Contents
Lẹo mắt là gì?

Bệnh lẹo mắt (còn được gọi là lẹo hoặc mụn thịt, tiếng anh: hordeolum hoặc style) là một bệnh nhiễm trùng ở mí mắt gây ra, khiến mắt bị nổi một khối u sưng đỏ gần mép của mí mắt.
Có hai loại lẹo mắt:
Lẹo mắt ngoài: Lẹo mắt ở bên ngoài bờ mi mắt.
Lẹo mắt trong: Lẹo mắt xuất hiện ở vị trí tuyến dầu bên trong mí mắt.
Nguyên nhân gây ra lẹo mắt?
Bệnh lẹo mắt do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Vi khuẩn này xuất phát trong mũi sau khi bạn dụi mũi vi khuẩn sẽ bám vào tay và chuyển sang mắt khi dụi mắt.

Vi khuẩn có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi, các tuyến dầu thoát qua ống dẫn vào lông mi. Khi ống dẫn bị tắc, dầu không thể thoát ra và chảy ngược vào các tuyến dầu. Kết quả là các tuyến dầu bị sưng và viêm, gây ra mụn lẹo.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lẹo mắt
Dấu hiệu khi bị lẹo mắt là mắt bị nổi một khối u trên mí mắt và sưng mí mắt.

Các triệu chứng của bệnh lẹo mắt bao gồm:
- Đau mí mắt
- Mắt bị sưng đỏ
- Sưng mí mắt
- Có khối u mềm trên mí mắt
- Mí mắt bị chảy xệ
- Tiết dịch mắt (đau quanh mi mắt)
- Cảm giác bỏng rát trên mắt
Sau khi các triệu chứng xuất hiện, một mụn nhỏ sẽ phát triển ở khu vực mí mắt, thường sẽ đi kèm với sưng mắt. Đôi khi mắt chỉ bị sưng ở nốt mụn, nhưng cũng có lúc, toàn bộ mí mắt sưng lên.
5 điều cần biết về bệnh lẹo mắt
1. Lẹo mắt không gây ra các vấn đề về thị lực

Lẹo mắt không làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ gần hay xa của mắt bạn.
2. Lẹo mắt rất dễ lây lan

Nếu bạn bị lẹo mắt, không nên để vi khuẩn tiếp xúc với mắt của người khác, sẽ dễ khiến họ bị lây lẹo mắt hoặc các bệnh nhiễm trùng mắt khác.
Để tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh lẹo mắt, hãy giữ mắt và tay sạch sẽ, không dùng chung áo gối, ga trải giường, khăn mặt hoặc khăn tắm với người khác.
3. Các mụn lẹo thông thường sẽ tự lành trong vòng vài ngày

Bạn có thể chườm ấm từ 10 đến 15 phút, ba hoặc bốn lần một ngày, trong vài ngày sẽ khiến lẹo mắt nhanh hết hơn.
Chườm ấm giúp làm dịu cơn đau, khiến cho đầu mụn gom lại, tương tự như mụn nhọt. Thường thì, mụn lẹo sẽ tự vỡ ra, chảy nước và lành lại mà không cần tác động gì.
Dù hầu hết các vết lẹo sẽ biến mất khi chườm ấm, tuy nhiên vẫn có một vài loại lẹo mắt cần được điều trị y tế hoặc phẫu thuật để lấy nhân mụn.
4. Đừng bao giờ “nặn” lẹo mắt

Bạn không nên nặn mụn mắt giống như nặn mụn. Hãy để mụn mắt tự vỡ ra.
Một mụn lẹo xuất hiện trong mí mắt (được gọi là mụn thịt bên trong) có thể không bị vỡ và tự lành. Loại lẹo mắt này có thể sẽ gây ra các vấn đề mắt nghiêm trọng nên bác sĩ nhãn khoa có thể phải làm phẫu thuật để lấy nhân mụn ra.
Nếu bạn thường xuyên bị lẹo mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn sử dụng miếng lau mí mắt được làm ẩm trước để vệ sinh mắt hàng ngày, nhằm giảm nguy cơ bị lẹo mắt và viêm bờ mi.
5. Các vấn đề về mắt khác có thể kèm theo lẹo mắt

Khi bị lẹo mắt, mắt bị nổi lẹo có thể sẽ bị chảy nước mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng và cảm giác như có vật gì đó ở trong mắt (triệu chứng này được gọi là “phản ứng với dị vật bên ngoài”).
Khi nào đến gặp bác sĩ nhãn khoa
Mặc dù hầu hết các lẹo mắt đều khỏi khá nhanh, nhưng bạn nên liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn giúp lẹo khỏi nhanh hơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ trị mụn rộp hoặc phương pháp điều trị mụn lẹo khác để giúp giải quyết tình trạng nhanh chóng lẹo mắt.

Nếu bệnh lẹo mắt của bạn nặng hơn, ảnh hưởng đến thị lực hoặc không biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn, hãy liên hệ với bác sĩ nhãn khoa của bạn để được kiểm tra và điều trị tại phòng khám. Trong một số trường hợp, những lẹo cứng đầu có thể cần được bác sĩ điều trị phẫu thuật, sau đó là bôi thuốc theo đơn.