Kiểm tra “độ mù màu” để biết khả năng nhận dạng màu sắc của bạn liệu có tốt?

Kiểm tra “độ mù màu” để biết khả năng nhận dạng màu sắc của bạn liệu có tốt? Bài viết sau của Eyelight Việt Nam sẽ trả lời giúp bạn

Kiểm tra độ mù màu là gì?

Kiểm tra độ mù màu là cơ sở để các bác sĩ mắt đưa ra các chẩn đoán xem bạn có khả năng bị rối loạn sắc giác (thường được gọi là mù màu) hay không. Nếu bạn nghĩ rằng mình có các dấu hiệu của bệnh mù màu, bạn nên đến bác sĩ để nhận được những chẩn đoán chính xác nhất.

Rối loạn sắc giác có thể chia làm hai mức độ là khuyết sắc (không phân biệt được giữa một số màu) và mù màu (hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu). Khuyết sắc có thể có loại không phân biệt được giữa màu lục và màu đỏ và loại không phân biệt được giữa màu xanh da trời và màu vàng.

Có hai loại bài kiểm tra độ mù màu

1. Bài kiểm tra định tính (screening tests): giúp phát hiện sự có mặt của các vấn đề về thị lực

2. Bài kiểm tra định lượng (quantitative tests): đây là phương pháp kiểm tra tinh vi và kỹ lưỡng hơn, có thể giúp phát hiện và xác định dấu hiệu của bệnh rối loạn sắc giác cũng như mức độ trầm trọng của nó ở người bệnh.

Khám mù màu định tính (Screening color blind tests)

Kỹ thuật khám mù màu định tính được sử dụng phổ biến nhất là bài kiểm tra thị lực màu Ishihara (Ishihara Color Vision Test).

Tên của bài kiểm tra này được đặt theo tên của một bác sĩ nhãn khoa Nhật Bản Shinobu Ishihara (1879 – 1963). Shinobu Ishihara là người đã sáng chế ra quy trình này và công bố bản thảo mô tả cũng như đưa nó vào sử dụng vào năm 1917.

kiem-tra-do-mu-mau
Khám mù màu định tính qua bài kiểm tra thị lực màu Ishihara

 

Các bác sĩ mắt hiện nay sử dụng phương pháp này của Ishihara để chẩn đoán các bệnh về rối loạn sắc giác. Một người bị khuyết sắc có thể sẽ không nhìn thấy con số có màu đỏ ở trong ảnh. (Nguồn: Pinterest)

Bài kiểm tra độ mù màu Ishihara được gói gọn trong một cuốn sách nhỏ; mỗi trang chứa một mẫu vẽ hình tròn, và trong tấm tròn đó bao gồm vô số những chấm nhỏ với màu sắc, độ đậm nhạt và kích thước khác nhau.

Những chấm nhỏ trông dường như được bày trí một cách rất ngẫu nhiên ấy thực ra là đã được sắp xếp có chủ ý. Với cùng một kiểu bày xếp này, những người có thị lực bình thường sẽ nhìn thấy một hay hai con số bên trong những dãy chấm tròn; trong khi những người có bệnh về rối loạn sắc giác sẽ không thể nhìn thấy hoặc nhìn thấy một con số hoàn toàn khác.

Trọn bộ bài kiểm tra thị lực màu Ishihara nếu hoàn chỉnh thì gồm có 38 tấm vẽ hình tròn. Các phiên bản lược bỏ và rút gọn lại thì có chứa 14 hoặc 24 tấm. Chúng thường được sử dụng cho việc xét nghiệm thị lực sàng lọc trong quá trình kiểm tra mắt toàn diện.

Các đối tượng thực hiện bài kiểm tra thị lực màu Ishihara đều được cho xem các tấm tròn trong một căn phòng với ánh sáng tiêu chuẩn; sử dụng tròng kính mắt bình thường đã được kê đo. Bởi vì bài kiểm tra Ishihara yêu cầu người tham gia phải có khả năng quan sát, sàng lọc và nhận diện các con số, nên nó có độ tin cậy kém hơn khi áp dụng với đối tượng trẻ nhỏ.

Có một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả những ảnh màu trong bài kiểm tra thị lực màu Ishihara, nó được gọi là những “đĩa giả trùng màu’ (pseudoisochromatic plates). Điều này ám chỉ rằng một số chấm màu trong mẫu thoạt nhìn có vẻ giống nhau (“iso-“) về màu sắc (“chromatic”) với những chấm màu xung quanh. Tuy nhiên, chúng chỉ là sự giống nhau giả tưởng (“pseudo”), và một người với thị lực màu bình thường sẽ có khả năng phát hiện và xác định sự khác nhau “ẩn dấu” giữa các dãy vô số chấm màu.

Từ khi test thị lực màu Ishihara được đưa vào sử dụng, nhiều công ty phát triển thiết bị y khoa đã sáng tạo ra nhiều bài nhiều test sàng lọc mù màu tương tự bằng việc sử dụng ý tưởng “những đĩa giả trùng” của Ishihara. Chúng là những bài kiểm tra có thể tự động đưa ra điểm số ngay sau khi kiểm tra, sử dụng thuận tiện trên các thiết bị số. Ngoài việc kiểm tra mù màu di truyền, các bài kiểm tra này còn phát hiện được khiếm khuyết về thị lực màu phát triển muộn hơn do bệnh cườm nước, bệnh đa xơ cứng, bệnh võng mạc đái tháo đường, phù hoàng điểm và các rối loạn khác.

Khám mù màu định lượng (Quantitative color blind tests)

Để có thể chẩn đoán và phân tích chi tiết hơn về rối loạn sắc giác hoặc khả năng nhận biết màu sắc chính xác của một người, việc thực hiện một bài kiểm tra mù màu định định lượng là một điều cần thiết.

Bài kiểm tra mù màu định lượng được sử dụng phổ biến nhất là bài kiểm tra Farnsworth-Munsell.

kiem-tra-do-mu-mau
Khám mù màu định lượng qua bài kiểm tra Farnsworth-Munsell.

Bài kiểm tra Farnsworth Munsell giúp xác định và định lượng các vấn đề về thị lực màu (Nguồn: Macular Pigment Research Group, Waterford Institute of Technology)

Bài kiểm tra này gồm có 4 khay đựng những đĩa nhỏ, mỗi khay với 25 đĩa màu sắc với độ đậm nhạt khác nhau. Mỗi khay sẽ có đĩa màu tham khảo ở một điểm kết thúc của khay. Dựa theo chiếc đĩa tham khảo, đối tượng thực hiện bài kiểm tra có nhiệm vụ thay đổi lại thứ tự của các đĩa trong khay sao cho các đĩa màu được sắp xếp thành một dãy liên tục có độ tăng dần hoặc giảm dần về màu sắc.

Để thu được kết quả chính xác nhất, bài kiểm tra Farnsworth-Munsell nên được thực hiện trong phòng mô phỏng ánh sáng ban ngày càng tương đồng càng tốt. Ngoài ra, các đĩa màu nên được thay thế ít nhất hai năm một lần để tránh sự bão hòa về màu sắc, làm ảnh hưởng tới việc chẩn đoán bệnh.

Mỗi đĩa màu đều được đánh số thứ tự ở phía dưới, cho phép bác sĩ có thể chấm điểm kết quả dựa theo thứ tự các số. Sự trùng hợp giữa trình tự dãy đĩa mà người tham gia kiểm tra sắp xếp và trình tự chính xác của dãy đĩa càng lớn, thì khả năng nhận diện và phân định màu sắc của người đó càng chính xác.

Theo kĩ thuật này, bài kiểm tra Farnsworth-Munsell không những chẩn đoán được mức độ mù màu của đối tượng thực hiện bài kiểm tra, chúng còn xác định và phân loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh mù màu.

Có một phiên bản rút gọn của bài kiểm tra Farnsworth-Munsell được gọi là bài kiểm tra D15 Farnsworth-Munsell. Với bài kiểm tra này, mỗi khay chỉ chứa 15 đĩa được đánh số của các màu khác nhau. Thử nghiệm D15 có vai trò giống như nghiệm thị lực màu Ishihara, chúng chỉ dành cho mục đích chẩn đoán sàng lọc ban đầu mà không thể định lượng mức độ nghiêm trọng của bệnh mù màu.

Những ai nên thử kiểm tra mù màu?

kiem-tra-do-mu-mau
Những đối tượng nên thử kiểm tra mù màu

Bài kiểm tra mù màu nên được thực hiện với tất cả những đối tượng làm việc trong các lĩnh vực cần có khả năng nhận diện màu sắc mang độ chính xác cao. Các lĩnh vực đó bao gồm: thợ điện, nghệ sĩ, nhà thiết kế, kỹ thuật viên, một số nhân viên sản xuất và tiếp thị.

Ảnh hưởng của bệnh mù màu lên hiệu suất làm việc còn phụ thuộc phần lớn vào yêu cầu về độ chính xác khi nhận diện màu sắc tùy theo tính chất công việc và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh rối loạn sắc giác cụ thể ở từng người.

Có nhiều người cho rằng mù màu là một loại bệnh lý mắt nguy hiểm và có thể gây nguy hại lâu dài về sau, tuy nhiên, chúng đều là những nỗi sợ không có cơ sở. Bởi vì rối loạn sắc tố (hay mù màu) là một loại bệnh lý mắt bẩm sinh, nên hầu hết những ai bị mù màu đều không có ý thức về căn bệnh này và thấy nó can thiệp không đáng kể vào cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù không có phương pháp điều trị mù màu, nhưng trong một số trường hợp, kính áp tròng có màu đặc biệt có thể hỗ trợ khả năng nhận biết sự khác biệt giữa các màu nhất định của người mù màu.

Các bài kiểm tra “độ mù màu” trực tuyến

kiem-tra-do-mu-mau
Bạn có thể tham gia bài kiểm tra độ mù màu trực tuyến tại đây

Hiện nay, ta có thể tìm thấy nhiều bài kiểm tra độ mù màu trên các trang mạng trực tuyến. Hầu hết trong số chúng là những biến thể của bài kiểm tra thị lực màu Ishihara. Chúng chỉ có tác dụng kiểm tra thị lực màu sáng lọc và chất lượng thì tùy thuộc.

Điều đó là do đối với các bài kiểm tra thị lực mắt, màu sắc của các tấm tròn đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối. Vậy nên để có được kết quả chính xác nhất, hãy đến gặp bác sĩ mắt của bạn để làm bài kiểm tra mù màu. Những chuyên gia về mắt sẽ có sự chẩn đoán, đánh giá chính xác cho bệnh lý của bạn với sự hỗ trợ của các thiết bị y học và điều kiện kiểm tra tốt nhất.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim