“Kiểm tra mắt định kỳ sẽ sớm có khả năng chẩn đoán nguy cơ mắc Alzheimer của con người” theo Bill Gates.
Nhận định táo bạo này được hàng loạt các nghiên cứu khoa học ủng hộ và nhận khoản kinh phí đầu tư lên đến 30 triệu đô la Mỹ từ Bill Gates và một số người khác, với mong muốn sẽ phát triển được một phương pháp đáng tin cậy, giá cả phải chăng cho việc kiểm tra căn bệnh Alzheimer.
“Chúng ta cần một phương án tốt hơn trong việc chẩn đoán Alzheimer – một cách chẩn đoán đơn giản như kiểm tra máu hay kiểm tra mắt – trước khi chúng ta đủ khả năng để làm chậm lại quá trình tiến triển của căn bệnh này.” – Bill Gates đã nói trong buổi thông báo đầu tư vào tháng 7 năm 2018.
Vào tháng 10 năm 2018, việc chẩn đoán Alzheimer qua kiểm tra mắt đã đạt một bước tiến mới khi một nhóm nghiên cứu trường đại học Minnesota của Mỹ đã phát triển được một công cụ có thể chẩn đoán những dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer thông qua việc khám mắt.
Contents
Những trở ngại khi chẩn đoán Alzheimer

Tại sao việc tìm ra một phương pháp mới để chẩn đoán Alzheimer thông qua kiểm tra mắt lại có thể tạo nên một bước ngoặt trong y khoa? Điều đó là do hiện nay chúng ta chưa hề có một cách dễ dàng và phù hợp kinh phí nào để chẩn đoán những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mất trí nhớ.
Các nhà vật lý học hiện nay thường phải dùng những những loại thiết bị kinh phí lớn như máy chụp positron cắt lớp (chụp PET) hay phương pháp phức tạp như chọc dò tủy sống (invasive spinal taps) để hỗ trợ chẩn đoán Alzheimer. Tuy nhiên, các chẩn đoán thường không thể được xác nhận cho đến khi những dấu hiệu của bệnh đã bắt đầu xuất hiện trong não bộ của bệnh nhân.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy, khoảng 5% người già (trên 60 tuổi) mắc bệnh Alzheimer. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi.
Nếu một bài kiểm tra mắt định kỳ có thể chẩn đoán được Alzheimer hàng thập kỷ trước khi những dấu hiệu của Alzheimer bắt đầu biểu hiện, thì các bác sĩ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm chậm lại sự tiến triển của căn bệnh.
Dự đoán Alzheimer bằng phương pháp quét võng mạc
Bằng cách bổ sung thêm một hình ảnh xoắn vào máy quét võng mạc thông thường, nhóm nghiên cứu ở Đại học Washington của Mỹ đã chẩn đoán được những dấu hiệu của căn bệnh mắc trí nhớ dù đối tượng được kiểm tra chưa có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh.

Giáo sư Rajendra Apte tại Đại học Washington cho hay: “Mắt của mỗi người đều có phần trung tâm võng mạc không mạch máu. Khu vực này giúp chúng ta nhìn mọi vật rõ ràng nhất. Qua nghiên cứu, chúng tôi phát hiện vùng không mạch máu của người bị Alzheimer tiền lâm sàng lớn hơn so người bình thường”.
Trong tổng số 30 người tham gia vào nghiên cứu – tất cả đều đang ở độ tuổi 70 nhưng không biểu hiện dấu hiệu nào của Alzheimer, có 17 người khi chụp PET hoặc chọc dò tủy sống cho kết quả bất thường, và tất cả trong số họ đều bị mỏng võng mạc và vùng không có mạch máu ở trung tâm võng mạc vô cùng lớn. Kết quả nghiên cứu này được công bố vào tháng 8 năm 2018.
Sử dụng bài kiểm tra mắt như một cơ sở để dự báo bệnh Alzheimer “dù thực sự rất hứa hẹn, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại,” – Nhà nghiên cứu đồng hiệu trưởng Gregory P. Van Stavern, chuyên gia nhãn khoa và khoa học thị giác của Đại học Washington cho biết. Thử thách lớn nhất ở đây là: “Liệu chúng ta có thể chẩn đoán những dấu hiệu mắc bệnh ở giai đoạn sớm nhất trước khi nó trở thành một vấn đề.”
Mối liên hệ giữa mắt và não bộ
Hai nghiên cứu khác được trình bày tại cuộc họp thường niên năm 2018 của Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ cũng cho rằng, các dấu hiệu của bệnh Alzheimer có thể được chẩn đoán qua mắt trước khi bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của các căn bệnh về não.
Các nhà nghiên cứu Đại học Y khoa Duke của Mỹ đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp quang học (OCTA) để so sánh sự khác nhau giữa võng mạc của bệnh nhân Alzheimer và của những người suy giảm nhận thức nhẹ hay người hoàn toàn khỏe mạnh.
Họ đã phát hiện ra rằng nhóm bệnh nhân Alzheimer có số lượng tiểu động mạch võng mạc ở phía sau mắt ít hơn và có lớp màng võng mạc mỏng hơn. Những người có suy giảm nhận thức nhẹ không hề biểu hiện những dấu hiệu trên.

Trong thử nghiệm thứ hai, một nhóm các nhà nghiên cứu của Israel đã phân tích bản quét võng mạc và não của hơn 400 người. Tất cả trong số họ đều có tiền sử mắc bệnh Alzheimer trong gia đình, nhưng bản thân họ thì không hề có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh mất trí nhớ.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lớp bên trong của võng mạc ở những người có tiền sử Alzheimer trong gia đình mỏng hơn so với của người bình thường. Bản quét não cũng cho thấy những khu vực não bị ảnh hưởng đầu tiên bởi căn bệnh đã bắt đầu co lại.
“Quét não chỉ có thể phát hiện được bệnh Alzheimer khi nó đã vượt quá giai đoạn có thể điều trị được rồi” – Nhà nghiên cứu chính Ygal Rotenstreich cho biết trong một bài báo. “Chúng ta cần tìm ra cách để can thiệp điều trị sớm hơn nữa.”
Ba loại bệnh lý về mắt làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer
Một số nhà nghiên cứu ở tiểu bang Washington của Mỹ đã tìm ra được mối liên hệ giữa ba căn bệnh thoái hóa mắt – thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, võng mạc đái tháo đường, bệnh cườm nước với căn bệnh gây mất trí nhớ Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu từ khoa Y học – trường Đại học Washington của Mỹ đã nghiên cứu trên 3,877 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên từ một viện điều dưỡng và một viện y tế. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào tháng 8 năm 2018.
Trong suốt 5 năm nghiên cứu, 782 trường hợp mắc bệnh Alzheimer đã được các chuyên gia nhãn khoa chẩn đoán. Các bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ mắc Alzheimer cao hơn 40 đến 50% so với những người tương tự không mắc các bệnh về mắt này.
“Những gì chúng tôi nghiên cứu thấy không có gì là khó hiểu”, Tiến sĩ Paul Crane – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Washington cho biết. “Nghiên cứu này chỉ giúp củng cố một điều rằng, có rất nhiều thứ mà chúng ta có thể học được từ bộ não bằng cách nhìn vào đôi mắt.”