Đục thủy tinh thể: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đục thủy tinh thể là tình trạng mắt bị giảm khả năng nhìn tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do thủy tinh thể bị mờ. Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây giảm thị lực ở những người trên 40 tuổi và cũng là nguyên nhân chính gây tình trạng mù lòa trên thế giới hiện nay. Có 3 loại đục thủy tinh thể phổ biến:

– Đục thủy tinh thể dưới bao sau (posterior subcapsular cataract): xảy ra ở mặt sau của thủy dịch kính. Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người dùng thuốc steroid (thuốc tăng trưởng cơ) liều cao.

– Đục nhân thủy tinh thể (nuclear cataract): hình thành từ sâu bên trong vùng trung tâm của thể thủy tinh, loại này thường xuất hiện sau khi cơ thể chúng ta đã có dấu hiệu lão hóa.

– Đục vỏ thủy tinh thể (cortical cataract): còn gọi là đục hình chêm, do lớp vỏ bị đục. Có thể đục vỏ sau hoặc vỏ trước, tùy vị trí đục mà ảnh hưởng đến chức năng thị giác ở mức độ khác nhau.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể

bệnh đục thủy tinh thể
Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể

Ban đầu, đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng rất ít đến thị lực của bạn. Dần dần khi bệnh đã nặng hơn thì bạn có thể thấy tầm nhìn bị mờ đi, cảm giác này tương tự việc chúng ta phải nhìn xuyên qua một lớp kính mờ vậy.

Đục thủy tinh thể sẽ khiến bạn bị cản trở tầm nhìn nếu gặp các ánh sáng mạnh như ánh nắng hoặc ánh đèn điện. Cụ thể là khi lái xe vào ban đêm, đôi khi ánh đèn pha của xe đi ngược chiều khiến bạn mất hoàn toàn khả năng quan sát để lái xe.

Tuy nhiên bệnh đục thủy tinh thể đặc biệt hơn so với các bệnh nhãn khoa khác. Khi bạn mắc bệnh này, thời gian đầu có thể bạn còn cảm thấy thị lực của mình đang được cải thiện rõ rệt. Các bác sĩ thường gọi đây là hiện tượng “thị lực thứ hai”. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ là tạm thời và khả năng quan sát của bạn sẽ nhanh chóng bị suy giảm trầm trọng.

Thậm chí riêng với đục vỏ thủy tinh thể, chúng ta hầu như sẽ không nhận thấy bất cứ triệu chứng. Loại đục thủy tinh thể này thường chỉ có thể được phát hiện sau khi bác sĩ nhãn khoa đã khám tổng quát cho bệnh nhân.

Nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Thấu kính (hay còn gọi là thủy tinh thể) bên trong mắt hoạt động như một ống kính máy ảnh, tập trung ánh sáng vào võng mạc để tầm nhìn được rõ ràng. Nó cũng giúp điều chỉnh trọng tâm mắt giúp chúng ta có thể nhìn rõ mọi thứ cả ở xa và gần.

Thủy tinh thể chủ yếu cấu tạo từ nước và protein, chúng được sắp xếp một cách chính xác để ánh sáng có thể đi qua. Khi ta già đi, một số protein có thể kết tụ lại và bắt đầu tạo ra những điểm mờ li ti trên mắt. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đục thủy tinh thể. Theo thời gian chúng sẽ phát triển lớn hơn, làm giảm đáng kể thị lực của chúng ta.

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một số nguyên nhân có thể gây ra đục thủy tinh thể như:

· Tia cực tím

· Bệnh tiểu đường

· Tăng huyết áp

bệnh đục thủy tinh thể
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể

· Béo phì

· Hút thuốc

· Sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài

· Thuốc statin dùng để giảm cholesterol

· Viêm hoặc chấn thương mắt

· Tiền sử phẫu thuật mắt

· Liệu pháp thay thế hormone

· Nghiện rượu

bệnh đục thủy tinh thể
Nghiện rượu cũng gây ra nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao

· Mắc tật cận thị nặng

· Di truyền từ gia đình

Một nguyên nhân ít phổ biến hơn được xác định là do nhãn cầu của chúng ta bị oxy hóa nặng.

Cách phòng bệnh đục thủy tinh thể

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khả thi của việc ngăn ngừa đục thủy tinh thể nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy các chất dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.

bệnh đục thủy tinh thể
Lutein và zeaxanthin có trong rau làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể

Một nghiên cứu được thực hiện trong vòng 10 năm của các chuyên gia sức khỏe nữ giới đã phát hiện ra rằng lượng vitamin E và carotenoids lutein và zeaxanthin từ thực phẩm làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể. Nhóm thực phẩn giàu vitamin E bao gồm hạt hướng dương, hạnh nhân và rau bina. Lutein và zeaxanthin có trong rau bina, cải xoăn và các loại rau xanh lá khác. Nếu bạn là nữ giới, các tác giả của nhóm nghiên cứu rất khuyến khích bạn sử dụng thường xuyên các nhóm thực phẩm này.

Các nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng các vitamin chống oxy hóa như vitamin C và axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

Ngoài ra bạn cũng có thể thử sử dụng kính râm để ngăn tia UV (tia cực tím) khi bạn hoạt động ngoài trời nắng.

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, bạn nên đi đo lại kính mắt để điều chỉnh tốt hơn thị lực của mình. Nếu có thể hãy chọn loại mắt kính có khả năng lọc ánh sáng tốt để giảm áp lực lên mắt mỗi khi quan sát.

Hãy cân nhắc về việc phẫu thuật sớm để tránh tình trạng bệnh đục thủy tinh thể trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện nay có khá nhiều người vẫn giữ quan niệm sai lầm rằng khi đã già thì mắt sẽ lão hóa và đục thủy tinh thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên bạn thực sự nên phẫu thuật thay thủy tinh thể nếu có điều kiện, đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản và khá nhẹ nhàng.

Quá trình phẫu thuật IOL điều trị đục thủy tinh thể

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ giác mạc bị mờ, đục và thay bằng một ống kính nội nhãn bằng nhựa trong suốt (IOL).

IOL giúp bạn có khả năng nhìn thấy cảnh vật ở mọi khoảng cách tương tự như thủy tinh thể. Hiện nay các IOL đang dần được cải tiến nhằm rút ngắn thời gian thực hiện phẫu thuật mắt. Nếu có khả năng bạn nên chọn loại IOL có khả năng ngăn chặn cả bức xạ cực tím (tia UV) và ánh sáng xanh (làm mỏi mắt và có thể làm hỏng võng mạc).

Có cần dùng kính mắt dùng sau phẫu thuật thay thủy tinh thể hay không?

Cần dùng kính mắt sau phẫu thuật thay thủy tinh thể để giúp điều chỉnh các tật khúc xạ khác

Trong hầu hết các trường hợp, trừ khi bạn chọn IOL điều chỉnh lão thị, bạn có thể vẫn sẽ cần dùng kính mắt sau phẫu thuật thay thủy tinh thể để giúp điều chỉnh các tật khúc xạ khác.

Để thoải mái hơn khi quan sát thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ nhãn khoa về loại kính thuốc mà mình nên đeo.

Gặp bác sĩ nhãn khoa

Hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để khám mắt ngay khi thấy các triệu chứng khởi phát của bệnh

Cách chắc chắn nhất để biết bản thân có mắc bệnh đục thủy tinh thể hay không là đến gặp bác sĩ nhãn khoa để khám mắt. Bạn nên thực hiện khám mắt ngay khi thấy các triệu chứng khởi phát của bệnh. Việc bạn trì hoãn đến gặp bác sĩ sẽ chỉ gây bất lợi cho quá trình điều trị sau này.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim