Tầm quan trọng của việc kiểm tra mắt cho trẻ em

Một bài kiểm tra mắt cho trẻ được thực hiện bởi các chuyên gia khoa mắt là một cơ sở đáng tin cậy để đánh giá sức khỏe đôi mắt và khả năng thị lực

Một bài kiểm tra mắt lâm sàng hay một buổi kiểm tra thị lực được thực hiện bởi các nhân viên y tế ở trường học hay các bác sĩ nhi khoa không thể thay thế cho một bài kiểm tra mắt tổng quát được tiến hành bởi các bác sĩ mắt.

Chỉ có những bác sĩ có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt mới có thể đưa ra những đánh giá tổng quan, kỹ lưỡng và đáng tin cậy về sức khỏe mắt của trẻ.

Tại sao nên khám mắt cho trẻ?

Kiểm tra mắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một thị lực hoàn toàn khỏe mạnh cho trẻ. Bên cạnh đó, khám mắt cũng đảm bảo trẻ không gặp bệnh lý nào về mắt gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập và sự an toàn của trẻ.

tam-quan-trong-cua-kiem-tra-mat-cho-tre
Kiểm tra mắt cho trẻ vô cùng quan trọng trong việc duy trì một thị lực khỏe mạnh

Khám mắt từ khi trẻ còn nhỏ còn rất cần thiết vì để tối ưu hoá việc học tập, trẻ cần những khả năng cơ bản sau đây:

– Có tầm nhìn xa và tầm nhìn gần chính xác;

– Phối hợp hai mắt một cách đồng bộ và tự nhiên;

– Khả năng vận động nhãn cầu nhanh nhẹn và chính xác;

– Khả năng tập trung điều tiết của mắt ổn định.

Khi nào nên khám mắt cho trẻ?

tam-quan-trong-cua-kiem-tra-mat-cho-tre
Các độ tuổi phù hợp nên cho trẻ đi kiểm tra mắt toàn diện

Trẻ em nên được kiểm tra mắt toàn diện lần đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi.

Sau đó, trẻ nên được khám mắt lần tiếp theo vào năm 3 tuổi và trước khi chúng vào học lớp một (5-6 tuổi).

Trẻ trong tuổi đến trường nên được kiểm tra mắt định kỳ ít nhất hai năm một lần nếu không mắc tật khúc xạ hay có vấn đề gì về mắt. Mặt khác, những trẻ nhỏ đang sử dụng kính mắt hay kính áp tròng nên được kiểm tra và theo dõi định kỳ hàng năm hoặc nhiều hơn theo khuyến nghị của bác sĩ.

Lên lịch khám mắt cho trẻ

Khi lên lịch khám mắt cho trẻ, hãy chọn một thời điểm mà bé đang có một tâm trạng vui vẻ, cởi mở và hoạt bát. Như vậy các bác sĩ sẽ dễ giao tiếp với trẻ và thu được những kết quả chính xác một cách thuận lợi hơn.

Những quy trình khám mắt cụ thể sẽ được tiến hành một cách linh hoạt và khác biệt thuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ, nhưng nhìn chung, một bài kiểm tra mắt sẽ bao gồm: những câu hỏi về bệnh sử, một bài kiểm tra thị lực, kiểm tra sự phối hợp của hai mắt, một đánh giá tổng quan về sức khoẻ mắt. Trên những cơ sở đó, các bác sĩ mắt sẽ quyết định xem trẻ có cần sử dụng kính mắt hay kính áp tròng để điều chỉnh thị lực hay không.

tam-quan-trong-cua-kiem-tra-mat-cho-tre
Chọn thời điểm trao đổi với bác sĩ lên lịch khám mắt cho trẻ

Trong phần bệnh án, bạn sẽ được hỏi về tiền sử chu sinh, bao gồm cả các thông tin về cân nặng khi sinh, trẻ được sinh non hay sinh đầy tháng.

Bác sĩ mắt của bạn cũng có thể hỏi về những vấn đề đã xảy ra trong quá trình bạn mang thai hoặc lúc sinh đẻ. Ngoài ra, bạn còn có thể được hỏi về tiền sử bệnh của trẻ, bao gồm các loại thuốc đã và đang sử dụng, cũng như các dị ứng hiện có.

Hãy chắc chắn rằng bạn cho bác sĩ mắt biết nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây:

– Tiền sử sinh non;

– Chậm phát triển vận động;

– Dụi mắt thường xuyên;

– Nháy mắt liên tục;

– Mắt không có khả năng tập trung;

– Khả năng quan sát của mắt kém;

– Đã từng có kết quả kiểm tra kém trong những lần kiểm tra thị lực trước đây ở trường học.

Bác sĩ mắt còn có thể hỏi bạn thêm những vấn đề về mắt trẻ như: quá trình điều trị mắt của trẻ, các phẫu thuật đã trải qua hay có đang sử dụng kính mắt hay kính áp tròng không.

Ngoài ra, nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh về mắt (như các tật khúc xạ, bệnh lé, nhược thị hay một số bệnh lý mắt khác), hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ.

Kiểm tra mắt cho trẻ sơ sinh

tam-quan-trong-cua-kiem-tra-mat-cho-tre
Kiểm tra mắt cho trẻ sơ sinh đảm bảo về các yếu tố thị lực như một người trưởng thành

Trẻ sơ sinh khi đủ 6 tháng tuổi cũng cần được đảm bảo về các yếu tố thị lực như một người trưởng thành. Các bác sĩ thường xem xét những yếu tố như khả năng điều tiết của mắt, khả năng nhận dạng màu sắc và khả năng nhận thức chiều sâu.

Để đánh giá xem liệu đôi mắt có trẻ có đang phát triển một cách bình thường hay không, bác sĩ mắt thường sử dụng các phương pháp kiểm tra sau:

– Kiểm tra phản xạ đồng tử: Sử dụng để đánh giá khả năng đóng mở của đồng tử trong điều kiện có ánh sáng hoặc không có ánh sáng.

– Kiểm tra định vị và di chuyển theo vật: Bài kiểm tra này giúp xác định khả năng định vị và di chuyển của mắt theo một vật thể (như là ánh đèn) khi nó được di chuyển trước mắt trẻ. (Trẻ sơ sinh nên có khả năng định vị một vật ngay từ khi mới sinh và có khả năng nhìn theo vật vào lúc 3 tháng tuổi)

– Kiểm tra nhìn ưu tiên: bài kiểm tra sử dụng các tấm thẻ trống trơn ở một mặt và có sọc ở mặt còn lại nhằm thu hút sự tập trung của trẻ vào những đường kẻ sọc. Bằng cách này, khả năng thị lực có thể được đánh giá mà không cần sử dụng bảng đo thị lực thông thường.

Kiểm tra mắt cho trẻ trước tuổi đến trường

Nhiều bậc phụ huynh vẫn ngạc nhiên khi biết rằng trẻ không cần phải biết mặt chữ để có thể thực hiện một số bài kiểm tra mắt nhất định, thậm chí cả khi chúng còn quá nhỏ hoặc quá ngại ngùng để giao tiếp với bác sĩ.

Có một số phương pháp dưới đây được sử dụng một cách khá phổ biến để kiểm tra mắt cho trẻ trước độ tuổi đến trường:

– Các ký tự LEA: bảng đo thị lực sử dụng các ký tự LEA về bản chất cũng giống như một bảng đo thị lực thông thường. Điều khác biệt duy nhất là những chữ cái trong bảng được thay bằng những quả táo, ngôi nhà, hình tròn và hình vuông.

Bảng đo thị lực sử dụng các ký tự LEA

– Soi màng lưới: Đây là bài kiểm tra mà các bác sĩ chiếu một nguồn sáng vào mắt của trẻ để quan sát sự phản xạ ánh sáng ở bên trong mắt (võng mạc). Bài kiểm tra này giúp các bác sĩ chẩn đoán xem trẻ có bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh hay có các tật khúc xạ mắt khác không.

– Lập thể chấm ngẫu nhiên: Đây là một bài kiểm tra sử dụng mẫu chấm đặc biệt và kính ba chiều để đánh giá khả năng phối hợp hai mắt của trẻ.

Ngoài bệnh cận thị, viễn thị và loạn thị, một số vấn đề về thị lực hay gặp ở trẻ nhỏ bao gồm:

Nhược thị: Nhược thị là tình trạng thị lực bị giảm sút ở một bên hay cả hai bên mắt mà không có tổn thương thực thể nào được phát hiện. Tuy nhiên, nhược thị thường không điều chỉnh được bằng việc sử dụng kính mắt hay kính áp tròng và có thể đòi hỏi sử dụng biện pháp vá mắt để tăng cường thị lực ở mắt yếu hơn.

Nhược thị là tình trạng thị lực bị giảm sút ở một bên hay cả hai bên mắt

Bệnh lé: Bệnh lé có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như vấn đề cơ vận nhãn ở mắt bị lác hoặc cả hai mắt. Lác là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nhược thị, và nó nên được điều trị sớm ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo sự phát triển bình thường của thị lực và khả năng phối hợp hai mắt của trẻ.

Thiểu năng hội tụ: Căn bệnh này khiến trẻ mất khả năng duy trì tiếp xúc bằng mắt khi nhìn vật ở gần. Khi mắc chứng thiểu năng hội tụ, trẻ sẽ gặp khó khăn khi đọc bởi việc tập trung khiến mắt khó chịu và thậm chí gây ra chứng song thị.

Vấn đề về khả năng định vị, cảm nhận chiều sâu và phân biệt màu sắc: Trẻ em thi thoảng cũng gặp các vấn đề như khả năng định vị kém, không thể cảm nhận được chiều sâu cũng như không thể phân biệt các màu sắc khác nhau.

Những vấn đề kể trên gây nên không ít khó khăn cho trẻ em trong cuộc sống thường ngày và học tập. Việc chẩn đoán sớm giúp cải thiện vấn đề và tránh những tiến triển bệnh về sau.

Vấn đề về sức khoẻ của mí mắt và bán phần trước của mắt: Mí mắt của trẻ sẽ được kiểm tra nhằm phát hiện các nang lông mi bất thường hoặc bị nhiễm trùng; chỗ u, ghèn mắt hay sưng mí mắt. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra cả giác mạc, mống mắt, thuỷ tinh thể để phát hiện một số bất thường khác ở mắt.

Ảnh hưởng của thị lực tới khả năng học tập của trẻ

Kiểm tra mắt cho trẻ là một điều thiết yếu giúp trẻ trong việc học tập

Hãy nhớ rằng kiểm tra mắt cho trẻ là một điều thiết yếu, bởi trẻ cần được đảm bảo một thị lực tốt để có thể phát triển bản thân ở trong môi trường học tập một cách tối ưu. Bởi một đứa trẻ nếu không thể nhìn thấy những gì giáo viên viết trên bảng hay không thể đọc được rõ những dòng chữ trong sách sẽ dễ dàng trở nên nản chí, khiến kết quả học tập giảm sút.

Một vài vấn đề về thị lực, chẳng hạn như nhược thị, sẽ được chăm sóc tốt nhất khi chúng được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể khi các cơ quan thị giác của trẻ vẫn đang phát triển.

 

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim