Hướng dẫn tra thuốc nhỏ mắt đúng cách, không bị rớt thuốc ra ngoài

Thuốc nhỏ mắt là các loại thuốc ở dạng lỏng (bao gồm thuốc mỡ và thuốc nước) được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau – từ bệnh tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt đến dị ứng, khô mắt. Và đôi khi, thuốc nhỏ mắt là còn có thể được sử dụng để bảo vệ thị lực và bảo vệ đôi mắt của bạn.

Tuy nhiên để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất và tránh gây ra lãng phí ảnh hưởng đến chi phí điều trị, bạn phải học cách nhỏ mắt cho đúng cách.

Vậy nhỏ mắt đúng cách là như thế nào?

Nhỏ mắt đúng cách là bạn phải nhỏ thuốc đúng thuốc, đúng liều lượng và tránh rớt thuốc ra ngoài làm phí thuốc (đặc biệt là thuốc được kê đơn). Bạn có thể hỏi xin hướng dẫn cụ thể từ các bác sĩ nhãn khoa nơi bạn khám hay từ các dược sĩ nơi bạn mua thuốc. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng theo các bước sau đây của chúng tôi, vì trong hầu hết các trường hợp các bước, kỹ thuật nhỏ mắt đều là như nhau dù bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào.

Các bước nhỏ mắt đúng cách

Bước 1: Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng, sau đó lau khô lại bằng khăn sạch trước khi nhỏ thuốc; để giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây nhiễm trùng.

huong-dan-tra-thuoc-nho-mat
Đầu tiên chúng ta cần rửa tay thật kỹ bằng xà phòng

Bước 2: Tháo kính áp tròng ra trước khi nhỏ (nếu có).

Bước 3: Mở nắp lọ thuốc, kiểm tra xem đầu lọ thuốc có bị sứt mẻ hay bị hư hỏng gì không. Nhưng tuyệt đối không được chạm vào nhé.

Bước 4:  Nằm xuống, nghiêng đầu ra phía sau, hướng mắt lên trần nhà và hãy tập trung vào một điểm trên trần nhà để giữ cho mắt mở to nhất có thể.

huong-dan-tra-thuoc-nho-mat
Nằm xuống nghiêng đầu ra phía sau dùng ngón trỏ kéo nhẹ mi để thuốc dễ ngấm

Bước 5: Dùng ngón trỏ của một tay kéo nhẹ mi dưới xuống để tạo ra một khoảng trống nhỏ giữa bọng mắt và nhãn cầu giúp thuốc dễ ngấm vào mắt hơn.

Bước 6: Sử dụng tay kia để giữ lọ thuốc nhỏ mắt, lưu ý bạn có thể tựa ngón tay cái của mình lên trán để tay không bị run khi nhỏ,

Bước 7: Đưa lọ thuốc lại thật gần mắt (cách một khoảng chừng 1-2 cm). Cẩn thận không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt hoặc lông mi của bạn, vì điều đó có thể có thể làm lọ thuốc nhiễm khuẩn.

huong-dan-tra-thuoc-nho-mat
Đưa lọ thuốc lại thật gần mắt cách một khoảng chừng 1-2 cm

Bước 8: Bóp nhẹ lọ thuốc chỉ để duy nhất một hoặc tối đa là 2 giọt thuốc rơi vào mắt.

Bước 9: Bỏ tay ra khỏi mắt, nhẹ nhàng nhắm mắt lại và cúi đầu xuống trong vài giây. Cố gắng không chớp mắt để tránh làm thuốc trào ra khỏi mắt, giúp thuốc thấm vào mắt tốt hơn và phát huy hiệu quả tối đa.

Bước 10: Sau khi nhỏ thuốc, dùng ngón trỏ ấn nhẹ lên khóe mắt phía gần sống mũi (như hình) để thuốc không xuống họng, giúp thuốc nằm lại trong mắt lâu hơn và tăng khả năng hấp thụ thuốc.

Cách này cũng giúp giảm vị đắng trong cổ họng sau khi nhỏ mắt.

Bước 11: Sử dụng khăn giấy lau sạch lại phần thuốc tràn ra khỏi mắt

huong-dan-tra-thuoc-nho-mat
Sử dụng khăn giấy lau sạch lại phần thuốc tràn ra khỏi mắt

Bước 12: Nếu bạn phải nhỏ thuốc cho cả hai mắt, hãy lặp lại quy trình này cho mắt còn lại.

Bước 13: Vặn chặt nắp bình thuốc lại. Hãy nhớ tuyệt đối không được lau hay rửa đầu nhỏ thuốc bằng bất cứ thứ gì.

Bước 14: Và cuối cùng là rửa sạch tay lại lần nữa để loại bỏ phần thuốc rơi rớt trên tay.

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Mỗi lần nhỏ thuốc bạn chỉ cần nhỏ một giọt duy nhất. Nếu bạn nhỏ 2 giọt liên tiếp, thì giọt thứ 2 thường sẽ tràn ra ngoài mắt không những gây lãng phí mà còn làm giảm hiệu quả điều trị. Hơn thế nữa, đối với một vài loại thuốc nhỏ điều trị tăng nhãn áp, lượng thuốc tràn ra ngoài cũng có thể dễ dàng hấp thụ vào vào mạch máu và gây hại cho cơ thể.

huong-dan-tra-thuoc-nho-mat
Lưu ý mỗi lần nhỏ thuốc chỉ cần nhỏ một giọt duy nhất

Nếu bạn phải sử dụng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt thì sao?

Nếu bạn phải cần nhỏ tới vài loại thuốc nhỏ mắt cùng một lúc, thì bạn nhỏ loại nào trước cũng được, nhưng phải lưu ý duy trì khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần nhỏ là 3-5 phút để giúp cho thuốc có thời gian để hấp thụ hoàn toàn vào mắt và không bị trôi khi nhỏ lần thuốc tiếp theo.

Nếu bạn phải sử dụng song song cả thuốc nước và thuốc mỡ  trên cùng một mắt, thì bạn nên sử dụng thuốc nước trước; sau đó khoảng nửa tiếng, mới nhỏ thuốc mỡ vào, để tránh nguy cơ thuốc mỡ ngăn cản sự hấp thụ của thuốc nước.

Bạn nên thử tập tra bằng nước mắt nhân tạo trước

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị rớt thuốc ra ngoài mỗi khi tra thuốc cho mắt, bạn có thể nhờ ai đó nhỏ mắt giúp mình hoặc bạn cũng có thể luyện tập tra thuốc bằng nước mắt nhân tạo, để tập quen với việc nhỏ mắt trước.

huong-dan-tra-thuoc-nho-mat
Nên thử tập tra bằng nước mắt nhân tạo trước

Và một bí quyết để mau chóng thuần thục hơn là bạn nên nhờ một ai đó ở bên cạnh khi bạn luyện tập nhỏ mắt, nhờ họ giúp đỡ điều chỉnh khoảng cách và vị trí tay cầm thích hợp để nhỏ mắt, sao cho khi nhỏ nước rơi trực tiếp vào mắt và không bị rơi ra ngoài.

Nhưng hãy nhớ trước khi tập luyện nhỏ mắt, bạn nên chọn mua các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản nhé. Điều này sẽ giúp loại bỏ được nguy cơ mắt bạn bị dị ứng với chất bảo quản.

Ngoài ra, những chai nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản này cũng giúp giảm bớt các vấn đề khó chịu do hội chứng khô mắt và hội chứng thị lực máy tính  gây ra.

Và một kinh nghiệm nhỏ nữa là bạn nên chọn các sản phẩm dành cho mắt khô nhẹ – những loại này thì không đậm đặc như những sản phẩm dành cho mắt khô vừa hoặc khô nặng, do đó sẽ không gây hiện tượng mờ mắt tạm thời. Chúc bạn thành công.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim