Loét giác mạc: nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp

Bệnh loét giác mạc có thể biểu hiện ra ngoài qua nhiều triệu chứng khác nhau như mắt bị sưng đỏ, đau nhức, chảy dịch mắt và thị lực bị suy giảm.

Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do nhiễm trùng cục bộ trong giác mạc, tương tự như với hiện tượng áp xe, gây ra bởi một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm bên trong có chứa mủ.

Video: Viêm loét giác mạc: Điều trị sao để tránh mù loà?

Nguyên Nhân Gây Loét Giác Mạc

Thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra loét giác mạc, sau đây mà một số nguyên nhân thường gặp nhất:

Vi khuẩn xâm nhập

Hầu hết các trường hợp bị loét giác mạc đều là do vi khuẩn xâm nhập vào giác mạc và gây nhiễm trùng. Mắt ở tình trạng dễ tổn thương như sau chấn thương hay sau phẫu thuật sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, những người thường xuyên đeo kính áp tròng mà có mắt nhạy cảm, hay bị kích ứng cũng rất dễ gặp tình trạng loét giác mạc. Điều đó chủ yếu là do kính áp tròng có thể cọ xát vào bề mặt mắt, về lâu dài sẽ gây ra thương tổn nhẹ cho biểu mô, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt.

Nếu bạn là người hay sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo bạn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bề mặt kính áp tròng để giảm thiểu tối đa nguy cơ viêm loét giác mạc.

Nhiễm nấm và ký sinh trùng

Bên cạnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân khác có thể gây ra loét giác mạc, chẳng hạn như là:

Fusarium: Loại nấm này được phát hiện thấy trong một đợt bùng phát viêm giác mạc do nấm xảy ra ở một số người sử dụng cùng một loại kính áp tròng nhất định.

nguyen-nhan-dieu-tri-loet-giac-mac
Nấm và ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây loét giác mạc

Acanthamoeba: Loại ký sinh trùng này xuất hiện khá phổ biến và có thể xâm nhập vào mắt và gây ra tình trạng viêm giác mạc Acanthamoeba. Bệnh nhiễm trùng mắt này vô cùng nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn cho mắt, tạo sẹo giác mạc vĩnh viễn, sau cùng dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

Vi sinh vật Acanthamoeba thường được tìm thấy trong nước máy, bể bơi, bồn tắm nước nóng và một số nguồn nước khác. Nếu bạn có sử dụng kính áp tròng trong khi bơi cũng làm tăng đáng kể nguy cơ loét giác mạc do ký sinh trùng Acanthamoeba.

Do virus Herpes đơn dạng (HSV-1)

nguyen-nhan-dieu-tri-loet-giac-mac
Virus Herpes đơn dạng HSV-1

Ngoài những nhân tố gây loét giác mạc trên, thì virus Herpes đơn dạng (HSV-1) cũng là một nguyên nhân khác gây loét giác mạc. Loại virus này không những làm tổn thương lớp ngoài giác mạc mà còn ảnh hưởng tới những lớp sâu hơn trong bề mặt mắt.

Do chứng khô mắt và dị ứng mắt nặng

nguyen-nhan-dieu-tri-loet-giac-mac
Do chứng khô mắt và dị ứng mắt nặng

Những người có tình trạng khô mắt, dị ứng mắt và nhiễm trùng mắt kéo dài cũng có khả năng bị loét giác mạc cao hơn. Ngoài ra, bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch và các bệnh viêm nhiễm như đa xơ cứng, vẩy nến cũng có thể gây ra loét giác mạc.

Chẩn đoán và điều trị loét giác mạc

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân hay người xung quanh bị loét giác mạc, điều quan trọng nhất bạn nên làm là tìm ngay đến sự giúp đỡ của những chuyên gia nhãn khoa. Tình trạng loét giác mạc để lâu dài không được điều trị tận gốc có thể làm tổn thương thị lực nghiêm trọng, thậm chí còn có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Chẩn đoán và điều trị loét giác mạc

Chẩn đoán và điều trị loét giác mạc do vi khuẩn

Nếu vi khuẩn được chẩn đoán là nguyên nhân chính gây ra loét giác mạc, thì lộ trình điều trị của bạn sẽ thường chỉ bao gồm việc sử dụng thuốc khác sinh ngoài da và nuôi cấy ban đầu (trong một số trường hợp nhất định).

Để xác định sự cần thiết của việc nuôi cấy ban đầu, các bác sĩ nhãn khoa sẽ xác định vị trí, kích thước và độ nghiêm trọng của vết nhiễm trùng. Quá trình xét nghiệm và theo dõi sẽ kéo dài trong khoảng từ một đến ba ngày, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Nếu vết loét nằm ở trung tâm giác mạc, quá trình hồi phục sẽ thường sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, thị lực của bệnh nhân cũng sẽ bị suy giảm vĩnh viễn do sẹo giác mạc. Trong một vài trường hợp tệ hơn, việc mất thị lực vĩnh viễn vẫn sẽ xảy ra cho dù đã được phát hiện và điều trị sớm.

Chẩn đoán và điều trị loét giác mạc nấm

Đối với những trường hợp đã từng bị chấn thương ở mắt, khả năng bị loét giác mạc do nhiễm trùng nấm sẽ cao hơn là nhiễm trùng vi khuẩn.

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm trùng nấm đều có tiền sử bệnh mắt hoặc đang mắc các bệnh lý hay rối loạn mắt, chẳng hạn như là rối loạn miễn dịch.

Thông thường, viêm giác mạc do nấm chỉ có thể được chẩn đoán một cách chính xác qua kính hiển vi, sử dụng các mẫu vật hoặc mẫu cấy nhuộm đặc biệt. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng các loại thuốc chống nấm (cả bôi ngoài da và thuốc uống), tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Do sự nguy hiểm của loại nấm này, một số trường hợp dù đã được xác định và điều trị kịp thời vẫn không thể chữa khỏi hoàn toàn và phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật cấy ghép giác mạc (tạo hình giác mạc xuyên thấu).

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim