Ghèn mắt: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Ghèn mắt (gỉ mắt) thường được tích tụ âm thầm vào mỗi đêm trong khi chúng ta ngủ, do đó khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể nhận thấy khóe mắt có ghèn. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi ghèn mắt là gì và nó từ đâu mà ra hay chưa? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Ghèn mắt là gì?

nguyen-nhan-gay-tinh-trang-ghen-mat
Ghèn mắt là chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác tích tụ ở trong khóe mắt khi ngủ

Ghèn mắt là sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh vụn khác tích tụ ở trong khóe mắt khi bạn ngủ. Ghèn mắt được biểu hiện dưới nhiều thể khác nhau tùy thuộc vào lượng chất lỏng tiết ra đã bị bay hơi, chẳng hạn như thể ướt dính, thể khô hoặc đóng vảy. Một số thuật ngữ khác cũng được sử dụng để mô tả ghèn mắt, ví dụ như mủ mắt hoặc mắt có ghèn, đôi khi nó còn được gọi là gỉ mắt (rheum).

Nhìn chung, ghèn mắt có chức năng bảo vệ và loại bỏ các chất cặn bã, cùng những mảnh vỡ có thể gây hại ra khỏi màng nước mắt và bề mặt trước của mắt bạn. Đôi mắt của chúng ta luôn tiết ra chất nhờn suốt cả ngày, khi bạn chớp mắt, một lớp nước mắt mỏng sẽ liên tục rửa sạch mắt, giúp loại bỏ chất nhờn trước khi nó cứng lại bên trong mắt bạn.

Khi bạn đang ngủ và trong trạng thái không chớp mắt, dịch tiết ở mắt sẽ tích tụ lại và đóng thành vảy ở khóe mắt, đôi khi chạy dọc theo hàng mi. Tuy nhiên, nếu mắt tiết dịch quá nhiều, đặc biệt có màu xanh lá cây hoặc màu vàng và kèm theo các vấn đề khác như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc đau mắt thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mắt. Khi đó, bạn cần phải liên hệ với bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để có biện pháp điều trị sớm.

Ghèn mắt từ đâu mà ra?

Ghèn mắt (gỉ mắt) là một chức năng quan trọng của màng nước mắt, đồng thời cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của mắt, giữ cho mắt luôn được khỏe mạnh.

nguyen-nhan-gay-tinh-trang-ghen-mat
Ghèn mắt tiết ra bởi các tuyến meibomian

Nó chủ yếu bao gồm chất nhầy loãng, nước được sản xuất bởi kết mạc (gọi là mucin) và meibum – một chất nhờn được tiết ra bởi các tuyến meibomian [Tuyến meibomian: tuyến được tìm thấy trong mí mắt, tạo ra lớp dầu Meibum giúp bôi trơn mắt. Lớp dầu này khi kết hợp với nước và các chất nhầy sẽ tạo thành ba lớp màng nước mắt] giúp cho mắt của bạn được bôi trơn giữa các lần chớp mắt.

Nguyên nhân gây tiết ghèn mắt?

Ghèn mắt đọng lại ở khóe mắt sau khi thức dậy thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu bạn nhận thấy có sự khác biệt về độ đặc, màu sắc và số lượng ghèn ở mắt thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mắt.

Dưới đây là một số tình trạng về mắt phổ biến có liên quan đến việc tiết ghèn mắt bất thường, bao gồm:

*Viêm kết mạc: tiết ghèn mắt là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Viêm kết mạc là tình trạng lớp màng mỏng tạo ra một đường viền màu trắng ở màng cứng của mắt (củng mạc mắt) và bề mặt bên trong mí mắt. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm kết mạc bao gồm ngứa mắt, mắt như có sạn, kích ứng, hoặc đỏ mắt. Ngoài ra, nó cũng thường kèm theo sự xuất hiện của các chất nhầy ở mắt có màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây, tạo thành một lớp vảy chạy dọc theo bờ mi khi bạn ngủ. Trong một số trường hợp, tình trạng sụp mí mắt có thể nghiêm trọng tới mức khiến mắt của bạn tạm thời không thể mở được.

nguyen-nhan-gay-tinh-trang-ghen-mat
Tiết ra ghèn mắt là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm kết mạc

Có ba loại viêm kết mạc khác nhau, bao gồm: viêm kết mạc do vi khuẩn, do vi rút và do dị ứng.

Đối với viêm kết mạc do vi rút thường rất dễ lây lan, gây ra do các loại vi rút cảm lạnh thông thường hoặc vi-rút herpes simplex. Ghèn mắt liên quan đến bệnh viêm kết mạc do vi rút thường có dạng trong và lỏng như nước, đôi khi kèm theo các chất nhầy màu trắng hoặc vàng nhạt.

Bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Đối với loại bệnh này, gỉ mắt thường đặc hơn, giống như mủ, có màu vàng, xanh lá cây hoặc thậm chí là màu xám. Thông thường, lớp nhầy dính sẽ khiến cho mí mắt của bạn dường như bị khép lại hoàn toàn khi thức dậy vào buổi sáng.

Cuối cùng, bệnh viêm kết mạc do dị ứng thường được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi hay một số chất thông thường khác gây dị ứng mắt. Nó cũng có thể bắt nguồn từ các phản ứng dị ứng với những chất ô nhiễm hóa học, đồ trang điểm, dung dịch kính áp tròng và thuốc nhỏ mắt. Khác với các bệnh viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn, viêm kết mạc do dị ứng thường không có khả năng lây nhiễm và luôn ảnh hưởng đến cả hai mắt.

*Các bệnh nhiễm trùng mắt khác: ngoài viêm kết mạc, có nhiều bệnh nhiễm trùng mắt khác cũng gây tiết ghèn bất thường ở mắt. Các căn bệnh này bao gồm mụn rộp sinh dục ở mắt (một bệnh nhiễm trùng mắt do vi rút tái phát), viêm giác mạc do nấm (một loại viêm giác mạc hiếm gặp nhưng nghiêm trọng), và viêm giác mạc Acanthamoeba (một bệnh nhiễm trùng có khả năng gây mù do việc vệ sinh kính áp tròng kém hoặc bơi lội trong khi đang đeo kính áp tròng).

Dịch tiết do nhiễm trùng mắt thường biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau, có thể trong, lỏng như nước hoặc đặc, có màu xanh và kết dính lại. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm bờ mi là một chứng rối loạn mãn tính của mí mắt

*Viêm bờ mi: đây là một chứng rối loạn mãn tính của mí mắt, mô tả tình trạng các nang lông ở lông mi bị viêm hoặc sự sản xuất dầu bất thường từ các tuyến meibomian ở rìa trong của mí mắt. Một tình trạng liên quan khác, được gọi là rối loạn chức năng tuyến Meibomian (MGD) có thể gây tiết ghèn mắt có bọt, đóng vảy ở mí mắt, hoặc mủ mắt có màu vàng/xanh, đôi khi bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn.

*Viêm cấp tuyến ở đáy lông mi do nhiễm trùng: hay còn gọi là lẹo mắt – một tuyến meibomian bị tắc lại ở mí mắt, thường gây ra bởi một nang lông mi bị nhiễm trùng. Lẹo mắt giống như mụn mọc ở rìa mí mắt, kèm theo các triệu chứng như đỏ và sưng mí mắt, hoặc đau tại vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra hiện tượng chảy mủ vàng, đóng vảy ghèn ở mí mắt và cảm thấy khó chịu khi chớp mắt. Tình trạng này thường tự khỏi mà không cần phải điều trị, tuy nhiên bạn không nên nặn mủ từ lẹo mắt để làm giảm guy cơ nhiễm trùng lây lan sang các vùng khác của mắt.

*Khô mắt: việc sản xuất không đủ lượng nước mắt hoặc rối loạn chức năng của các tuyến meibomian có thể dẫn đến hội chứng khô mắt – một tình trạng mãn tính thường xảy ra, trong đó bề mặt của mắt không được bôi trơn và trở nên bị kích ứng và gây viêm. Một số triệu chứng của khô mắt bao gồm mắt đỏ ngầu, cảm giác nóng rát mắt, nhìn mờ hoặc tựa như có dị vật bên trong mắt. Đôi khi, khô mắt cũng có thể khiến mắt bị chảy ghèn rất nhiều.

Rối loạn chức năng của các tuyến meibomian có thể dẫn đến hội chứng khô mắt

*Kính áp tròng: khi đeo kính áp tròng, bạn thường nhận thấy mắt có nhiều ghèn hơn bình thường. Điều này bắt nguồn từ một số lý do, bao gồm nhiễm trùng mắt liên quan đến kính áp tròng, không thoải mái khi đeo kính áp tròng dẫn đến khô và kích ứng mắt, hoặc do dụi mắt nhiều khi đeo kính áp tròng. Nếu bạn nhận thấy mắt tăng tiết dịch khi đeo kính áp tròng, bạn hãy tạm thời ngừng đeo chúng và đến khám bác sĩ nhãn khoa để loại trừ các tình trạng mắt nghiêm trọng có thể xảy ra.

Đeo kính áp tròng thường nhận thấy mắt có nhiều ghèn hơn bình thường

*Loét giác mạc: là một áp xe giống như nhiễm trùng giác mạc, thường là hậu quả của sự chấn thương mắt hoặc nhiễm trùng mắt không được điều trị sớm. Nếu không được xử lý kịp thời, viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Ngoài ra, một số triệu chứng khác của tình trạng này thường bao gồm đau mắt, đỏ, sưng mí mắt và tiết ghèn mắt dày. Ghèn mắt thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức làm mờ giác mạc và làm giảm thị lực.

*Chấn thương mắt: dị vật trong mắt (chẳng hạn như bụi bẩn, mảnh vỡ, hoặc chất hóa học), hay sự chấn thương mắt có thể khiến cho mắt bạn tiết ra nhiều ghèn như một phản ứng bảo vệ tự nhiên. Trong trường hợp mắt có mủ hoặc có máu (xuất huyết dưới kết mạc) xảy ra sau chấn thương mắt, bạn hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để được điều trị. Ngoài ra, tất cả các vết thương ở mắt nên được xử lý như một tình trạng y tế khẩn cấp.

Chấn thương mắt sẽ khiến mắt tiết ra nhiều ghèn như một phản ứng bảo vệ tự nhiên

*Viêm túi lệ: khi ống dẫn nước mắt bị tắc, túi lệ trong hệ thống thoát nước mắt dẫn đến mũi có thể bị viêm và nhiễm trùng, gây ra một vết sưng tấy và mềm xuất hiện ngay dưới mí mắt trong. Một số triệu chứng phổ biến của viêm túi lệ thường bao gồm đau và đỏ mắt, chảy nước mắt, đổ ghèn mắt và mờ mắt.

Làm thế nào để điều trị tiết ghèn mắt?

Nếu chỉ có một lượng nhỏ ghèn ở mắt thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu bạn nhận thấy những thay đổi về màu sắc, tần suất, độ đặc và số lượng của ghèn mắt thì hãy liên hệ với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt kê đơn và thuốc mỡ kháng sinh

Nếu nhiễm trùng mắt là nguyên nhân gây ra đổ nhiều ghèn ở mắt, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt kê đơn, thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng vi rút để điều trị. Trong trường hợp dị ứng mắt khiến mắt chảy ghèn và kích ứng, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc thông mũi kháng histamin không kê đơn để làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm ấm mắt để làm dịu các triệu chứng ngứa và khó chịu ở mắt, đồng thời giúp loại bỏ ghèn mắt.

Nếu mí mắt của bạn bị dính vào nhau, cách tốt nhất để đối phó với tình huống này là làm ướt một chiếc khăn mặt với nước ấm và đặt nó lên mắt trong vòng vài phút, sau đó nhẹ nhàng lau phần ghèn ở mắt.

Làm thế nào để kiểm soát tiết ghèn mắt?

Để tránh hoặc kiểm soát tiết ghèn mắt, bạn có thể thực hiện theo một số mẹo đơn giản sau đây:

  • Hạn chế chạm tay vào mắt để tránh nhiễm trùng mắt khởi phát hoặc lây lan nhiễm trùng.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi bạn bị đau mắt đỏ có gây lây nhiễm
nguyen-nhan-gay-tinh-trang-ghen-mat
Rửa tay thường xuyên để tránh các vi khuẩn lây nhiễm
  • Nếu bạn bị chảy ghèn mắt do đeo kính áp tròng, hãy ngừng đeo chúng tạm thời và đến khám bác sĩ nhãn khoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển sang các loại kính áp tròng dùng một lần hàng ngày để làm giảm nguy cơ tiết nhiều gỉ mắt.
  • Nếu bạn bị nhiễm trùng mắt, hãy loại bỏ mọi mỹ phẩm có khả năng gây tiết nhiều ghèn mắt như mascara và bút kẻ mắt.
  • Nếu dị ứng là nguyên nhân khiến mắt bạn đổ nhiều ghèn, bạn nên kiểm tra môi trường sống xung quanh và cố gắng loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Trong trường hợp bị nhạy cảm với thuốc nhỏ mắt, bạn có thể thử sử dụng thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.

Tình trạng tắc ống dẫn nước mắt ở trẻ sơ sinh

Một số trẻ em sinh ra đã bị tắc các ống dẫn nước mắt (là ống dẫn nước mắt từ bề mặt của mắt đến khoang mũi) có thể gây tiết nhiều ghèn mắt.

nguyen-nhan-gay-tinh-trang-ghen-mat
Trẻ sơ sinh bị tắc ống dẫn nước mắt có thể gây tiết nhiều ghèn mắt

Những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tắc ống dẫn nước mắt ở trẻ sơ sinh thường bao gồm nước mắt đọng lại liên tục (ngay cả khi trẻ không khóc), thậm chí có thể tràn cả ra má; ngoài ra có thể xuất hiện chất nhờn dính ở mắt, đặc biệt tích tụ ở rìa mí mắt và khiến cho các lông mi dính vào nhau.

Để giúp làm giảm các triệu chứng của tình trạng này, bạn hãy giữ cho mắt trẻ luôn được sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau mắt bé nhẹ nhàng bằng khăn ẩm và sạch. Đồng thời, xoa bóp cẩn thận góc trong của mắt trẻ để giúp mở hoặc thông tuyến lệ.

Mặc dù hầu hết các trường hợp bị tắc ống dẫn nước mắt ở trẻ sơ sinh đều có thể xử lý được trong vài tháng đầu đời của trẻ, nhưng khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nhãn khoa để sớm điều trị và loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nếu mắt trẻ sơ sinh tiết dịch đặc màu vàng hoặc xanh lá cây, kèm theo mẩn đỏ và sưng quanh mắt thì khả năng cao trẻ đã bị nhiễm trùng mắt, cần được xử lý ngay lập tức.

Nguồn tham khảo: https://www.allaboutvision.com/conditions/eye-discharge.htm

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim