Bệnh giác mạc hình chóp hay còn gọi là bệnh giác mạc hình nón (Keratoconus), thường gây ra các biến dạng về giác mạc, bao gồm: phình giác mạc và các đường kinh tuyến mắt có độ cong không đều nhau. Thực tế, khá nhiều người không biết rõ về căn bệnh này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất về bệnh giác mạc hình chóp.
Contents
Kính áp tròng RGP có ngăn chặn được bệnh giác mạc hình chóp tiến triển không?

Thực tế, khi đeo kính tiếp xúc RGP (kính áp tròng cứng thấm khí) chỉ tạm thời làm phẳng được các biểu mô của giác mạc. Điều này khiến bạn dễ bị lầm tưởng rằng nó có khả năng làm ngừng sự tiến triển của bệnh giác mạc hình chóp. Nhưng thực tế, bệnh vẫn có thể tiếp tục phát triển và bệnh nhân sẽ cần phải được theo dõi thường xuyên để ngăn ngừa những diễn biến nghiêm trọng hơn.
Vì bệnh giác mạc hình chóp là một căn bệnh tiến triển theo thời gian, do đó cần phải nhờ đến sự can thiệp của các phương pháp điều trị khác để ngăn chặn nó, chẳng hạn như phẫu thuật Cross-linking giác mạc.
Phương pháp Intacs có thể thay thế cho nhu cầu đeo kính mắt hoặc kính áp tròng không?

Không giống như kính áp tròng, Intacs thường là những tấm lót bằng nhựa trong suốt được chèn vào dưới bề mặt giác mạc, giúp định hình lại giác mạc. Chúng được gọi là “miếng lót theo toa” vì chỉ được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Bản thân phương pháp Intacs thường không có đơn thuốc cụ thể và không nhằm mục đích điều chỉnh thị lực.
Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh giác mạc hình chóp mức độ nhẹ, khi áp dụng phương pháp cấy ghép Intacs vào giác mạc có thể giúp loại bỏ nhu cầu đeo kính mắt hoặc kính áp tròng.
Phương pháp Cross-linking giác mạc có thể cải thiện được tầm nhìn không?

Mục tiêu chính của phương pháp Cross-linking giác mạc (CXL) là củng cố và ổn định lại giác mạc, từ đó ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh giác mạc hình chóp. Trong một số trường hợp nhất định, CXL cũng có thể cải thiện được hình dạng giác mạc, giảm tật loạn thị và điều chỉnh thị lực một cách tốt nhất cho bệnh nhân.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh giác mạc hình chóp, tốt nhất hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ nhãn khoa về phẫu thuật Cross-linking giác mạc và mức độ hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
Bệnh giác mạc hình chóp có gây mù lòa không?

Bệnh giác mạc hình chóp thường không dẫn đến mù hoàn toàn, nhưng nó có thể làm suy giảm thị lực đến mức người ta sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Một khi bệnh giác mạc hình chóp tiến triển trầm trọng hơn có thể gây ra tình trạng tràn dịch giác mạcTràn dịch giác mạc: là tình trạng tích tụ chất lỏng bất thường trong giác mạc, gây sưng phù và giảm thị lực. Nguyên nhân thường do chấn thương mắt, nhiễm trùng hoặc biến chứng sau phẫu thuật mắt. Triệu chứng bao gồm đau mắt, đỏ mắt và nhìn mờ. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của tình trạng., hoặc mắt không dung nạp kính áp tròng. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến mù lòa, thậm chí bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc.
Sau điều trị giác mạc hình chóp có cần đeo kính áp tròng hoặc kính mắt không?

Nếu bạn bị bệnh giác mạc hình chóp nhẹ thì sẽ không cần phải đeo kính mắt hoặc sử dụng kính áp tròng sau điều trị. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân nên đeo kính áp tròng, kính mặt hoặc bất kỳ phương pháp điều chỉnh thị lực bổ sung nào để có thể điều chỉnh thị lực được tốt nhất.
Vì tình trạng giác mạc hình chóp ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Khi đó, phương pháp điều chỉnh thị lực hiệu quả cho bệnh nhân này không có nghĩa là cũng áp dụng tốt cho bệnh nhân kia. Do đó, để biết phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho mình, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ nhãn khoa để có thêm những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn.
Các phương pháp kiểm soát và điều trị bệnh giác mạc hình chóp
Bệnh giác mạc hình chóp là một vấn đề phổ biến về mắt, trong đó phần bề mặt trong suốt của giác mạc bị mỏng dần đi và phồng ra ngoài trông giống như hình nón (hình chóp). Tình trạng bệnh lý này thường bắt đầu phát triển ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu 20 tuổi, đôi khi cũng có thể bắt gặp ở những người trên 50 tuổi.
Những người bị bệnh giác mạc hình chóp thường có một bên mắt kém hơn so với bên còn lại. Ngoài ra, căn bệnh này cũng mang tính chất di truyền, vì vậy trẻ em có thể mắc phải bệnh giác mạc hình chóp nếu cha mẹ của chúng cũng mắc căn bệnh này.
Bệnh giác mạc hình chóp khi không được điều trị sớm có thể khiến cho giác mạc bị mỏng đi và phồng lên, dẫn đến méo mó hoặc thậm chí chảy xệ xuống. Theo thời gian, mắt của bệnh nhân sẽ dần trở nên mờ đi và không thể nhìn rõ các vật thể ngay cả khi đeo kính mắt. Để kiểm soát và điều trị hiệu quả bệnh giác mạc hình chóp hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Sử dụng kính áp tròng
Hiện nay bạn có thể tìm đến các loại kính áp tròng được thiết kế riêng để điều trị cho bệnh giác mạc hình chóp, chẳng hạn như thấu kính thấm khí cứng (RGP hoặc GP), và thấu kính Rose K.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại kính áp tròng Scleral để điều trị cho bệnh giác mạc hình chóp. Loại kính áp tròng này thường có đường kính lớn, được làm bằng vật liệu cứng thấm khí GP, có khả năng hoạt động tốt hơn so với thấu kính RGP tiêu chuẩn.
Nếu đeo kính áp tròng cứng GP không mang lại hiệu quả điều trị bệnh như mong đợi, bạn có thể chuyển sang dùng kính áp tròng HybridKính áp tròng Hybrid: là loại kính kết hợp giữa kính áp tròng cứng và mềm. Phần trung tâm được làm từ vật liệu kính cứng thấm khí, giúp cải thiện thị lực, trong khi phần viền ngoài làm từ chất liệu kính mềm, tạo cảm giác thoải mái khi đeo. Thiết kế này giúp người dùng tận dụng ưu điểm của cả hai loại kính, đặc biệt hữu ích cho những người có tật khúc xạ phức tạp hoặc không thích ứng tốt với kính áp tròng cứng.. Những thấu kính này có vùng trung tâm kính cứng thoáng khí (GP), được bao quanh bởi một lớp thấu kính mềm (soft lens) để tăng thêm sự thoải mái khi đeo. Hơn nữa, một số loại kính áp tròng Hybrid cũng được thiết kế đặc biệt dành cho bệnh giác mạc hình chóp.
Bên cạnh các loại kính áp tròng cứng, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn một số loại kính áp tròng mềm được chế tạo dành riêng cho bệnh giác mạc hình chóp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những loại kính áp tròng mềm này không đủ cứng để có thể làm giảm được tình trạng phồng giác mạc do bệnh gây ra.
Một lựa chọn điều trị khác cũng rất hiệu quả đối với bệnh giác mạc hình chóp là sử dụng loại kính áp tròng được kết hợp bởi thấu kính RGP cứng lắp trên thấu kính mềm. Loại kính áp tròng này sẽ đem lại sự thoải mái khi đeo cũng như cải thiện tầm nhìn tốt hơn cho bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật
Ngoài việc sử dụng kính áp tròng, bệnh nhân mắc giác mạc hình nón có thể tìm đến một số phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật Cross-linking giác mạc, IntacsIntacs: là các miếng ghép nhựa nhỏ, hình cung, trong suốt, được đặt vào nhu mô giác mạc để điều chỉnh hình dạng giác mạc, giúp cải thiện thị lực. Ban đầu, Intacs được sử dụng để điều trị cận thị nhẹ và loạn thị. Tuy nhiên, hiện nay, chúng chủ yếu được áp dụng trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp (keratoconus) hoặc các trường hợp giác mạc mỏng và biến dạng khác, khi kính áp tròng hoặc kính gọng không còn hiệu quả. Phương pháp này có thể trì hoãn hoặc loại bỏ nhu cầu ghép giác mạc ở một số bệnh nhân. hoặc ghép giác mạc:

- Trong phẫu thuật Cross-linking giác mạc sẽ giúp tăng cường các sợi collagen trong giác mạc, làm cho mặt trước của mắt cứng hơn và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
- Đối với phương pháp Intacs có thể giúp làm phẳng và giảm các bất thường trong giác mạc, từ đó mang lại tầm nhìn tốt hơn cho bệnh nhân.
- Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ phải thực hiện ghép giác mạc. Trong phương pháp này, trung tâm của giác mạc sẽ được lấy ra và thay thế bởi một giác mạc mới từ người hiến tặng. Đây được xem là biện pháp cuối cùng cho bệnh giác mạc hình chóp và có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng.
Giác mạc sẽ bị biến dạng như thế nào khi mắc bệnh giác mạc hình chóp?

Với các bệnh nhân bị giác mạc hình chóp, giác mạc sẽ bị mất đi hình dạng hình cầu thông thường và trở nên dài ra dần dần, giống như đầu của quả bóng bầu dục. Tuy nhiên, phần còn lại của nhãn cầu vẫn giữ được hình dạng bình thường.
Bệnh giác mạc hình chóp có gây quáng gà hoặc khó nhìn khi lái xe không?

Bệnh giác mạc hình chóp có thể gây khó khăn cho người bệnh khi lái xe vào ban đêm do mắt gặp phải tình trạng quầng sáng, đốm sao hoặc lóa hình ảnh. Do đó bệnh nhân không nên điều khiển xe cộ vào ban đêm khi mắc chứng giác mạc hình chóp.
Chẩn đoán sớm bệnh giác mạc hình chóp mang lại lợi ích gì?
Việc chẩn đoán sớm bệnh giác mạc hình chóp có thể phát hiện ra những ảnh hưởng về thị lực ngay từ đầu, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho bệnh nhân, giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Lưu ý: Nếu bạn có câu hỏi khẩn cấp về sức khỏe mắt của mình, hãy liên hệ ngay với bác sĩ mắt. Trang web Eyelight.vn của chúng tôi chỉ cung cấp thông tin chung về thị lực, chăm sóc mắt và điều chỉnh thị lực. Chúng tôi không cung cấp chẩn đoán y tế hay dịch vụ điều trị nào. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có vấn đề về thị lực hoặc tình trạng mắt cần được chữa trị, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc mắt để được tư vấn về tình trạng cụ thể của bạn.