Nhiều bạn cho rằng chỉ cần đeo kính mắt thông thường là đã đủ để bảo vệ mắt an toàn, tránh khỏi 100% những tổn thương có thể xảy ra với mắt. Quan điểm đó hoàn toàn sai lầm vì kính bảo mắt thông thường không đủ tiêu chuẩn như kính bảo hộ đâu. Bài viết này sẽ so sánh sự khác biệt của kính mắt bảo hộ và kính mắt thông thường, cung cấp những tiêu chuẩn đánh giá kính mắt bảo hộ và từ đó giúp bạn lựa chọn được một chiếc kính bảo hộ chất lượng cho mình nhé.
Contents
Tại sao tôi lại phải đeo kính bảo hộ chứ?

Câu trả lời đơn giản là để tránh bị chấn thương ở mắt. Thật vậy, chấn thương ở mắt có thể xảy ra với bất kỳ ai và trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tại nước ta, chấn thương mắt là nguyên nhân đứng thứ hai gây mù loà. Tỉ lệ chấn thương chiếm 10-15% trong các bệnh về mắt. Nguyên nhân gây chấn thương mắt rất đa dạng, có thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, chơi thể thao… Trong đó, chấn thương mắt do tai nạn sinh hoạt rất thường gặp, chiếm 34,6%, chỉ đứng sau tai nạn lao động 51,7% theo thống kê của bệnh viện Mắt TP.HCM.
Nhưng liệu mắt bạn đã được bảo vệ tốt nhất trong các hoạt động hàng ngày trong khi chỉ cần đeo kính mắt thông thường thôi là đủ?
Theo các chuyên gia, kính bảo vệ mắt có thể giúp ngăn ngừa đến 90% các ca tổn thương mắt, trong khi kính mắt thông thường chỉ ngăn chặn được khoảng dưới 30% thôi. Vì thế không có lý do gì bạn phải cam chịu rủi ro mất thị lực vĩnh viễn trong khi bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nó chỉ bằng cách đơn giản là đeo các loại kính bảo hộ để bảo vệ mắt hiệu quả.
Kính bảo hộ có điểm gì khác so với kính mắt thông thường?
Kính bảo hộ phải đảm bảo tiêu chuẩn chịu lực cao hơn so với kính mắt thông thường (kính mắt thời trang). Khả năng chịu lực được áp dụng cho cả tròng kính và khung kính.

Về cơ bản, có hai loại kính bảo vệ mắt: kính cắt theo chỉ định của bác sỹ hay còn gọi là kính kê đơn và kính không kê đơn (hay còn gọi là kính plano). Không kể đến kích cỡ và độ bền của khung hay tròng kính, các loại kính thuốc thông thường không được tính là kính bảo hộ trừ khi chúng đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định.
Mỗi loại hình công việc sẽ có những yêu cầu về an toàn lao động khác nhau nhằm giảm thiểu nguy cơ chấn thương xảy ra với mắt. Đối với những công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia lửa điện…(ví dụ thợ hàn xì, thợ đúc đồng, thợ sơn, phụ khử trùng, bác sĩ phòng chống dịch bệnh…) thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo vệ mắt cho người lao động bao gồm kính bảo hộ, mặt nạ an toàn lao động, mũ bảo hiểm và tấm chắn che mặt.
Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng kính bảo hộ
Các loại kính bảo hộ trước khi lưu hành trên thị trường đều phải trải qua các bài kiểm tra chất lượng sản phẩm. Theo đó, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 3581-81 nhằm hướng dẫn các nhà sản xuất kính bảo hộ lao động sản xuất ra được sản phẩm chất lượng. Thông tin về toàn bộ về tiêu chuẩn TCVN 3581-81 có thể xem tại đây.
Tại một số nước tiên tiến (ví dụ Hoa Kỳ) thì đang áp dụng tiêu chuẩn ANSI khá thực tế đối với kính bảo vệ mắt, cụ thể như sau:
- Đối với bài kiểm tra chịu lực cơ bản, các loại tròng kính được kiểm tra độc lập chứ không gắn vào trong khung kính. Ngược lại tròng và khung kính được tính như một đơn vị và kiểm tra cùng lúc trong bài kiểm tra chịu lực cường độ cao.
- Dù làm cùng một loại vật liệu, các loại kính mắt thông thường luôn có độ chịu lực kém hơn kính bảo hộ do tròng kính bảo hộ thường dày hơn. Tròng kính bảo hộ có hai loại cơ bản: loại chịu lực cao và loại chịu lực cơ bản.
- Một số mẫu kính bảo hộ có tròng kính mỏng hơn chỉ được phép lưu hành trên thị trường nếu chúng đáp ứng được những yêu cầu về độ chịu lực. Trước đây, tất cả các loại tròng kính đều phải có độ dày tối thiểu là 3mm, khiến chúng trông nặng nề và dày hơn tròng kính thông thường.
- Bài kiểm tra với bi sắt sẽ quyết định độ an toàn của tròng kính chịu lực cơ bản. Trong bài kiểm tra này, tròng kính sẽ bị một quả bi sắt có đường kính 2.5 cm rơi trúng từ độ cao 1,27 mét. Nếu tròng kính không bị nứt, rạn hay bể thì nó đạt chất lượng. Tất cả các loại tròng kính đều phải trải qua bài kiểm tra này trước khi cho lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, đối với tròng kính nhựa, chỉ cần chọn một số mẫu kính trong một lô hàng để kiểm tra.
- Các loại tròng kính chịu lực cao phải trải qua bài kiểm tra vận tốc phức tạp hơn. Khi đó một viên bi sắt có đường kính 0.6cm sẽ được bắn ở tốc độ 45 mét/giây vào tròng kính. Tương tự, nếu tròng kính không bị nứt, rạn, bể hay văng ra khỏi giá đỡ kính thì nó đảm bảo đủ độ an toàn.
Bạn thấy điều gì không, tiêu chuẩn kính mắt bảo hộ ở các nước phương tây thường cao hơn có với tiêu chuẩn Việt Nam rất nhiều và có tình thực tiễn hơn. Đó cũng là một trong những lý do khiến kính bảo hộ nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn nhiều so với kính sản xuất trong nước.
Cách đọc các kí hiệu trên kính bảo vệ mắt

Kí hiệu “+”. Nếu bạn nhìn thấy kí hiệu này trên loại kính chịu lực cao, nó có nghĩa tròng kính này đã vượt qua bài kiểm tra vận tốc miêu tả ở mục trên.
Kí hiệu này áp dụng cho tất cả các tròng kính dù độ dày, mỏng có thể khác nhau (tính từ điểm mỏng nhất của tròng kính), làm cùng một chất liệu, có lớp sơn phủ giống nhau và được cung cấp từ cùng một nhà sản xuất.
Bạn cũng có thể nhìn thấy kí hiệu “V” và “S” trên kính. Kí hiệu “V” có nghĩa là tròng kính có thể thay đổi màu theo ánh sáng và “S” là khi tròng kính có lớp phủ đặc biệt để tạo màu cho tròng kính. Trong một số trường hợp, kí hiệu có thể là một con số nằm trên tròng kính để cho biết lớp phủ màu đó có khả năng ngăn chặn ánh sáng đi qua nhiều hay ít.
Kính bảo hộ có tròng kính tối màu thường được dùng khi hàn, cắt, tiện hay nấu chảy kim loại. Thông thường mật độ màu của tròng kính dao động từ 1.5 đến 3.0 khi làm việc với mỏ hàn và từ 10 đến 14 khi hàn hồ quang điện.
Tất cả các dấu hiệu trên kính đều có giá trị vĩnh viễn. Nếu tròng kính không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kháng lực cao, nhà sản xuất sẽ gắn nhãn thông báo trên kính để người mua cân nhắc và quyết định mua kính hay không.
Quy định kiểm tra khung kính

Dù nằm ở nhóm chịu lực cơ bản hay chịu lực cao, khung kính bảo hộ đều phải trải qua những bài kiểm tra như sau:
- Kiểm tra va đập chung: Trong bài kiểm tra này, một vật kính thép có đường kính 2.5 cm, nặng khoảng 500 gram được bỏ xuyên qua một cái ống ở độ cao 1.27 mét sao cho vật thể này va đập trực tiếp vào tròng kính được gắn với khung kính. Nếu khung kính vẫn giữ được tròng kính nguyên vẹn và không có phần nào bị tách khỏi mặt trong của khung, điều đó có nghĩa khung đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Kiểm tra độ bền: Khung kính bảo hộ phải vượt qua bài kiểm tra chống nhiệt, chống ăn mòn và những bài kiểm tra độ bền khác.
- Va đập với vận tốc cao: Ở bài kiểm tra này, một quả bóng thép có đường kính 0.6cm sẽ được bắn vào tròng và khung kính ở tốc độ 45 mét/ giây trong khoảng cách trên dưới 0.2 mét. Bài kiểm tra này sẽ được lặp đi lặp lại vài lần (mỗi lần sẽ thử với một cặp tròng và khung khác nhau) ở những góc độ và vị trí chịu tác động lực khác nhau. Tiểu chuẩn đánh giá chất lượng khung kính trong bài kiểm tra này cũng giống với bài kiểm tra va đập chung ở trên.
Kết quả của bài kiểm tra khung kính nếu đạt chuẩn thì sẽ được dán nhãn mác chứng nhận hợp quy như sau:
- Kính an toàn plano (kính không kê đơn) với tròng kính không thể tháo lắp sẽ có kí hiệu Z87 (cho kính chịu lực cơ bản) hoặc Z87+ (cho kính chịu lực cao) trên phần trước của khung hoặc trên một cáng kính.
- Tương tự, kính bảo hộ kê đơn sẽ có nhãn mác từ nhà sản xuất và kí hiệu Z87-2 trên phần trước của khung hoặc trên cả hai càng kính. Bạn chỉ nên chọn mua kính có nhãn mác, kí hiệu rõ ràng từ nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng nhé.
Cách chọn kính bảo hộ phù hợp công việc của bạn
Thông thường, bộ phận an toàn lao động tại công ty bạn sẽ quyết định mức độ bảo vệ cần thiết trong điều kiện công việc của bạn. Một số công việc đòi hỏi bạn phải mang kính bảo vệ chịu lực cao như thợ mộc, thợ sửa ống nước, thợ lắp ráp đường ống, thợ chế tạo máy hay thợ hàn cơ khí. Một số hoạt động khác có thể đòi hỏi người lao động mang tấm chắn bảo vệ, kính bảo hộ hay mặt nạ bảo vệ.

Người sử dụng lao động và chuyên viên phụ trách an toàn lao động phải cùng nhau thảo luận và tham khảo ý kiến từ chuyên gia nhãn khoa để quyết định hình thức bảo hộ nào là phù hợp nhất cho từng loại hình công việc. Nếu bạn làm việc tự do, tốt nhất bạn nên chọn mua loại kính chịu lực cao cho tất cả các hoạt động lao động nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho mình.
Chọn loại kính bảo vệ nào cho sinh hoạt hàng ngày?
Nếu mắt bạn không cần phải mang kính theo toa hoặc kính áp tròng, bạn có thể mua kính bảo hộ không kê đơn tại hầu hết các cửa hàng bán dụng cụ thể thao, kim khí điện máy.

Loại kính này thường được làm từ polycarbonate dạng nhẹ nên mang sẽ rất thoải mái và thường có nhiều kiểu dáng để bạn chọn lựa. Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, hãy chọn những mẫu có chỉ số chịu lực cao nhé!
Môt số mẫu kính còn có phần nửa dưới của tròng kính hỗ trợ chức năng đọc dành cho những ai trên 40 tuổi và bị lão thị.
Trường hợp bạn cần kính bảo hộ kê đơn, bạn nhất định phải đăt mua kính tại các cửa hàng kính chuyên nghiệp hoặc tại các bệnh viện mắt uy tín. Lưu ý là đơn mua kính của bạn phải được cấp bởi bác sỹ hay chuyên gia nhãn khoa. Tốt nhất bạn hãy đặt mua kính chịu lực cao (tròng kính này sẽ có kí hiệu (+), khung kính có kí hiệu Z87-2 ở mặt trong của gọng kính) để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đôi mắt bạn.
Nếu bạn trên 40 tuổi và mắc chứng nhược thị, kính đa tròng là giải pháp tối ưu cho bạn khi vừa có thể giúp bạn nhìn xa, vừa có thể chuyển sang chế độ đọc sách.
Đối với các công việc như dùng máy cắt cỏ, tông đơ điện hoặc các công cụ dùng điện khác, bạn nên chọn khung kính có phần chắn ở hai bên thái dương nhằm bảo vệ mắt bạn không bị những phân tử nhỏ hay các vật thể lớn hơn bay văng trúng mắt.
Kính bảo vệ nào phù hợp với các hoạt động thể thao?
Tiêu chuẩn để chọn kính bảo hộ khi chơi thể thao cũng tương tự như kính bảo hộ dùng cho các hoạt động hàng ngày. Bạn có thể mua thêm dây đeo gắn vào phía sau càng kính để giữ cho kính không bị dịch chuyển nhiều khi bạn chơi thể thao.

Với các môn săn bắn hay bắn súng, bạn nên chọn mua kính bảo hộ chịu lực. Bạn có thể thử loại khung ôm sát khuôn mặt với tròng kính có lớp chống phản chiếu để giảm sự tác động của ánh sáng ngoài trời tới mắt.
Trên thị trường có những mẫu kính bảo hộ với họa tiết ngụy trang rất phù hợp cho môn săn bắn. Nếu bạn phải mang kính bảo hộ theo toa, hãy chắc chắn rằng kính có phần chắn ở hai bên thái dương để tăng thêm độ bảo vệ cho đôi mắt bạn.
Với những môn thể thao đòi hỏi khả năng quan sát sắc bén và thị lực tốt, bạn có thể dùng tròng kính màu. Trong môn bắn súng, màu vàng hay màu hổ phách là hai màu hỗ trợ việc nhắm mục tiêu hiệu quả hơn.

Nếu bạn có từng đi câu cá, bạn có biết lưỡi câu là một trong những vật có thể gây tổn thương mắt không? Nếu bạn không muốn chẳng may lưỡi câu văng vào mắt thì hãy chọn một khung kính ôm trọn mặt để lưỡi câu kính khỏi lọt vào mắt. Ngoài ra bạn cũng nên chọn tròng kính màu phân cực để giảm tình trạng chói mắt từ bề mặt nước. Điều này không chỉ giúp bạn nhìn sâu xuống nước tốt hơn mà còn khiến đôi mắt bạn thấy thoải mái hơn khi ngồi câu cá không bị lóa mắt.
Bên cạnh đó, bạn có thể thử dùng tròng kính đổi màu theo ánh sáng để tối ưu hóa tầm nhìn đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu trong những điều kiện ánh sáng ngoài trời thay đổi.
Còn nếu bạn thích chơi môn bắn súng sơn, hãy lưu ý rằng nếu bạn không có dụng cụ bảo vệ phù hợp cho vùng đầu và và vùng mắt, bạn có thể gặp phải những chấn thương nghiêm trọng từ những viên đạn màu của môn này. Mặt nạ bảo hộ của môn này nhất thiết phải che phủ được cả tai và mắt cũng như có độ chịu lực cao. Lí do là vì một số loại súng có thể nhả đạn màu ở tốc độ khá cao lên tới 290km/h.
Dù bạn chơi môn thể thao nào thì cũng nên lưu ý đến sự an toàn cho đôi mắt của mình. Bác sỹ hay các chuyên gia nhãn khoa có thể cho bạn lời khuyên đúng đắn nhất về loại kính bảo hộ nào sẽ phù hợp cho môn thể thao bạn chọn.
Vật liệu nào phù hợp nhất để làm kính bảo hộ?

Chất liệu phổ biến nhất của các loai tròng kính bảo vệ mắt là polycarbonate. Loại chất liệu này chỉ nhẹ bằng một nửa so với thủy tinh, do đó sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn khi mang. Tròng kính làm bằng vật liệu polycarbonate cũng chịu tác động lực tốt hơn tròng kính làm bằng thủy tinh. Tuy nhiên, tròng kính polycarbonate dù đã có phủ lớp chống trầy vẫn dễ bị trầy xước hơn so với tròng kính thủy tinh.
Tác dụng của lớp chống phản chiếu trên kính bảo hộ

Lớp chống phản chiếu trên kính bảo hộ có khả năng làm giảm sự phản chiếu ánh sáng từ tròng kính tới mắt và do đó phù hợp với một số hoạt động nhất định. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng lớp chống phản chiếu này có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của một số loại tròng kính. Vì vậy, những bài kiểm tra tác động lực phải được thực hiện sau khi đã phủ lớp chống này lên tròng kính.
Kết luận
Thị lực của bạn vốn là một món qùa vô giá. Cho dù bạn cần loại kính bảo hộ cắt theo đơn chỉ định của bác sĩ hay kính không kê đơn, thì việc đầu tư một chiếc kính bảo vệ phù hợp chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn thông minh. Chắc chắn cặp kính “vệ sĩ” này sẽ giúp bạn ngặn chặn nguy cơ chấn thương mắt đáng kể đồng thời duy trì tình trạng khỏe mạnh cho “cửa sổ tâm hồn” bạn đấy. Chúc bạn luôn có một đôi mắt khỏe mạnh!