Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đều đã từng dụi mắt khi cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái ở mắt. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm đối với giác mạc, chẳng hạn như chứng giác mạc hình chóp, hoặc tăng nhãn áp.
Contents
Tại sao chúng ta không nên dụi mắt?

Đôi khi chúng ta vô tư dụi mắt mà không nghĩ tới ảnh hưởng khôn lường của hành động này tới thị giác. Để hiểu tại sao dụi mắt lại có hại, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một chút về cấu trúc của mắt.
Thông thường, mắt chúng ta sẽ chứa collagen giúp tạo nên một cấu trúc vững chắc nâng đỡ cho mắt, bao gồm giác mạc và củng mạc (tròng trắng của mắt). Mỗi khi bạn dụi tay vào mắt, lớp collagen này sẽ bị kéo giãn vào trong và duỗi ra sau đó.
Hành động dụi mắt nhiều lần đã vô tình tạo áp lực lên mắt, khiến giác mạc bị bào mòn và yếu đi. Bên cạnh việc làm hỏng cấu trúc của mắt, dụi mắt cũng có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng khác bao gồm:
- Gây mất thẩm mỹ cho vùng da quanh mắt: việc dụi mắt quá nhiều lần có thể tạo ra quầng thâm và nếp nhăn xấu xí xung quanh mắt.
- Gây tổn thương mắt: khi có dị vật bay vào mắt, việc dụi mắt không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến mắt của bạn dễ bị tổn thương hơn. Tốt nhất, bạn nên chớp mắt nhiều lần để nước mắt tự nhiên chảy ra ngoài và cuốn theo dị vật.
- Mất vệ sinh: bàn tay của bạn thực chất có rất nhiều loại vi khuẩn có hại bám vào, nếu bạn cho tay đầy vi khuẩn lên trên mắt có thể khiến chúng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn.
Dụi mắt có ảnh hưởng như thế nào tới giác mạc?
Một trong những tình trạng nghiêm trọng nhất gây ra do dụi mắt (ngoại trừ mù lòa) là bệnh giác mạc hình chóp (tiếng Anh: keratoconus) – sự bất thường về cấu trúc của giác mạc khiến cho thị lực trở nên kém đi và hoạt động không hiệu quả.

Tình trạng giác mạc hình chóp mức độ nặng có thể gây ra chứng loạn thị không thể điều chỉnh được bằng kính mắt hoặc thậm chí là kính áp tròng. Thông thường, loại kính áp tròng thấm khí GP sẽ là giải pháp tạm thời cho các bệnh nhân để điều trị những ảnh hưởng của căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên, thấu kính cứng thấm khí GP có thể gây ra cảm giác khó chịu khi đeo, do đó nhiều bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp điều trị ghép giác mạc. Mặc dù quá trình phẫu thuật ghép giác mạc thường đạt được độ thành công cao, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về thị lực.
Giác mạc hình chóp không phải là vấn đề duy nhất mà bạn gặp phải khi dụi mắt. Thực chất, hành động dụi mắt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số căn bệnh cơ bản về mắt, ví dụ như tật cận thị và chứng tăng nhãn áp. Mỗi lần dụi mắt là một lần bạn đang làm tăng áp lực bên trong mắt mình. Ngoài ra, việc dụi mắt cũng làm xáo trộn lớp gel pha lê thể (dịch kínhDịch kính: hay còn gọi là pha lê thể, là một chất dạng gel trong suốt nằm giữa thủy tinh thể và võng mạc, chiếm khoảng 80% thể tích của nhãn cầu. Thành phần chủ yếu của dịch kính bao gồm 99% nước và 1% là collagen cùng axit hyaluronic. Axit hyaluronic giúp tạo khung giữ nước trong dịch kính, duy trì độ nhớt và độ trong suốt của nó.) bên trong mắt của bạn, từ đó dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về võng mạc.
Tại sao chúng ta nhìn thấy vệt sáng khi dụi mắt?
Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những vệt hoặc đốm sáng lóe lên giống như hình ngôi sao sau khi dụi mắt mạnh. Tình trạng này còn được gọi là đom đóm mắt (phosphenes)Đom đóm mắt (phosphenes): là hiện tượng mắt nhìn thấy những đốm sáng nhấp nháy hoặc vòng tròn sáng nhỏ mà không có nguồn ánh sáng thực sự bên ngoài. Hiện tượng này xảy ra khi võng mạc hoặc não bộ cảm nhận các tín hiệu ánh sáng không do ánh sáng thực tế gây ra.. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng đặc biệt này?

Khi bạn dụi mắt quá mạnh sẽ khiến áp suất trong nhãn cầu bị tăng lên và ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Chính áp lực này đã kích hoạt các tín hiệu võng mạc phát ra những vệt sáng. Tuy nhiên bộ não của chúng ta không nhận ra được sự khác biệt này, do đó nó kích hoạt các thay đổi màu sắc hoặc các tia sáng lóe lên như thể chúng đến từ những kích thích bên ngoài môi trường.
Hiện tượng đom đóm mắt sẽ biến mất sau khi bạn không còn dụi mắt nữa, nhưng tình trạng áp lực mắt tăng cao đã gây căng thẳng cho võng mạc, đôi khi gây rách hoặc bong võng mạc.
Vì sao bạn cảm thấy dễ chịu khi dụi mắt?

Dụi mắt là có hại, nhưng nó lại đem đến cho bạn cảm giác dễ chịu. Điều này là do trong mí mắt của bạn có các tuyến MeibomianTuyến Meibomian: là các tuyến nhỏ nằm dọc theo bờ mi mắt, có chức năng tiết dầu để bảo vệ bề mặt mắt và ngăn chặn sự bay hơi của nước mắt. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn hoặc hoạt động không đúng cách, có thể dẫn đến rối loạn chức năng tuyến Meibomian, gây khô mắt và các vấn đề khác về mắt. giúp sản xuất ra một chất giống như dầu ô liu ở trong mắt. Chất lỏng này có thể đem lại sự thoải mái cho mắt bạn, đồng thời bổ sung thêm độ ẩm và bảo vệ nước mắt khỏi bị bay hơi.
Mặt khác, dụi mắt cũng giúp mắt bạn tiết ra nhiều nước mắt hơn và làm giảm tình trạng khô mắt gây khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị khô mắt và phải dụi mắt để tạo độ ẩm, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến vấn đề này. Việc điều trị khô mắt sớm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ gây hỏng giác mạc của bạn.
Dụi mắt như thế nào cho an toàn?
Dụi mắt thường khiến mắt phải chịu nhiều áp lực. Do đó, trong trường hợp cần thiết, bạn nên dụi mắt một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Ngoài ra, bạn nên cẩn thận rửa mắt hoặc lau nhẹ mắt bằng khăn mặt nếu mắt cảm thấy khó chịu. Bạn nên nhớ rằng, bất cứ lực tác động mạnh nào cũng có thể gây hại cho đôi mắt của bạn.
Nếu thường xuyên dụi mắt thì phải làm sao?
Nếu thường xuyên dụi mắt, bạn hãy cố gắng xác định và giải quyết nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Nguyên nhân có thể là do bạn làm việc quá nhiều trước màn hình máy tính khiến cho đôi mắt bị mỏi. Điều này còn được gọi là hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (Computer vision syndrome). Để khắc phục được tình trạng này, bạn nên thường xuyên dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi sau khi dùng máy tính, hoặc đi khám mắt để kiểm tra xem liệu bạn có cần một đơn thuốc hỗ trợ cho thị lực hay không.
Nếu nguyên nhân khiến cho bạn phải dụi mắt bắt nguồn từ các tác nhân gây dị ứng, ví dụ như phấn hoa, bụi bẩn từ bên ngoài môi trường; bạn nên loại bỏ ngay các yếu tố gây dị ứng mắt để hạn chế khả năng dụi mắt của bạn.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm kết mạc dị ứng cũng có thể khiến bạn phải thường xuyên dụi mắt. Một số cuộc nghiên cứu gần đây đã cho thấy, viêm kết mạc dị ứng có thể làm tăng 37% khả năng biến dạng giác mạc do ngứa và dụi mắt.

Chưa hết, hành động dụi mắt sẽ kích thích mắt giải phóng ra nhiều histamineHistamine: là một amin sinh học được cơ thể sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và tham gia vào quá trình tiết axit dạ dày. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, histamin được giải phóng, gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng và khó thở. Ngoài ra, histamin còn kích thích tiết axit clohydric trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. và làm cho tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn, đồng thời khiến bạn muốn dụi mắt nhiều hơn.
Nhìn chung, mặc dù dụi mắt có thể mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái, nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây hỏng mắt và làm mất thị lực của bạn. Cho nên bạn nên tránh dụi mắt hoặc nếu cần phải dụi mắt thì hãy thực hiện điều đó theo cách an toàn nhất có thể. Chúc bạn thành công.