Do tính chất công việc, bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến sự xuất hiện của các khối thịt nhô lên trên bề mặt mắt. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang mắc phải mộng thịt ở mắt. Vậy, mộng thịt ở mắt là gì và liệu nó có nguy hiểm không? Hãy cùng Eyelight Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Contents
Bệnh mộng thịt là gì?
Mộng thịt (tên tiếng Anh là pterygium), hay còn gọi là “mắt của người lướt sóngMắt của người lướt sóng: (Surfer’s Eye) gọi là mắt người lướt sóng vì các thớ thịt xuất hiện trên mắt có hình dạng giống một con sóng và những người lướt sóng hay bị do tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời và bề mặt sóng cũng phản chiếu ánh sáng tới mắt.”, là tình trạng mắt xuất hiện một khối u nhô cao, hình con sóng trên nhãn cầu. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ tròng trắng của mắt và có thể xâm lấn vào vùng giác mạc.

Mặc dù mộng thịt được gọi là “mắt của người lướt sóng” nhưng bạn không cần phải là người lướt sóng hoặc từng nhìn thấy đại dương thì mới có mộng thịt mắt. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này nếu đứng dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ liền hoặc đứng gần mặt nước – nơi phản chiếu tia UV có hại từ mặt trời.
Mộng thịt mắt có nguy hiểm không?

Mộng thịt mắt thực ra là khối u lành tính, không phải ung thư, nhưng bệnh này lại khá nguy hiểm vì nó có thể làm biến dạng mắt vĩnh viễn. Mộng thịt có thể gây khó chịu và mờ mắt, thậm chí là mù lòa nếu không được chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Bức xạ tia cực tím từ mặt trời được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của mộng thịt. Bụi và gió đôi khi cũng có thể là tác nhân gây ra bệnh.
Mộng thịt thường phát triển ở những người từ 30 đến 50 tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ em. Điều thú vị là da sáng màu và mắt màu sáng có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị mộng thịt hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng
Mộng thịt thường xảy ra ở góc trong mắt gần với mũi hơn. Nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể phát triển ở bên mắt ngoài gần với tai hơn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một bên mắt hoặc cả hai bên.

Nhiều người mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng và cũng không cần điều trị. Nhưng đối với trường hợp bệnh rõ ràng hoặc tình trạng khối u thịt ở mắt có xu hướng lan rộng thì phải điều trị ngay. Khi đó, bệnh thường gây ra cảm giác ngứa rát, khó chịu như có gì đó ở mắt (cảm giác có dị vật trong mắt). Ngoài ra, mộng thịt thường bị viêm, gây đỏ mắt, khá mất thẩm mỹ.
Nếu mộng thịt xâm lấn sâu vào vùng giác mạc, nó có thể gây biến dạng bề mặt trước của mắt, gây ra loạn thị và hiện tượng quang sai bậc cao (Higher-order aberrations hay HOA) ảnh hưởng đến thị lực.
Phương pháp điều trị
Cách thức điều trị mộng thịt ra sao phụ thuộc vào kích thước của mộng thịt, mức độ phát triển và các triệu chứng mà bệnh gây ra. Dù ở mức độ nào, mộng thịt cũng cần được theo dõi để ngăn ngừa sẹo và nguy cơ mất thị lực.
Nếu mộng thịt độ nhỏ, bác sĩ mắt có thể kê thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giảm sưng đỏ tạm thời, bôi trơn và làm dịu giác mạc. Kính áp tròng cũng có thể được sử dụng để che đi phần da mọc, bảo vệ nó khỏi các tác nhân gây tình trạng khô da hoặc tiếp xúc với tia cực tím. Cyclosporine tại chỗCyclosporine tại chỗ: là một dạng thuốc được sử dụng để điều trị bệnh khô mắt mãn tính do viêm khô kết mạc, viêm giác mạc. Thuốc nhỏ mắt chứa cyclosporine giúp tăng sản sinh nước mắt ở những bệnh nhân bị giảm khả năng tiết nước mắt do viêm. Một ví dụ điển hình là thuốc nhỏ mắt Restasis 0,05%, có thành phần chính là cyclosporine, được sử dụng để tăng sản sinh nước mắt ở những bệnh nhân bị viêm khô kết – giác mạc. cũng có thể được kê cho bệnh nhân để tránh khô mắt.

Ngay cả khi không ảnh hưởng đến thị lực, nhiều người vẫn thấy phiền toái vì mộng thị ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây tự ti. Phẫu thuật có thể được tiến hành vì cả lý do thị giác và thẩm mỹ. Nếu cần phẫu thuật mộng thịt, bác sĩ mắt sẽ thực hiện các thao tác sẽ xác định kỹ thuật tốt nhất cho các nhu cầu cụ thể của bạn.
Điều quan trọng cần lưu ý là loại cắt bỏ mộng thịt có thể gây ra chứng loạn thị, đặc biệt là ở những người đã từng mắc chứng loạn thị hoặc có tiền sử bị loạn thị. Phẫu thuật cắt bỏ mộng thịt thường kéo dài không quá 30 phút, sau đó bạn phải đeo miếng che mắt để bảo vệ trong một hoặc hai ngày. Bạn sẽ có thể trở lại làm việc hoặc tham gia các hoạt động bình thường vài ngày sau đó.
Nguy cơ tái phát bệnh
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát mộng thịt có thể lên đến 40%, trong khi những nghiên cứu khác lại báo cáo tỷ lệ tái phát chỉ là 5%. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy tỷ lệ tái phát cao hơn ở những người đã cắt bỏ mộng thịt trong những tháng mùa hè, có thể là do họ tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Mộng thịt thường tái phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ, có thể do stress oxy hóa hoặc tiếp tục tiếp xúc với tia cực tím. Tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời là nguyên nhân tiềm ẩn gây tái phát mộng thịt. Hãy dùng kính râm để bảo vệ đôi mắt của bạn từ mọi góc độ.

Để ngăn chặn tái phát bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ mộng thịt, bác sĩ phẫu thuật mắt của bạn có thể khâu hoặc dán một miếng mô mắt bề mặt lên vùng bị ảnh hưởng. Phương pháp này được gọi là ghép kết mạc tự thân, đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ tái phát mộng thịt một cách an toàn và hiệu quả.
Một số loại thuốc cũng có thể giúp hạn chế sự phát triển mô bất thường và sẹo trong quá trình chữa lành vết thương. Ví dụ, thuốc Mitomycin CMitomycin C: là một loại thuốc chống ung thư, được sử dụng trong phẫu thuật cắt mộng thịt để giảm nguy cơ tái phát. Sau khi loại bỏ mộng thịt, việc áp dụng Mitomycin C tại chỗ giúp ức chế sự tăng sinh của nguyên bào sợi, từ đó ngăn chặn sự phát triển trở lại của mộng thịt. Phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tái phát mộng thịt sau phẫu thuật. có thể được dùng tại chỗ vào thời điểm trong hoặc sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát mộng thịt.

Sau cùng, điều quan trọng nhất là khi có dấu hiệu bất thường nghi bị bệnh mộng thịt, hãy đến các bệnh viện mắt uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc bạn mau lành bệnh!