Một số lưu ý khi đeo kính áp tròng sao cho hiệu quả

Kính áp tròng ngày càng phổ biến ở những người cận thị nhờ những ưu điểm về mặt thẩm mỹ cũng như tính tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người mới sử dụng kính áp tròng (thậm chí cả người có kinh nghiệm), vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Dưới đây là một vài lưu ý khi đeo kính áp tròng:

Kiểm tra kính áp tròng của bạn có bị lộn ngược từ trong ra ngoài không?

Những người mới sử dụng kính áp tròng thường lo ngại rằng làm thế nào để nhận biết nếu kính áp tròng bị lộn ngược từ trong ra ngoài. Một mẹo nhỏ dành cho bạn là đặt tròng kính lên ngón tay và giơ trực tiếp kính lên trước mắt để nhìn.

mot-so-luu-y-khi-deo-kinh-ap-trong
Trước khi đeo nên kiểm tra nếu kính áp tròng bị lộn ngược từ trong ra ngoài

Nếu tròng kính tạo thành chữ “U” với các cạnh trên bùng ra, thì nó đã bị lộn từ trong ra còn nếu tròng kính tạo thành một chữ “U” như hình bên phải thì nó đang ở vị trí chính xác.

Nếu bạn đeo kính áp tròng màu, bạn có thể đặt tròng kính lên đầu ngón tay và sau đó nhìn xuống. Nếu cạnh của ống kính có màu xanh hơn (hoặc xanh lục, tùy thuộc vào sắc độ) thì  đó sẽ không phải là trường hợp tròng kính bị đảo ngược.

Một số kính áp tròng cũng có một dấu laser, chẳng hạn như tên thương hiệu, trên cạnh để giúp bạn nhận biết được hai mặt của kính. Nếu bạn có thể đọc nó đúng cách, thì kính của bạn đang nằm ở đúng vị trí.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng nếu đeo nhầm kính áp tròng bị lộn ngược. Bạn chỉ cảm thấy không thoải mái thôi chứ không gặp phải vấn đề gì đâu.

Cách đeo kính áp tròng đúng cách

Bạn nên rửa tay thật kỹ trước khi đeo kính áp tròng, tuy nhiên bạn không nên dùng các loại xà phòng có mùi thơm hoặc có tinh dầu vì những chất này có thể bám vào bề mặt của kính. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần lanolin và kem dưỡng ẩm.

mot-so-luu-y-khi-deo-kinh-ap-trong
Cách đeo kính áp tròng đúng cách

Mỗi cặp kính áp tròng sẽ có một kính cho mắt trái và một kính cho mắt phải. Bạn nhớ đeo kính đúng mắt theo chỉ dẫn, tránh trường hợp đeo lẫn lộn các tròng kính cho mắt trái và phải hoặc ngược lại.

Để đeo kính áp tròng, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Lắc nhẹ hộp đựng ống kính có chứa dung dịch lưu trữ, để nới lỏng kính áp tròng nếu nó bị kẹt. Bạn không nên thử kéo kính áp tròng bằng ngón tay vì có thể làm hỏng tròng kính.
  • Lấy kính ra khỏi vỏ và cho vào lòng bàn tay và rửa kỹ với dung dịch thích hợp
  • Đặt kính áp tròng trên đầu ngón trỏ hoặc ngón giữa của bạn ( Đảm bảo tay bạn luôn khô nhé)
  • Dùng ngón tay và ngón cái của bàn tay kia, đồng thời kéo lên mí mắt trên lên và  mí mắt dưới xuống
  • Ngước mắt lên phía trên và đặt tròng kính trên mắt.
  • Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, đảo mắt thành một vòng tròn hoàn chỉnh để giúp tròng kính ổn định, rồi chớp mắt
  • Nhìn kỹ vào gương để đảm bảo tròng kính tập trung vào mắt bạn

Cách tháo kính áp tròng dễ dàng

Bạn phải luôn rửa tay trước khi tháo kính áp tròng. Nếu bạn đang đứng trước bồn rửa mặt, hãy dùng khăn giấy sạch để che ống thoát nước lại tránh tình trạng kính có thể vô tình rơi xuống lỗ thoát nước của bồn rửa.

Để tháo kính áp tròng mềm, bạn hãy nhìn lên trên hoặc nghiêng sang một bên và kéo mí mắt dưới xuống. Bạn hãy dùng một ngón tay, nhẹ nhàng điều khiển tròng kính lên trên phần màu trắng của mắt sau đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái nhẹ nhàng kẹp tròng kính và nhấc ra khỏi mắt. Để tránh làm xước hoặc hỏng mắt, bạn nên cắt ngắn móng tay khi tháo kính áp tròng.

mot-so-luu-y-khi-deo-kinh-ap-trong
Cách tháo kính áp tròng dễ dàng

Đối với kính áp tròng thấm khí, bạn nên cúi xuống sau đó mở to mắt. Dùng một ngón tay kéo da giữa mí mắt trên và dưới của bạn ra phía ngoài về phía tai rồi chớp mắt. Kính áp tròng sẽ bật ra ngay vào lòng bàn tay của bạn.

Để thuận tiện hơn, bạn cũng có thể dùng các thiết bị để loại bỏ kính áp tròng, được gọi là “pít tông”, để chạm và lấy trực tiếp kính ra khỏi mắt bạn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thiết bị chỉ chạm vào kính chứ không phải bề mặt mắt của bạn.

Lưu ý trang điểm khi đeo kính áp tròng

Lưu ý trang điểm khi đeo kính áp tròng vì các chất bẩn có thể dính vào kính

Lớp trang điểm sẽ làm cho mắt bạn khó chịu, nhất là khi bạn đeo kính áp tròng vì các chất bẩn có thể dính vào kính. Vì vậy, để giữ cho mắt được khỏe mạnh khi vừa đeo kính áp tròng vừa trang điểm, bạn nên:

  • Đặt kính áp tròng của bạn trước khi trang điểm. Luôn luôn rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào kính áp tròng để đảm bảo không có bất kỳ loại dầu hay kem dưỡng nào dính vào tròng kính.
  • Chỉ sử dụng đồ trang điểm không gây dị ứng của các nhãn hàng uy tín
  • Nên sử dụng phấn mắt dạng kem vì loại này ít có khả năng vào mắt hơn phấn mắt thông thường. Nếu bạn thích sử dụng phấn bột, hãy nhắm mắt khi sử dụng nhé.
  • Không bao giờ sử dụng bút kẻ mắt ngay giữa lông mi và mắt của bạn. Bạn chỉ nên dùng bút kẻ mắt trên phần lông mi cách xa mắt.
  • Rửa và lau khô tay trước khi tẩy trang mắt. Sau đó tháo kính áp tròng của bạn cẩn thận để không chạm vào bất kỳ đồ trang điểm nào.
  • Thay đồ trang điểm mắt của bạn thường xuyên ít nhất ba tháng một lần. Bạn không nên sử dụng trang điểm mắt cũ vì theo thời gian vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sản phẩm và sau đó vào mắt bạn, gây nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, bạn không nên dùng chung đồ trang điểm mắt với người khác để tránh lây lan vi khuẩn.

Tránh đeo kính áp tròng khi đi bơi

Không nên đeo kính áp tròng đi bơi vì có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt

Nếu bạn đang thắc mắc liệu có nên đeo kính áp tròng trong khi bơi không, thì chúng tôi khuyên bạn là không. Bởi theo các chuyên gia, bạn không nên để bất cứ chất lỏng nào bám vào kính áp tròng ngoài trừ dung dịch vệ sinh và chăm sóc kính chuyên dụng.

Nếu bạn đeo kính áp tròng khi bơi, các chất bẩn trong nước sẽ bám vào kính gây nên nhiễm trùng mắt, có thể dẫn đến mù lòa.

Kính áp tròng của bạn có chống được UV? Có cần đeo thêm kính râm không?

Kính áp tròng thông thường có thể chống lại các tia cực tím

Kính áp tròng thông thường có thể chống lại các tia cực tím, hay còn gọi là tia UV có thể gây nên các bệnh nghiêm trọng về mắt như đục thủy tinh thể khi tiếp xúc quá nhiều.

Để chắc chắn, trước khi mua kính áp tròng bạn nên kiểm tra công dụng trên bao bì của sản phẩm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để biết kính của bạn có chống được tia UV hay không.

Tuy nhiên, kính áp tròng không thể thay thế được kính râm khi loại kính này chỉ có thể bảo vệ được giác mạc của bạn mà không thể phủ kín các phần xung quanh mắt.

Vì thế, bạn cần thêm một chiếc kính râm khi đi ra ngoài nắng để tránh ánh nắng chiếu vào vùng da xung quanh mắt, có thể dẫn đến cháy nắng, sạm da, hoặc thậm chí là ung thư da.

Bạn có thể bị nhiễm trùng mắt ngay cả khi vệ sinh lens đúng cách

Thật đáng tiếc, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Để chứng minh, tổ chức Eye & Contact Lens đã thực hiện một nghiên cứu với sự tham gia của 216 mẫu. Tất cả những người tham gia đều dùng kính áp tròng mềm được tháo ra hằng ngày. Loại kính này có thể sử dụng được trong vòng một tháng. Sau mỗi lần tháo kính, những người này đều đặt kính vào bên trong hộp đựng và khử trùng cẩn thận bằng nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn ngạc nhiên rằng trong tổng số 261 mẫu thu từ 117 hộp lưu trữ kính áp tròng, có 15 mẫu (6,9%) được thu thập từ 12 hộp lưu trữ kính áp tròng (10,2%) cho kết quả dương tính với ít nhất một trong số các loài nấm có khả năng gây nhiễm trùng mắt. Như vậy, kính áp tròng hoàn toàn có thể bị nhiễm nấm ngay cả khi được bảo quản và vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn.

Nghiên cứu trên cũng cho thấy tầm quan trọng của việc thay thế hộp đựng kính áp tròng. Bạn nên thay thế hộp đựng kính thường xuyên (khuyến cáo là dưới 3 tháng) để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho mắt.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim