Cách khử hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh

Đã bao giờ bạn tự hỏi: tại sao chụp ảnh lại bị mắt đỏ? Nếu bạn từng cảm thấy khó chịu vì mắt bị đỏ khi chụp ảnh, thì bạn cần đọc ngay bài viết này của chúng tôi để tìm ra cách khắc phục. Chúng tôi hy vọng, những gợi ý sau đây sẽ giúp cho bạn có những bức ảnh thật ưng ý cùng với gia đình, bạn bè và người thân nhé.

Mắt đỏ trong chụp ảnh là gì? / Vì sao chụp ảnh lại bị mắt đỏ?

Mắt bị đỏ trong khi chụp ảnh hay còn gọi là hiệu ứng mắt đỏ xảy ra khi máy ảnh chụp ánh sáng phản chiếu từ võng mạc khi bạn bật đèn flash vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng.

Mắt bị đỏ trong khi chụp ảnh xảy ra khi chụp ảnh bật đèn flash vào ban đêm

Các tia sáng đi qua giác mạc và đồng tử của mắt để tập trung vào lớp tế bào phát hiện ánh sáng của võng mạc ở phía sau mắt. Từ đây, võng mạc sẽ chuyển đổi các tia sáng thành các xung điện tử truyền dọc dây thần kinh thị giác đến não để tạo ra các hình ảnh trực quan.

Khi đèn flash bị tắt, con ngươi của mắt không có thời gian để co lại để làm giảm lượng ánh sáng chiếu vào mắt. Do đó, luồng ánh sáng mạnh chiếu vào võng mạc được phản xạ lại và ghi trên phim.

Hiệu ứng mắt đỏ khi chụp ảnh chủ yếu là do nguồn cung cấp máu dồi dào của màng đệm (lớp mô liên kết ở phía sau mắt nuôi dưỡng võng mạc) tạo ra màu đỏ bình thường.

Tắt đèn flash có làm giảm mắt đỏ không?

Có nhiều cách chụp ảnh để không bị mắt đỏ. Một cách đơn giản để làm giảm hiệu ứng mắt đỏ trong khi chụp ảnh đó là tắt đèn flash của máy ảnh đi. Tuy nhiên, điều này sẽ không cung cấp đủ độ sáng cho bạn khi chụp ảnh ở môi trường thiếu ánh sáng.

Làm thế nào để ngăn ngừa mắt đỏ trong ảnh?

Nếu bạn vẫn muốn bật đèn flash để tăng độ sáng cho ảnh, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

1/ Đừng nhìn thẳng vào máy ảnh. Bạn nên nhìn xa ống kính một chút để mắt không bắt được đèn flash ở góc trực tiếp. Điều này sẽ làm giảm khả năng bị mắt đỏ trong ảnh.

2/ Làm cho căn phòng của bạn sáng hơn bằng cách bật nhiều đèn bởi vì môi trường càng tối thì đồng tử càng giãn ra nhiều, làm tăng khả năng bị hiệu ứng mắt đỏ.

Làm cho căn phòng của bạn sáng hơn bằng cách bật nhiều đè

3/ Di chuyển đèn flash và ống kính máy ảnh xa nhau. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện với máy ảnh DSLR, sử dụng đèn flash ngoài kết nối với máy ảnh của bạn. Khi di chuyển đèn flash ra xa khỏi thân máy, bạn đã ngăn không cho ánh sáng phản xạ từ đồng tử đi vào ống kính.

4/Bật chức năng chống mắt đỏ. Hầu hết các máy ảnh hiện đại đều có chức năng này. Chức năng giảm mắt đỏ phát ra những tia sáng ngắn liên tiếp trước khi máy ảnh bắt hình, làm cho đồng tử của bạn co lại làm giảm hiệu ứng mắt đỏ trong ảnh.

Bật chức năng chống mắt đỏ ở máy ảnh

5/ Hãy chắc chắn rằng bạn không say rượu khi chụp ảnh nhé. Chúng ta đều biết rằng những người say rượu thường phản ứng chậm hơn so với những người tỉnh táo, ảnh hưởng đến thời ảnh phản ứng của mắt đối với ánh sáng. Vì vậy, mắt bạn dễ bị đỏ hơn khi say. Hơn nữa hãy thử nghĩ xem: say rượu mà chụp ảnh thì liệu có đẹp?

Làm thế nào để sửa ảnh bị mắt đỏ?

Nếu bạn thực hiện các biện pháp trên nhưng mắt bạn vẫn bị đỏ, bạn có thể thực hiện các bước sau để sửa ảnh.

Ảnh kỹ thuật số

Nếu bạn sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, bạn hoàn toàn có thể tải ảnh lên máy vi tính và sau đó chỉnh sửa mắt đỏ bằng công cụ xóa mắt đỏ “ red eye removal tool” trong chương trình sửa ảnh.

Sửa ảnh kỹ thuật số mắt đỏ trên phần mền Photoshop

Hoặc có một cách khác sử dụng công cụ kéo và thả “drag and drop,” bạn có thể lấy màu mống mắt của chủ thể, sau đó đắp vào phần mắt bị đỏ trong ảnh. Những ai chuyên về photoshop thì chỉnh sửa mắt đỏ khá đơn giản.

Sửa ảnh trên điện thoại thông minh

Có rất nhiều ứng dụng có sẵn trên phần mềm Android hay iOs và windows cho phép bạn sửa ảnh mắt đỏ. Bạn có thể sử dụng công cụ tự làm đẹp để loại bỏ màu đỏ và làm cho mắt của bạn trông tự nhiên hơn.

Sửa ảnh trên điện thoại thông minh cho phép bạn sửa ảnh mắt đỏ

Bên cạnh đó, hầu hết các ứng dụng chỉnh sửa ảnh đều có một công cụ chuyên dụng cho phép bạn khắc phục mắt đỏ trong ảnh thủ công bằng điện thoại thông minh.

In ảnh

Nếu bạn đã chỉnh sửa phim ảnh và in ảnh ra nhưng vẫn phát hiện lỗi mắt đỏ, bạn có thể dùng bút tẩy mắt đỏ đặc biệt để xóa đi màu mắt đáng sợ đó. Bạn cũng có thể quét ảnh vào máy tính và sử dụng chương trình chỉnh ảnh để khắc phục mắt đỏ.

Tại sao chỉ một người bị mắt đỏ?

Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi chụp ảnh nhóm mà chỉ có mình bạn bị hiệu ứng mắt đỏ, điều này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nguyên nhân chính có thể là do những người bạn của bạn không nhìn thẳng vào máy ảnh.

Nếu bị trường hợp trên, bạn đừng lo lắng nhé. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp trên để đảm bảo bức ảnh nhóm của bạn thực sự hoàn hảo. Bạn cũng nên rút kinh nghiệm cho những lần chụp tiếp theo để có những bức hình ưng ý nhé.

Có nghiêm trọng không nếu phát hiện một bên mắt bị đỏ trong bức ảnh?

Trên thực tế, nếu bạn phát hiện một bên mắt của mình bị đỏ trong bức ảnh thì đây có thể chỉ là một hiện tượng khúc xạ võng mạc hết sức bình thường. Trường hợp này sẽ xảy ra nếu một mắt của bạn nhìn thẳng vào máy ảnh trong khi mắt còn lại vô tình lệch sang hướng khác. Bên mắt nhìn lệch của bạn sẽ không có ánh sáng khúc xạ từ võng mạc đi vào ống kính và hiện tượng mắt đỏ một bên xuất hiện trong bức ảnh.

mat-do-khi-chup-anh
Một bên mắt bị đỏ trong bức ảnh thì đây chỉ là hiện tượng khúc xạ võng mạc bình thường

Rất ít khi một bên mắt bị đỏ là dấu hiệu của các vấn đề nhãn khoa nghiêm trọng như có u hoặc đục thủy tinh thể. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan nếu bản thân thường xuyên chụp ảnh và phát hiện một bên mắt bị đỏ. Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám kịp thời nhé!

Nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đỏ mắt khi chụp ảnh

Như đã nói ở trên, vấn đề bị đỏ mắt khi chụp ảnh rất có thể là do hướng nhìn của bạn. Cụ thể, bên mắt nhìn thẳng vào ống kính của bạn đã vô tình tạo điều kiện cho ánh sáng phản xạ trực tiếp từ võng mạc (nơi có nhiều mạch máu) rọi thẳng về máy ảnh khiến máy ảnh nhận diện nó là nguồn sáng màu đỏ.

Tình trạng bị đỏ mắt khi chụp ảnh rất có thể là do hướng nhìn chụp ảnh

Cách giải quyết tình trạng này là bạn nên chú ý kĩ hơn đến hướng nhìn khi chụp ảnh, cố gắng hạn chế nhìn trực diện trên đường thẳng vào ống kính. Có một phương án khác cũng thường được mọi người sử dụng là nhìn thứ gì đó phát sáng ngay trước khi chụp ảnh. Lý do là vì đồng tử của chúng ta càng giãn rộng thì càng có khả năng bị hiệu ứng mắt đỏ khi chụp ảnh. Nhìn vật phát sáng sẽ giúp đồng tử co lại đáng kể và tránh được tình trạng trên.

Nguyên do dẫn đến việc có mắt đỏ trong lúc chụp ảnh có thể kể đến như:

  • Có đồng tử bẩm sinh lớn hơn người bình thường. Đồng tử của những người này bao giờ cũng có độ giãn rộng hơn người khác, tuy đây không phải bệnh lý nhưng có thể gây ra tình trạng mắt đỏ khi chụp ảnh.
  • Có ít hắc tố trong mắt. Các hắc tố sẽ hấp thu và làm giảm lượng ánh sáng có thể khúc xạ ngược về ống kính máy ảnh gây mắt đỏ. Những người ít hắc tố thường là người có mắt màu sáng như màu xanh lam hoặc xanh lá cây.

Hiệu ứng mắt đỏ có nguy hiểm đối với trẻ em không?

Có rất nhiều em bé bị hiệu ứng mắt đỏ khi chụp ảnh. Theo hướng tích cực thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu bé nhà mình chụp ảnh có có hiện tượng này. Lý do là vì hiện tượng này đang khẳng định võng mạc của bé khúc xạ ánh sáng tốt và mắt hoạt động bình thường.

Mặt khác, mắt của trẻ em thường dễ bị xuất hiện hiệu ứng mắt đỏ khi chụp ảnh hơn người lớn. Đồng tử của các bé bao giờ cũng có xu hướng giãn ra nhanh hơn trong môi trường ít sáng.

mat-do-khi-chup-anh
Hiệu ứng mắt đỏ khi chụp ảnh sẽ không gây nguy hiểm đối với trẻ em

Thế nhưng hiệu ứng mắt đỏ không phải lúc nào cũng là tín hiệu sức khỏe nhãn khoa tốt. Bạn cần theo dõi kỹ tình trạng này để biết liệu con mình có đang phải đối mặt với bệnh lý nào hay không. Ví dụ như:

  • Nếu các bé nhìn thẳng vào máy ảnh nhưng chỉ có một bên bị đỏ bất thường thì khả năng cao bé đang có xu hướng nhìn lệch, thậm chí là bị lác.
  • Nếu vùng mắt đỏ của bé có lẫn khoảng màu vàng trắng nhẹ thì có khả năng bé đang mắc bệnh lý nhãn khoa nghiêm trọng. Một số bệnh có dấu hiệu khởi phát như trên bao gồm đục thủy tinh thể, bong võng mạc hoặc nhiễm trùng khu vực mắt,…
  • Nếu tại điểm mắt đỏ của bé xuất hiện cả quầng xung quanh màu vàng hoặc trắng thì có khả năng đây là dấu hiệu của u nguyên bào võng mạc – một trong các dạng ung thư hiếm gặp.

Nhìn chung, nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào về mắt của bé kèm theo hiện tượng chụp ảnh bị mắt đỏ thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định vấn đề bé đang gặp phải và đưa ra lời tư vấn tối ưu nhất.

Hiện tượng mắt đỏ có phải do mống mắt gây ra không?

Mống mắt tuy là vòng màu xung quanh đồng tử nhưng nó không gây ra hiện tượng mắt đỏ. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mắt đỏ là sắc tố Melanin [melanin

mat-do-khi-chup-anh
Mống mắt tuy là vòng màu xung quanh đồng tử nhưng nó không gây ra hiện tượng mắt đỏ

Pigment that colors the iris of the eye as well as other parts of the body, including skin and hair.]  nằm trong biểu mô sắc tố võng mạc [A layer of pigmented cells found between the light-sensitive, inner back lining of the eye (retina) and the choroid, which contains blood vessels that supply nutrients and oxygen.] và màng mạch của mắt. Các sắc tố này sẽ tác động trực tiếp đến mức độ ánh sáng khúc xạ ngược trở lại về ống kính máy ảnh và gây ra mắt đỏ.

Sắc tố Melanin còn có khả năng hấp thụ ánh sáng nên lượng sắc tố này có trong cơ thể bạn càng nhiều thì bạn càng ít có khả năng bị hiện tượng mắt đỏ khi chụp ảnh. Người da trắng, mắt xanh thường là người dễ bị hiện tượng này hơn hẳn so với những người mắt nâu, da sẫm.

Tại sao mắt của con chó tôi nuôi lại có khúc xạ nhiều màu trong ảnh?

Mắt của một số loài động vật bao gồm chó, mèo, hươu, ngựa và gấu trúc,… thường có một lớp mô phản chiếu ánh sáng có tên là Tapetum Lucidum. Khi ánh sáng tác động vào các mô này, chúng sẽ khúc xạ lại thành nhiều sắc tố sáng màu trắng, vàng hoặc xanh lục. Nếu bạn nhìn thấy mắt của thú cưng có màu lạ trong ảnh thì bạn đang nhìn thấy ánh sáng từ đèn flash của máy ảnh phản chiếu lại từ mô Tapetum Lucidum.

 

mat-do-khi-chup-anh
Mắt của một số vật nuôi có thể phát ra ánh sáng nhiều màu sắc do có lớp phản quang ở mắt

Thực tế thì các mô này có nhiệm vụ cải thiện tầm nhìn vào ban đêm cho các loài động vật. Đồng tử của chúng nhờ vào “tấm gương” khúc xạ này luôn dễ dàng quan sát được xung quanh. Mắt của con người không có mô phản chiếu đặc biệt này và không phải loài động vật nào cũng có. Chỉ có các lớp thú chuyên hoạt động về đêm mới sở hữu lớp mô đặc biệt này từ lúc chào đời.

Màu mắt của thú cưng có thể khúc xạ ánh sáng màu xanh lục, xanh lam, vàng óng hoặc hồng, đỏ tùy theo góc máy người chụp. Tuy nhiên nếu hiện tượng mắt đỏ có thể là hiện tượng bình thường ở người thì mắt của động vật bị phản quang màu sáng trắng, vàng nhạt thì có thể bạn cần đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Tại sao chúng ta bị lóa mắt và đốm sáng sau khi nhìn vào đèn flash của máy ảnh?

Hầu như tất cả mọi người đều bị lóa mắt và nhìn thấy những đốm sáng sau khi nhìn vào đèn hoặc đèn flash của máy ảnh.

Nguyên nhân của hiệu ứng này là do ánh sáng thừa đi vào mắt đã kích thích tế bào nhạy cảm với ánh sáng phía sau mắt của chúng ta. Võng mạc không có thời gian để chuyển đổi các tia sáng một cách chính xác và não không thể xử lý hình ảnh một cách rõ ràng. Vì thế, tầm nhìn của chúng ta bị gián đoạn trong giây lát dẫn đến bị lóa và mờ.

Thông thường, đèn flash và các ánh sáng khác không làm ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn quá lâu vào ánh sáng mặt trời bạn có thể bị mắt một số vấn đề về mắt, nguy cơ dẫn đến mù lòa. Vì vậy, khi đi ra ngoài nắng, bạn cần đeo kính râm để bảo vệ đôi mắt của bạn.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim