Bệnh giác mạc hình chóp, nguyên nhân, triệu chứng và 10 giải pháp điều trị hiệu quả

Bệnh giác mạc hình chóp (Keratoconus) là một tình trạng khá hiếm gặp, nó thường gây ra những vấn đề nhất định về thị lực, chẳng hạn như mờ mắt, chói mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì, và liệu có những cách nào để khắc phục nó hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh giác mạc hình chóp

Các triệu chứng thường gặp là mờ mắt méo hình ảnh, chói mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng

Khi giác mạc của bạn có hình dạng bất thường, nó có thể làm phát triển nên tật cận thị và loạn thị, đồng thời dẫn đến một số vấn đề về thị lực khác, chẳng hạn như mờ mắt, méo hình ảnh, chói mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Thông thường, những bệnh nhân bị bệnh giác mạc hình chóp sẽ phải thay đổi đơn thuốc thường xuyên sau mỗi lần họ đến khám bác sĩ nhãn khoa.

Nguyên nhân chính dẫn đến Keratoconus

Một số cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự suy yếu của mô giác mạc là một trong những yếu tố chính dẫn đến bệnh Keratoconus. Sự suy yếu này bắt nguồn từ tình trạng mất cân bằng của các enzym trong giác mạc, và khiến cho giác mạc dễ bị tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do trong cơ thể. Điều này làm cho giác mạc trở nên yếu đi và phình ra phía trước.

Sự suy yếu của mô giác mạc là một trong những yếu tố chính dẫn đến bệnh Keratoconus

Mặt khác, các yếu tố nguy cơ gây tổn thương oxy hóa và làm suy yếu giác mạc bao gồm cả khuynh hướng di truyền. Đây cũng là lý do tại sao bệnh giác mạc hình chóp (Keratoconus) thường ảnh hưởng đến nhiều thành viên trong cùng một gia đình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc phải bệnh Keratoconus nếu tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, hoặc thường xuyên dụi mắt, có tiền sử gặp vấn đề khi đeo kính áp tròng và kích ứng mắt mãn tính. Vậy liệu có phương pháp nào giúp điều trị được căn bệnh này hay không? Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến 10 lựa chọn điều trị tiềm năng dành cho bạn.

Các biện pháp điều trị bệnh giác mạc hình chóp

  1. Phẫu thuật Cross-linking giác mạc

    Phẫu thuật Cross-linking giác mạc

Phương pháp này còn có tên gọi khác là cross-linking collagen giác mạc hoặc CXL, giúp tăng cường các mô giác mạc để ngăn chặn sự phồng lên của bề mặt mắt.

Thông thường, cross-linking giác mạc sẽ có hai loại chính, bao gồm cross-linking ngoài biểu mô và cross-linking xuyên biểu mô.

Với phương pháp cross-linking ngoài biểu mô, lớp ngoài của giác mạc sẽ được loại bỏ để đưa riboflavin (một loại vitamin B) vào giác mạc, sau đó được kích hoạt bằng tia UV.

Trong khi đó, phương pháp cross-linking xuyên biểu mô sẽ giữ cho biểu mô của giác mạc ở trạng thái nguyên vẹn trong suốt quá trình điều trị. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là ít có nguy cơ gây nhiễm trùng, không gây khó chịu và có khả năng hồi phục thị lực trong vòng 1 ngày.

Hiện tại, cross-linking xuyên biểu mô là biện pháp duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị cho bệnh giác mạc hình chóp. Ngoài ra, nó cũng thường được kết hợp thực hiện với Hệ thống Glaukos KXL và các giải pháp Photrexa và Photrexa Viscous riboflavin độc quyền.

Bên cạnh đó, cross-linking giác mạc có thể làm thuyên giảm đáng kể nhu cầu cấy ghép giác mạc ở những bệnh nhân mắc Keratoconus mức độ nặng. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đang tích cực nghiên cứu để phát triển chúng thành một biện pháp giúp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng sau LASIK hoặc phẫu thuật điều chỉnh thị lực khác.

Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy việc kết hợp sử dụng cross-linking giác mạc và cấy ghép Intacs đã cho ra kết quả đầy hứa hẹn trong quá trình điều trị bệnh Keratoconus. Đối với bệnh giác mạc hình chóp từ mức độ nhẹ cho đến trung bình có thể được điều trị an toàn và thành công nhờ sự kết hợp của cross-linking giác mạc và cấy ống kính nội nhãn Toric

2.Sử dụng loại kính áp tròng mềm có thể tùy chỉnh

Sử dụng loại kính áp tròng mềm có thể tùy chỉnh

Hiện nay, các nhà sản xuất kính áp tròng đã tung ra thị trường sản phẩm kính áp tròng mềm có thể tùy chỉnh, được thiết kế dành riêng cho những người mắc chứng giác mạc hình chóp từ mức độ nhẹ cho đến trung bình. Những loại kính này hầu hết được sản xuất theo đơn đặt hàng dựa trên dựa tình trạng bệnh của mỗi người và thường đem lại sự thoải mái hơn so với kính áp tròng thấm khí cứng GP hoặc kính áp tròng hybrid.

Hiện nay, một số loại kính áp tròng mềm nhập khẩu giúp điều chỉnh tình trạng giác mạc hình chóp, bao gồm:

  • Kính áp tròng KeraSoft (hãng Bausch & Lomb): đây là loại thấu kính hydrogel silicon có độ ngậm nước cao, có thể điều chỉnh tới 20 (D) cho tật cận thị hoặc viễn thị, và lên tới -12 D đối với tật loạn thị.
  • Kính áp tròng NovaKone (hãng Bausch & Lomb): đây là những thấu kính hydrogel có độ ngậm nước trung bình, có thể điều chỉnh được các tật cận thị hoặc viễn thị lên đến 30 D, và -10 D đối với tật loạn thị.

Cả hai loại kính áp tròng này đều có một loạt các thông số phù hợp để bạn có thể tùy chỉnh theo ý thích, đồng thời chúng cũng có đường kính lớn hơn so với những loại kính áp tròng mềm thông thường khác nhằm mang lại sự ổn định cao hơn đối với người mắc bệnh mắt hình chóp.

3. Sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí (GP)

Sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí (GP)

Vì các loại kính mắt và kính áp tròng mềm thường không thể cung cấp thị lực đầy đủ trong trường hợp bạn bị bệnh Keratoconus. Do đó, các loại kính áp tròng thấm khí sẽ là một lựa chọn điều trị ưu tiên. Sở dĩ, thấu kính GP có khả năng che phủ giác mạc tốt, đồng thời thay thế được hình dạng bất thường của giác mạc bằng một bề mặt khúc xạ phẳng, giúp cải thiện đáng kể được thị lực.

Tuy nhiên, khuyết điểm của loại kính áp tròng này là rất khó thay lắp vào mắt và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể phải thăm khám mắt thường xuyên để điều chỉnh kính cũng như thay đổi đơn thuốc sao cho phù hợp, đặc biệt trong trường hợp bệnh mắt hình chóp của bạn tiếp tục tiến triển.

4. Sử dụng kính áp tròng “piggybacking”

Sử dụng kính áp tròng piggybacking

Kỹ thuật “piggybacking” có nghĩa là “cõng ai đó trên lưng”. Đây là loại kính áp tròng kết hợp giữa kính áp tròng mềm làm bằng silicone hydrogel và kính thấm khí GP, trong đó thấu kính mềm sẽ được đặt phía dưới thấu kính PG để tạo thành một tấm đệm. Cách kết hợp này giúp tăng sự thoải mái hơn cho người đeo kính.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại kính áp tròng “piggybacking”, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo luôn có đủ oxy đến bề mặt mắt của bạn.

5.Kính áp tròng Hybrid

Kính áp tròng lai Hybrid giúp người bị giác mạc hình chóp đeo cảm thấy thoải mái và dễ chịu

Kính áp tròng lai Hybrid tên đầy đủ là kính áp tròng The UltraHealth and ClearKone Hybrid do SynergEyes sản xuất, có khả năng thẩm thấu oxy cao cùng với một tấm ngoại vi mềm. Những thấu kính này được thiết kế đặc biệt cho những người mắc bệnh mắt hình chóp. Hơn nữa, vùng GP trung tâm của thấu kính nằm trên giác mạc hình chóp giúp người đeo cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Ngoài ra, kính áp tròng hybrid cũng đảm bảo với nhiều thông số khác nhau để mang lại sự vừa vặn và phù hợp với hình dạng bất thường của mắt hình chóp.

6. Thấu kính scleral và bán scleral

Đây là loại kính thấm khí có đường kính lớn, giúp bao phủ phần ngoại vi và rìa của thủy tinh thể nằm trên lòng trắng của mắt. Đối với loại thấu kính scleral thường bao phủ một phần lớn diện tích của củng mạc (tròng trắng ở mắt), trong khi đó thấu kính bán scleral thì chỉ bao phủ một vùng nhỏ hơn.

Thấu kính scleral và bán thấu kính scleral

Mặt khác, tâm của tròng kính scleral và bán scleral thường nằm trên giác mạc có hình dạng bất thường, do đó chúng không tạo áp lực lên bề mặt hình chóp của mắt, giúp bạn có cảm giác vừa vặn và thoải mái hơn.

Ngoài ra, 2 loại lens tiếp xúc này còn có độ ổn định hơn so với lens thấm khí thông thường, đồng thời chúng khả năng di chuyển linh hoạt theo mỗi lần chớp mắt vì chúng chỉ bao phủ một phần giác mạc.

7. Kính tiếp xúc Prosthetic in bằng kỹ thuật 3D

Benh-giac-mac-hinh-chop
Kính tiếp xúc Prosthetic in bằng kỹ thuật 3D

Đối với những đôi mắt có tình trạng Keratoconus mức độ nặng có thể phải dùng đến tròng kính Prosthetic. Ví dụ như loại thấu kính được sản xuất bằng quy trình EyePrint PRO (EyePrint Prosthetic). Hệ thống này đã sử dụng công nghệ cụ thể về độ cao độc quyền để đối sánh chính xác các điểm bất thường của từng mắt.

Quá trình này sẽ bắt đầu bằng công nghệ EyePrint Impression, giúp ghi lại các đường cong chính xác của toàn bộ bề mặt mắt. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ gửi mẫu thu được về phòng thí nghiệm EyePrint để quét 3D.

Dữ liệu được quét sau đó tiếp tục được đưa đến một hệ thống gia công điều khiển bằng số để tạo ra một tròng kính tiếp xúc trùng khớp với mẫu thu được, đồng thời hoàn toàn phù hợp với giác mạc và củng mạc của mỗi mắt.

8.Công nghệ bổ sung Intacs

Benh-giac-mac-hinh-chop
Công nghệ bổ sung Intacs ghép giác mạc hình vòng cung

Công nghệ bổ sung Intacs là những miếng ghép giác mạc hình vòng cung, đã được chấp thuận sử dụng bởi FDA. Chúng được định vị bằng hình thức phẫu thuật bên trong giác mạc ngoại vi để định hình lại bề mặt trước của mắt, giúp bạn có tầm nhìn rõ nét hơn.

Mặt khác, Intacs cũng là lựa chọn phù hợp đối với những bệnh nhân Keratoconus không thể điều chỉnh được các chức năng của thị lực bằng kính áp tròng hoặc kính gọng.

9.Tạo hình giác mạc dẫn điện 

Benh-giac-mac-hinh-chop
Tạo hình giác mạc dẫn điện

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, phương pháp tạo hình giác mạc có chỉ đánh dấu điểm dưới hình thức phẫu thuật CK có khả năng làm phẳng bất cứ điểm bất thường nào trên bề mặt giác mạc.

Phương pháp điều trị này thường sử dụng năng lượng từ sóng vô tuyến, trong đó một đầu dò nhỏ sẽ được đặt tại một số điểm ở ngoại vi của giác mạc để định hình lại bề mặt phía trước của mắt. Sau đó, một “bản đồ” địa hình sẽ được tạo ra bởi máy tính, cho phép bác sĩ thấy được những hình ảnh bề mặt của mắt, từ đó giúp định hướng được kế hoạch điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân.

10.Ghép giác mạc

Benh-giac-mac-hinh-chop
Phương án khắc phục cuối cùng là ghép giác mạc

Ghép giác mạc thường áp dụng cho những tình trạng bị Keratoconus nhưng không thể chịu đựng được khi đeo kính áp tròng cứng hoặc các liệu pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả cao.

Đây cũng được xem là phương án khắc phục cuối cùng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã thực hiện cấy ghép giác mạc, bạn vẫn có thể phải đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng để thị lực được tốt hơn.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim