Bệnh tăng nhãn áp (cườm nước) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất thị lực. Do đó, việc chẩn đoán sớm là một bước vô cùng cần thiết để có thể phát hiện bệnh kịp thời trước khi chúng tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những câu hỏi thường gặp nhất về bệnh tăng nhãn áp.
Contents
Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma hay còn gọi là cườm nước) là một thuật ngữ thường được sử dụng nhằm mô tả một nhóm các bệnh lý gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác [dây thần kinh truyền thông tin từ mắt đến não]. Căn bệnh này thường có liên quan đến áp lực nội nhãn. Nếu không được điều trị sớm bệnh có thể dẫn tới mù lòa.
Sự khác biệt giữa bệnh tăng nhãn áp và chứng nhãn áp cao OHT?
Chứng nhãn áp cao (Ocular Hypertension hay OHT) là một thuật ngữ khác cũng chỉ tình trạng tăng nhãn áp nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Chứng nhãn áp cao là tình trạng áp suất bên trong mắt (áp lực nội nhãn) cao hơn so với mức bình thường, nhưng chưa đủ để không gây ra các tổn thương đến dây thần kinh thị giác và làm suy giảm thị lực. Do đó, OHT chỉ là một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp và cần được theo dõi chặt chẽ.
Vì sao bạn nên thực hiện nhiều loại xét nghiệm tăng nhãn áp khác nhau?
Hai loại xét nghiệm tăng nhãn áp phổ biến nhất được thực hiện trong quá trình khám mắt định kỳ thường bao gồm đo nhãn áp không tiếp xúc (NCT) và đo nhãn áp bằng Goldmann Applanation Tonometer hay GAT).

Đối với phương pháp đo nhãn áp không tiếp xúc (Non-contact Tonometry hay NCT), một thiết bị đo sẽ phát ra một luồng khí nhanh về phía bề mặt mắt và chỉ có khí chạm vào giác mạc của bạn. Phương pháp này được coi là một phép đo tầm soát, giúp xác định chính xác áp suất bên trong mắt của bệnh nhân.

Phương pháp GAT thường được xem là “tiêu chuẩn vàng” để đo nhãn áp. Trong phương pháp này, một dụng cụ đo IOT sẽ có một cảm biến nhỏ chạm nhẹ vào bề mặt mắt của bạn. Bác sĩ sẽ tra thuốc nhỏ mắt cho bạn để bạn không thấy khó chịu và bạn chỉ có cảm giác như đang đeo kính tiếp xúc thôi.
Nếu bạn được thực hiện đo nhãn áp không tiếp xúc, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ phải kiểm tra lại bằng phương pháp GAT, đặc biệt nếu số đo NCT của bạn cao đến mức quy định.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể làm giãn đồng tử để kiểm tra trực tiếp và chụp ảnh dây thần kinh thị giác của bạn, hoặc kiểm tra tình trạng mất thị lực bằng xét nghiệm trường thị giác.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp?

Những đối tượng sẽ có nguy cơ cao dễ mắc phải bệnh tăng nhãn áp thường bao gồm:
- Người trên 60 tuổi
- Người Mỹ gốc Phi
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp
Có cách nào để ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp không?
Mặc dù vẫn chưa rõ liệu bệnh tăng nhãn áp có thể ngăn ngừa được hay không, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh.

Điều này thường bao gồm: tránh hút thuốc lá và uống rượu quá mức, đồng thời áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giảm cân, tập thể dục thường xuyên và đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe đôi mắt của bạn.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp là gì?
Bạn sẽ không thể phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tăng nhãn áp đang phát triển cho đến khi bạn bị mất thị lực. Đây cũng là lý do vì sao việc khám mắt thường xuyên giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có thể phát hiện và điều trị áp lực nhãn cầu cao trước khi nó tiến triển gây tổn thương dây thần kinh thị giác và làm mất thị lực.
Có những loại bệnh tăng nhãn áp nào?

Bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất là tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (POAG). Một số loại khác, bao gồm: tăng nhãn áp bình thường, tăng nhãn áp góc hẹp, tăng nhãn áp thứ phát và tăng nhãn áp bẩm sinh ở trẻ em.
Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?

Hầu hết các tình trạng mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp thường không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ là điều cần thiết để phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp và điều trị được bệnh ngay trước khi thị lực bị suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay có những phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp nào?

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc nhỏ mắt đặc biệt dành cho người mắc bệnh tăng nhãn áp để làm giảm tình trạng nhãn áp cao. Những loại thuốc này có thể được khoảng một hoặc nhiều lần trong ngày, tùy thuộc vào loại thuốc được kê đơn cho mỗi bệnh nhân.
Trong trường hợp thuốc nhỏ mắt không mang lại hiệu quả cao, phương pháp phẫu thuật có thể là bước điều trị tiếp theo cho bệnh tăng nhãn áp.
Có thể sử dụng cần sa để điều trị bệnh tăng nhãn áp không?

Việc sử dụng cần sa để điều trị bệnh tăng nhãn áp là một vấn đề gây ra nhiều tranh luận trong những năm vừa qua. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần sa khi hút hoặc tiêu thụ bằng đường miệng có khả năng làm giảm nhẹ áp lực nội nhãn trong tối đa 4 giờ. Tuy nhiên, thực tế nó không thể mang lại hiệu quả cao như các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp đã được FDA chấp thuận.
Có thể phẫu thuật LASIK nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp không?

Những người đang được điều trị bệnh tăng nhãn áp không nên thực hiện phẫu thuật LASIK. Lý do là các thiết bị hút được sử dụng trong quá trình tạo vạt giác mạc cho phẫu thuật LASIK có thể làm gia tăng đáng kể áp lực nội nhãn trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một phương pháp phẫu thuật điều chỉnh thị lực khác, chẳng hạn như PRK mà không cần phải sử dụng thiết bị hút.
Nguồn tham khảo: https://www.allaboutvision.com/faq/glaucoma.htm