cấp cho bạn thông tin về những gì sẽ xảy ra sau khi cắt bỏ dịch kính.

và họ sẽ giúp bạn xác định mức độ phục hồi sau phẫu thuật chính xác nhất.

Sau phẫu thuật bạn sẽ phải sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để giúp mắt phục hồi

Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh trong khoảng tuần đầu tiên và thuốc nhỏ mắt chống viêm trong vài tuần tiếp theo.

Nên cẩn thận làm theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật. Trong vài tuần đầu, đừng quá mong chờ kết quả phẫu thuật của bạn. Bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ nhãn khoa sẽ là người đánh giá tốt nhất về sự phục hồi về tình trạng của bạn.

Phẫu thuật dịch kính có tỷ lệ thành công rất cao. Chảy máu, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể và bong võng mạc là những vấn đề tiềm ẩn, nhưng những biến chứng này tương đối ít gặp nên bạn có thể yên tâm.

Đối với hầu hết bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt dịch kính, thị lực được phục hồi và cải thiện đáng kể. Quy trình này là một kỳ tích của y học hiện đại đối với những người mắc các chứng bệnh về dịch kính võng mạc- vốn có thể dẫn tới mù lòa nếu không được chữa trị.

Phẫu thuật tách màng tăng sinh trước võng mạc 

phau-thuat-dich-kinh-vong-mac
Màng tăng sinh võng mạc là vết nhăn hoàng điểm hay bệnh võng mạc nhăn nhúm bề mặt

Màng tăng sinh võng mạc (ERM) còn được gọi là vết nhăn hoàng điểm hay bệnh võng mạc nhăn nhúm bề mặt. Màng tăng sinh trước võng mạc là sự sinh ra (sự phát triển) của một màng có hình ảnh tương tự như mô sẹo trên điểm vàng [hay hoàng điểm: là bộ phận nhạy cảm nhất nằm sâu bên trong trung tâm võng mạc, có chức năng thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh].

Loại tăng sinh này gây cản trở thị lực trung tâm do nó gây thu nhỏ, co rút và làm biến dạng vùng trung tâm võng mạc. Nếu bạn bị tình trạng màng trước võng mạc, bạn sẽ thấy các vật thể thẳng có vẻ  bị gợn sóng và cong đi. Ngoài ra, bạn có thể bị giảm thị lực trung tâm, nhìn mờ, nhìn đôi ở một mắt, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Màng tăng sinh trước võng mạc nguyên phát (tự nó sinh ra) có thể liên quan đến nhiều vấn đề về mắt khác nhau, nhưng nguyên nhân thực sự của của hầu hết ERM nguyên phát vẫn chưa được biết rõ.

Một số rối loạn về mắt khác đôi khi có liên quan đến ERM bao gồm: bong võng mạc do phẫu thuật, tình trạng viêm màng bồ đào, rách võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO) và tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO). Trường hợp này người ta gọi là ERM thứ phát, tức là do một bệnh lý khác ở mắt gây ra.

Bạn có thể cần phải phẫu thuật tách bỏ màng tăng sinh ra khỏi võng mạc nếu:

  • Có bằng chứng về việc xuất hiện màng tăng sinh võng mạc rõ ràng (nhờ chụp chiếu mắt và bác sĩ vô tình phát hiện ra).
  • Gặp các vấn đề như biến dạng tầm nhìn hoặc giảm thị lực đáng kể do màng trước võng mạc gây ra.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ giúp bạn quyết định xem liệu phẫu thuật cắt dịch kính tác bỏ màng tăng sinh có phù hợp với bạn hay không. Nhưng quyết định sẽ phụ thuộc vào mức độ mất thị lực và biến dạng thị lực của bạn.

Quy trình phẫu thuật bóc tách màng tăng sinh

Quy trình bóc tách màng tăng sinh bắt đầu bằng phẫu thuật cắt dịch kính. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật thủy tinh thể sẽ sử dụng một chiếc kẹp forceps cực nhỏ, dưới độ phóng đại cao, để nắm và nhẹ nhàng bóc tách lớp màng mỏng ra khỏi võng mạc.

Các dụng cụ mạ kim cương cũng có thể được sử dụng để giúp loại bỏ lớp màng. Phẫu thuật này cần độ chính xác rất cao, bởi vì toàn bộ quy trình này được tiến hành một cách tinh vi và phức tạp bên trong mắt bạn.

Cuối phẫu thuật, thông thường các bác sĩ sẽ phải khâu để đóng các vết mổ lại. Những vết khâu này rất nhỏ và sau đó sẽ tự phục hồi nên bạn cũng không cần phải lo lắng.

Điều gì sẽ xảy ra sau quy trình tách bỏ màng tăng sinh

Sau khi loại bỏ màng tăng sinh trước võng mạc, thị lực sẽ cải thiện dần dần, để kết quả thị giác tốt nhất bạn có thể phải mất từ 3 đến 6 tháng.

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 80% đến 90% bệnh nhân sẽ cải thiện thị lực sau phẫu thuật. Nhưng thị lực của một số bệnh nhân sẽ không cải thiện do tổn thương võng mạc vĩnh viễn tiềm ẩn sau phẫu thuật bóc màng ERM.

Các biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật tách màng tăng sinh gồm nhiễm trùng, chảy máu, bong võng mạc và làm đục thủy tinh thể. Màng tăng sinh hoàn toàn có thể tái trở lại và số ca tái phát ERM chiếm khoảng 10% tổng số ca thực hiện phẫu thuật tách ERM.

Phẫu thuật tăng sinh dịch kính võng mạc 

Tăng sinh dịch kính võng mạc (PVR) là biến chứng phổ biến nhất sau bong võng mạc tăng sinh liên quan đến lỗ võng mạc hoặc rách võng mạc. Một khi bác sĩ chẩn đoán bạn mắc phải PVR nghĩa là bạn cần phẫu thuật.

Tăng sinh dịch kính võng mạc (PVR) là sự phát triển của màng tế bào trong khoang dịch kính và trên bề mặt trước và sau của võng mạc. Các màng này về cơ bản là các mô sẹo tác động lực kéo lên võng mạc, có thể gây bong võng mạc trở lại ngay cả khi bệnh nhân đã từng làm phẫu thuật bong võng mạc trước đó.

phau-thuat-dich-kinh-vong-mac
Tăng sinh dịch kính võng mạc (PVR) là sự phát triển của màng tế bào trong khoang dịch kính

PVR có thể làm vết rách võng mạc quay trở lại mặc dù trước đó đã được điều trị thành công, thậm chí nó còn có thể gây ra các vết rách võng mạc mới.

PVR cũng có thể liên quan đến sự biến dạng nghiêm trọng và tình trạng “chật cứng” của võng mạc, làm cho thị lực của bạn giảm sút đáng kể, cho dù trước đó bạn đã được điều trị tốt nhất.

Phẫu thuật PVR bao gồm các bước sau:

  • Phẫu thuật cắt dịch kính: để loại bỏ dịch kính (pha lê thể).
  • Bóc tách màng tăng sinh trên võng mạc: các màng nhăn nhúm trên bề mặt võng mạc sẽ được loại bỏ cẩn thận.

Sau khi phẫu thuật cắt màng tăng sinh võng mạc, bác sĩ phẫu thuật thường bơm các chất khí hoặc chất lỏng đặc biệt vào mắt để giúp làm phẳng võng mạc và giữ cho võng mạc được gắn lại vào thành ngoài của mắt. Nếu khí thấm vào mắt, bệnh nhân phải giữ yên đầu sau phẫu thuật trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để giúp giữ cho võng mạc dính vào thành mắt.

phau-thuat-dich-kinh-vong-mac
Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ bơm chất khí hoặc chất lỏng đặc biệt vào mắt

Trong các trường hợp, nếu dịch silicone được đặt vào mắt để giúp gắn cố định võng mạc vào mắt, thì sau cùng bệnh nhân phải thực hiện một ca phẫu thuật nữa để lấy dịch silicones ra khỏi mắt.

Ngoài ra, các sĩ phẫu thuật cũng cần phải thực hiện quy trình thắt scleral buckling: một thanh nẹp nhỏ được khâu vào phần bên ngoài phía sau mắt để đẩy nhẹ thành mắt áp sát vào chỗ võng mạc bị bong. Thanh nẹp này được nẹp vào phần lòng trắng bên ngoài của mắt (củng mạc) để tạo áp lực liên tục. Áp lực này truyền đến bên trong, nơi vết rách võng mạc có thể được đẩy vào vị trí để giảm lực kéo và giúp sửa chữa khu vực bị tổn thương. Điều trị bằng laser cũng có thể giúp đóng các vết rách võng mạc. Bệnh nhân có thể phải mất nhiều tháng để phục hồi thị lực sau khi phẫu thuật PVR.

Khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ lấy lại được thị lực ở mắt bị ảnh hưởng. Nhưng mức thị lực lấy lại được thường ở mức tạm chấp nhận được, nghĩa là thị lực đủ tốt để nhìn thấy các vật thể lớn ở cự ly gần. Cho phép bệnh nhân có thể di chuyển trong môi trường quen thuộc. Nhưng khả năng lấy lại thị lực đủ tốt để có thể đọc sách được là khá thấp.

Tuy nhiên sau quá trình phẫu thuật PVR mà các bạn cảm thấy thị lực không tốt như mong muốn, các bác sĩ chuyên khoa khiếm thị có thể giới thiệu cho bạn sử dụng các thiết bị hỗ trợ ánh sáng đặc biệt để giúp bạn nhìn rõ hơn.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim