Bạn có biết rằng một vết rách nhỏ tại trung tâm võng mạc có thể khiến thế giới xung quanh bạn trở nên mờ nhạt và méo mó? Lỗ hoàng điểm là một vấn đề mắt thường gặp ở người trên 55 tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực trung tâm, gây khó khăn trong các hoạt động, sinh hoạt thường ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về lỗ hoàng điểm là gì, từ nguyên nhân đến các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp bạn bảo vệ đôi mắt và duy trì chất lượng cuộc sống.
Contents
Lỗ hoàng điểm là gì?

Lỗ hoàng điểm là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Rất nhiều người trong số chúng ta mắc phải tình trạng này nhưng lại không hiểu rõ cơ chế hình thành nên nó được bắt nguồn từ đâu.
Để giải đáp được thắc mắc trên, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về giải phẫu mắt. Thông thường, điểm vàng của mắt (hoàng điểm) là một điểm rất nhỏ nằm ở trung tâm phía sau võng mạc. Đây cũng là nơi có thể phát triển thành các lỗ hoàng điểm trong mắt của bạn. Khi ánh sáng tập trung tại một điểm trên điểm vàng, đây sẽ là vùng duy nhất của mắt giúp bạn có thể nhìn thấy rõ cảnh vật hay nhận dạng được khuôn mặt của người đối diện.
Bên cạnh đó, trong điểm vàng của mắt còn chứa đầy các tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng. Toàn bộ phần còn lại của võng mạc được tạo thành từ các tế bào cảm quang (tế bào hình que), giúp mắt chúng ta có thể nhận biết được màu đen và màu trắng, cũng như hình dạng của các vật thể và sự chuyển động của chúng, đặc biệt là vào ban đêm.
Hầu hết các lỗ hoàng điểm thường liên quan đến quá trình lão hóa, do đó chúng sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn khi bạn bước sang độ tuổi từ 55 trở lên (đặc biệt phổ biến ở độ tuổi 60 trở lên). Mặt khác, phụ nữ sẽ có nguy cơ bị lỗ hoàng điểm cao hơn so với nam giới. Một khi lỗ hoàng điểm bắt đầu phát triển, chúng ta sẽ nhận thấy chức năng của thị lực sẽ bị giảm sút đột ngột.
Ngoài ra, chúng ta thường dễ bị nhầm lẫn giữa lỗ hoàng điểm với tình trạng thoái hóa điểm vàng. Bởi vì căn bệnh về mắt này cũng thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi.
Nguyên nhân hình thành lỗ hoàng điểm ở mắt bạn
Nhìn chung, lỗ hoàng điểm có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
- Sự co rút và phân tách của thủy tinh thể
- Bệnh võng mạc đái tháo đường

- Tật cận thị nặng
- Màng tăng sinh trước võng mạcMàng tăng sinh trước võng mạc: hay còn gọi là màng trước võng mạc hoặc Epiretinal Membrane (ERM), là tình trạng hình thành một lớp màng xơ mỏng trên bề mặt võng mạc, đặc biệt tại vùng điểm vàng. Lớp màng này có thể gây co kéo và tạo nếp nhăn trên võng mạc, dẫn đến giảm thị lực trung tâm và biến dạng hình ảnh.
- Bong võng mạc
- Bệnh Best – một tình trạng di truyền gây tổn thương điểm vàng của mắt
- Chấn thương mắt

Theo thường lệ, đáy mắt của chúng ta sẽ chứa một chất gel khá dày, được gọi là dịch kínhDịch kính: (Vitreous body) là một chất gel trong suốt, chiếm phần lớn thể tích của nhãn cầu và nằm giữa thủy tinh thể và võng mạc. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của mắt, hỗ trợ dẫn truyền ánh sáng đến võng mạc và bảo vệ các cấu trúc bên trong của mắt khỏi chấn động.. Tuy nhiên, tình trạng lão hóa có thể khiến cho chất gel trong suốt này bị co lại và trở nên lỏng hơn trước. Trong khi đó, dịch kính lại liên kết với võng mạc thông qua những sợi tế bào nhỏ. Nếu dịch kính bị co rút lại, chúng có thể lôi kéo võng mạc bong ra. Đôi khi, chính sự co rút này có thể làm rách một mảnh nhỏ của võng mạc và tạo nên một lỗ thủng. Nếu vết rách nằm ngay tại hoàng điểm, nó sẽ gây ra lỗ hoàng điểm.
Mặt khác, khi có sự co rút thì sợi tế bào liên kết giữa võng mạc và dịch kính bị tách ra khỏi dịch kính và bám lại trên võng mạc. Sau đó, những sợi này có thể co chụm lại xung quanh điểm vàng, khiến điểm vàng phát triển thành một lỗ do lực kéo.
Trong cả hai trường hợp trên, chất dịch võng mạc phát triển tại chính chỗ dịch kính bị co lại để lấp đầy các khoảng trống trong mắt, đồng thời rò rỉ vào lỗ hoàng điểm. Kết quả là khiến thị lực của bạn bị mờ đi và không nhìn rõ các vật thể.
Các giai đoạn chính của lỗ hoàng điểm

Tình trạng lỗ hoàng điểm sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu bạn không nhanh chóng điều trị bệnh kịp thời. Thông thường, các lỗ hoàng điểm sẽ xảy ra trong 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn bong màng dịch kính: khoảng 50% các trường hợp sẽ bị khả năng xấu đi khi không được điều trị
- Xuất hiện lỗ hoàng điểm : khoảng 70% khả năng xấu đi khi không điều trị
- Lỗ hoàng điểm toàn bộ chiều dày: hầu hết đều trở nên xấu đi khi không điều trị
Trong một số trường hợp nhất định, lỗ hoàng điểm có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bởi các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, khi không may mắn mắc phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, từ đó ngăn ngừa đáng kể được nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Làm thế nào để điều trị được lỗ hoàng điểm?
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt dịch kính (Vitrectomy) được coi là biện pháp điều trị hiệu quả nhất dành cho tình trạng lỗ hoàng điểm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa võng mạc sẽ loại bỏ pha lê thể (tức dịch kính) trong mắt bạn để ngăn ngừa chứng co kéo võng mạc. Sau đó, một hỗn hợp khí sẽ được bơm vào khoang dịch kính để tạo lực ép lên các cạnh của lỗ hoàng điểm và giúp chúng liền lại.

Nhưng vì khí nhẹ hơn sẽ bay lên trên, cho nên hậu phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải nằm úp mặt xuống dưới để bóng khí nằm đúng vị trí của chúng ở trong mắt. Đôi khi bạn buộc phải nằm trong tư thế này từ 2-3 tuần. Mặc dù phải nằm yên trong một khoảng thời gian dài có thể rất nhàm chán và khó chịu, nhưng cách làm này là thực sự cần thiết để bạn đạt được một thị lực tốt nhất sau khi điều trị. Theo thời gian, bóng khí sẽ dần dần biến mất và dịch kính tự nhiên sẽ dần được sinh ra, trong khi đó lỗ hoàng điểm cũng dần lành lại.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này cũng có thể đem lại một số rủi ro nhất định cho bệnh nhân bao gồm: nhiễm trùng, bong võng mạc và nguy cơ phổ biến nhất là gây đục thủy tinh thể. Tình trạng đục thủy tinh thể thường có diễn biến khá nhanh ngay sau khi bạn cắt bỏ dịch kính, nhưng chúng có thể biến mất khi tổn thương ở mắt lành lại.
Nếu bạn đã phẫu thuật lỗ hoàng điểm bằng bóng khí, bạn sẽ không thể di chuyển bằng máy bay trong một vài tháng tới, vì áp suất trên máy bay có thể làm cho bóng khí bị phồng ra, rất có hại cho mắt của bạn.
Ngoài ra, đối với những người có lỗ hoàng điểm ở một bên mắt sẽ có nguy cơ cao phát triển lỗ hoàng điểm ở bên mắt còn lại vào một thời điểm nào đó trong đời. Do đó, bạn nên đi khám mắt thường xuyên theo sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa để sớm phát hiện các vấn đề về mắt và có biện pháp khắc phục chúng kịp thời.