Bệnh lý liên quan Đột quỵ mắt: CRAO, CRVO, BRAO và BRVO

Đột quỵ mắt là một tình trạng mắt nguy hiểm, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về các loại bệnh đột quỵ ở mắt (bao gồm CRAO, CRVO, BRAO và BRVO), cũng như các phương pháp điều trị đột quỵ hiệu quả.

Đột quỵ mắt là gì?

Đột quỵ mắt là tình trạng tắc nghẽn xảy ra trong động mạch hoặc tĩnh mạch ở võng mạc, khiến bệnh nhân bị suy giảm thị lực. Nhìn chung, mức độ suy giảm thị lực của bạn khi bị đột quỵ mắt sẽ phụ thuộc đáng kể vào tình trạng tắc nghẽn các dòng máu trong võng mạc.

Đột quỵ mắt là tình trạng tắc nghẽn xảy ra trong động mạch hoặc tĩnh mạch ở võng mạc

Cũng giống như tình trạng đột quỵ xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể do dòng máu bị tắc nghẽn, mắt của bạn cũng có thể bị tổn thương khi các cấu trúc quan trọng, bao gồm võng mạc và dây thần kinh thị giác không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết và oxy có trong máu của bạn.

Để phát hiện được các dấu hiệu của đột quỵ mắt, bạn nên đi khám mắt định kỳ, đồng thời thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để xác định xem liệu bạn có bị cao huyết áp, bệnh động mạch hoặc các vấn đề về tim có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ hay không. Nếu tìm thấy có sự tắc nghẽn, bác sĩ sẽ phân loại loại tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc mà bạn mắc phải theo vị trí của nó.

Tắc động mạch trung tâm võng mạc (CRAO)

Tắc động mạch trung tâm võng mạc là tình trạng thị lực ở một bên mắt bị suy giảm đột ngột

Tắc động mạch trung tâm võng mạc (hay CRAO) là tình trạng thị lực ở một bên mắt của bệnh nhân bị suy giảm đột ngột, nhưng không có cảm cảm giác đau đớn. Khi bị tổn thương thị lực nặng, những người bị CRAO có thể gặp khó khăn trong việc đếm ngón tay hoặc bị nhạy cảm với ánh sáng.

Tình trạng này có thể xảy ra trước các giai đoạn mất thị lực, hay còn được gọi là chứng mù thoáng quaMù thoáng qua: hay còn được gọi là mù tạm thời, là hiện tượng mất thị lực đột ngột ở một bên mắt do thiếu máu cục bộ đến võng mạc. Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong vòng vài giây hoặc vài phút. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh động mạch cảnh – yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.. Nguyên nhân thường gặp nhất của CRAO là do các cục máu đông hoặc sự thuyên tắc từ động mạch cổ (động mạch cảnh), hoặc từ tim. Những cục máu đông này làm ngăn chặn dòng chảy của máu đi đến võng mạc.

Tắc động mạch trung tâm võng mạc được coi là một loại đột quỵ mắt. Các nghiên cứu đã cho thấy, khoảng 2/3 bệnh nhân bị CRAO có huyết áp cao và khoảng 1/4 số bệnh nhân bị mắc bệnh động mạch cảnh (mảng xơ vữa làm hẹp niêm mạc động mạch), bệnh van tim hoặc bệnh tiểu đường.

Trong một nghiên cứu gần đây của Đức về các yếu tố nguy cơ cơ bản ở những bệnh nhân bị tắc động mạch trung tâm võng mạc đã phát hiện ra rằng: các yếu tố nguy cơ tim mạch (CV) chưa được chẩn đoán trước đây chiếm 78% ở bệnh nhân CRAO, và 67% bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ CV trong tiền sử bệnh của mình. Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là tình trạng hẹp động mạch cảnh ở cùng một bên của cơ thể với đột quỵ mắt.

Ngoài ra, khoảng 11 trong tổng số 84 người tham gia cuộc nghiên cứu đã bị đột quỵ trước hoặc trong vòng một tháng sau khi được chẩn đoán mắc CRAO. Vì vậy, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyến cáo bệnh nhân bị tắc động mạch trung tâm võng mạc nên đi thăm khám tim mạch định kỳ để chẩn đoán và phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch.

Bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán CRAO sau khi khám mắt bạn thông qua bài kiểm tra giãn đồng tử. Khi bạn bị CRAO, võng mạc của bạn sẽ trông nhợt nhạt và các mạch máu bị thu hẹp lại. Trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi khởi phát bệnh, mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy được, và các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ rệt. Lúc này, bệnh chỉ có phát hiện được thông qua chẩn đoán bằng phương pháp chụp mạch huỳnh quang. Phương pháp chẩn đoán này rất an toàn, yêu cầu phải tiêm huỳnh quang tĩnh mạch sau đó chụp ảnh võng mạc của bệnh nhân.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh CRAO. Nhưng nếu bạn được chẩn đoán bệnh trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu mất thị lực cấp tính thì bác sĩ vẫn có thể cố gắng giúp bạn loại bỏ tắc mạch thông qua các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc điều chỉnh nhãn áp để làm giảm áp lực bên trong mắt
  • Yêu cầu bạn hít vào 5% khí carbon dioxide, sau đó massage mắt.
  • Thực hiện một ca phẫu thuật tiểu phẫu – chọc dò buồng trước mắt (ACP), trong đó bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ gây tê và lấy một lượng nhỏ chất lỏng ra khỏi khoang trước của mắt bạn.

Nếu khối thuyên tắc được giải phóng thì lưu lượng máu đến võng mạc có thể được phục hồi một phần. Hơn nữa, tình trạng giảm thị lực sẽ ít xảy ra hơn nếu sự thuyên tắc chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng võng mạc bị tổn thương không thể phục hồi chỉ sau 90 phút thiếu máu cục bộThiếu máu cục bộ: là tình trạng máu lưu thông kém, xảy ra do các cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch ngăn chặn dòng chảy của máu, làm mất oxy và chất dinh dưỡng đến các mô mắt. Điều này cùng có thể dẫn đến đột quỵ mắt và suy giảm thị lực đột ngột.. Vì vậy, nếu CRAO không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ lâm vào tình trạng mất thị lực nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Ngoài ra, một số người bị CRAO cũng có nguy cơ cao bị viêm động mạch thái dương (viêm động mạch tế bào khổng lồ – GCA), một tình trạng viêm của động mạch, cần điều trị bằng steroid toàn thân để ngăn ngừa mất thị lực ở cả hai mắt.

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO)

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc gây mất thị lực đột ngột có thể dao động từ mức độ nhẹ cho đến nặng

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (hay CRVO) có thể gây mất thị lực đột ngột, tuy nhiên không gây cảm giác đau đớn, và có thể dao động từ mức độ nhẹ cho đến nặng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Những người mắc CRVO cũng có thể bị cao huyết áp, tăng nhãn áp góc mở mãn tính hoặc xơ cứng đáng kể các động mạch.

các bệnh lý đột quỵ mắt
Nam giới da đen có nguy cơ mắc CRVO cao

Những đối tượng có nguy cơ cao bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO), bao gồm:

  • Người da đen có nguy cơ mắc CRVO cao hơn so với người da trắng lên đến 58%
  • Nam giới có nguy cơ mắc CRVO cao hơn so với nữ giới khoảng 25%
  • Chẩn đoán đột quỵ làm tăng nguy cơ mắc CRVO lên đến 44%.
  • Tình trạng tăng đông máu (rối loạn đông máu) có thể làm tăng 145% nguy cơ mắc CRVO.
  • Bệnh nhân tiểu đường hoặc tăng huyết áp với tổn thương cơ quan nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc CRVO lần lượt tương ứng 92% và 53%.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: tình trạng huyết áp cao và các bệnh mạch máu là những yếu tố chính dẫn đến nguy cơ tắc tĩnh mạch ở vùng trung tâm võng mạc, và người da đen có nguy cơ mắc CRVO cao hơn đáng kể so với các chủng tộc khác.

Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường và tổn thương cơ quan nội tạng, chẳng hạn như bệnh võng mạc tiểu đường, thường có nguy cơ mắc CRVO cao hơn so với những người bị bệnh tiểu đường không có biến chứng.

Khi CRVO xảy ra, nó có thể làm xuất hiện các huyết khối hoặc cục máu đông của tĩnh mạch trung tâm võng mạc ngay tại nơi nó xâm nhập vào mắt. Qua chẩn đoán, bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng xuất huyết từ nhẹ cho đến nặng, và các đốm bông gòn trong võng mạc – biểu hiện của lưu lượng máu kém.

Nhìn chung, nếu thị lực ban đầu của bạn càng kém thì thị lực sau cùng cũng càng kém. Tuy nhiên trên thực tế, một nửa số bệnh nhân bị CRVO sau cùng vẫn có thể nhìn thấy được khoảng 3 dòng chữ đầu tiên trên bảng đo thị lực.

Thông thường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO) có hai loại cơ bản sau:

  • Thiếu máu cục bộ: máu lưu thông kém và kèm theo thị lực kém.
  • Không thiếu máu cục bộ: thị lực tốt hơn nhiều khi bạn được chẩn đoán lần đầu và ít có biểu hiện lâm sàng hơn.

Tiên lượng dành cho loại CRVO không thiếu máu cục bộ là tương đối tốt. Trong khi đó, loại CRVO thiếu máu cục bộ hầu như luôn có thị lực lúc đầu là 2/10 hoặc tệ hơn, kèm theo nguy cơ cao phát triển các biến chứng nguy hiểm. Do đó, những bệnh nhân bị CRVO thiếu máu cục bộ cần phải đi khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên (vài tuần một lần), để được bác sĩ đánh giá các dấu hiệu tân mạch hoặc sự tăng trưởng mạch bất thường trong võng mạc và trên mống mắt.

Sự phát triển tân mạch của võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác có thể gây xuất huyết dịch kínhXuất huyết dịch kính: là tình trạng máu chảy vào khoang chứa dịch kính của mắt và hòa chung với dịch kính. Nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết dịch kính, bao gồm bệnh võng mạc tiểu đường, chấn thương, bong hoặc rách võng mạc, bong dịch kính và tắc mạch máu võng mạc (tắc nghẽn hệ thống mạch máu của võng mạc). Các triệu chứng phổ biến của xuất huyết dịch kính, bao gồm mờ mắt đột ngột, mất thị lực, hiện tượng bồ hóng, ruồi bay hoặc mạng nhện giăng trước mắt., và quá trình tân mạch hóa của mống mắt có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp khó chữaTăng nhãn áp khó chữa: tình trạng áp lực bên trong mắt cao quá mức mà không thể áp dụng phương pháp điều trị giảm nhãn áp thông thường..

Nếu cả hai tình trạng CRVO đều phát triển thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp laser quang đông võng mạc nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tân mạch.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc CRVO có thể thực hiện tiêm corticosteroid nội nhãn để làm giảm tình trạng mất thị lực. Theo nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân được tiêm có khả năng phục hồi thị lực đáng kể gấp 5 lần so với những bệnh nhân CRVO không được điều trị.

Vào tháng 9 năm 2012, FDA đã phê duyệt việc sử dụng chế phẩm Eylea (aflibercept) – thuốc tiêm mắt hàng tháng của hãng Regeneron Pharmaceuticals, có tác dụng điều trị chứng phù hoàng điểm sau khi bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Việc chấp thuận phương pháp điều trị này dựa trên kết quả của hai cuộc nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 56% và 60% bệnh nhân bị phù hoàng điểm sau CRVO được tiêm Eylea hàng tháng đã đạt được ít nhất 15 chữ cái  trong bảng đo thị lực tiêu chuẩn sau 6 tháng điều trị.

Ở giai đoạn cuối sau 6 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân được tiêm Eylea có thể đọc được khoảng 17-18 chữ cái trên bảng đo thị lực. Trước đây, tiêm Eylea cũng đã được FDA chấp nhận là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt.

Các phương pháp điều trị chứng phù hoàng điểm sau khi bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc gồm: tiêm nội nhãn Ozurdex (của hãng Allergan) và Lucentis (của hãng Genentech).

Bệnh tắc mạch máu trung tâm võng mạc có mức độ phổ biến rất cao trong dân số. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng có khoảng 16,4 triệu người trưởng thành bị tắc mạch máu võng mạc, trong đó có 2,5 triệu người bị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO) và 13,9 triệu người bị tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO).

Nếu bạn bị giảm thị lực đột ngột hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác của đột quỵ mắt, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị sớm nhé!

Tắc nhánh động mạch võng mạc (BRAO)

các bệnh lý đột quỵ mắt
Tắc nhánh động mạch võng mạc (BRAO) có thể gây mất thị lực ngoại vi đột ngột

Tắc nhánh động mạch võng mạc (BRAO) là một tình trạng thường xảy ra đột ngột. Mặc dù không gây đau đớn cho bệnh nhân, nhưng BRAO có thể gây mất thị lực ngoại vi đột ngột. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân cũng có thể bị mất thị lực trung tâm.

Nguyên nhân chính dẫn đến tắc nhánh động mạch võng mạc là do cục máu đông hoặc mảng bám bị vỡ ra từ động mạch chính ở cổ (động mạch cảnh), hoặc từ một trong các van / buồng trong tim.

Hiện nay vẫn chưa có liệu pháp nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng tắc nhánh động mạch võng mạc. Tuy nhiên, trong trường hợp tắc động mạch cấp tính hoặc đột ngột, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân xoa bóp mắt hoặc chọc dò buồng trước mắt. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc điều trị tăng nhãn áp cho bệnh nhân nhằm loại bỏ tắc mạch nếu tình trạng này xảy ra ít hơn 12-24 giờ.

Mất thị lực do BRAO sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc lưu lượng máu động mạch có bị gián đoạn hay không hoặc có sưng tấy ở điểm vàng hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Hầu hết những người bị BRAO đều bị hẹp động mạch cảnh hoặc động mạch cổ, huyết áp cao, rối loạn cholesterol, bệnh tim hoặc kết hợp các rối loạn này.

Khi bị BRAO, bạn nên đi thăm khám mắt 1-2 tháng/lần cho đến khi thị lực của bạn ổn định trở lại. Sự phục hồi của thị lực còn phụ thuộc nhiều vào việc bạn có thăm khám mắt thường xuyên hay không.

Theo nghiên cứu cho thấy có hơn 80% những người bị BRAO sẽ phục hồi thị lực từ 5/10 trở lên, mặc dù hầu hết bệnh nhân đều có các vấn đề về thị lực đáng lo ngại hoặc bị tổn thương vĩnh viễn, chẳng hạn như bị điểm mù hoặc méo mó hình ảnh khi nhìn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh BRAO có thể làm gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như tình trạng tân mạch máu hóa (các mạch máu mới phát triển quá mức) ở võng mạc hoặc mống mắt. Đôi khi, bệnh tăng nhãn áp mạch máu cũng có thể xảy ra.

Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO)

các bệnh lý đột quỵ mắt
Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc có thể bị suy giảm thị lực ảnh hưởng một bên mắt

Những người bị tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO) có thể bị suy giảm thị lực, giảm thị lực ngoại biên, vùng nhìn méo mó hoặc xuất hiện điểm mù thị giác. Đa số các trường hợp mắc BRVO thì bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng một bên mắt, và họ thường là những người bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân chính dẫn đến tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO) là do một cục máu đông cục bộ (huyết khối) phát triển trong nhánh tĩnh mạch võng mạc do tình trạng xơ cứng động mạch ở một nhánh nhỏ động mạch võng mạc liền kề.

Thông qua chẩn đoán, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện ra sự xuất huyết võng mạc dọc theo tĩnh mạch võng mạc. Ngoài ra, nếu nghi ngờ có tân mạch, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp mạch huỳnh quang trong thời gian hồi phục. Đây là một phương pháp chẩn đoán an toàn, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang qua tĩnh mạch (IV), hoặc đôi khi bằng miệng để chụp ảnh võng mạc.

Sau khoảng 1-2 tháng, bệnh nhân cần tái khám để xác định xem có hiện tượng sưng hoàng điểm mãn tính (phù nề)  hoặc có sự phát triển của các tân mạch máu hay không. Nếu phù hoàng điểm kéo dài hơn 3-6 tháng, và thị lực giảm xuống dưới 5/10, bệnh nhân có thể cần được điều trị bằng laser.

Một phương pháp điều trị khác cũng mang lại hiệu quả cao là làm laser quang đông. Phương pháp này đã được chứng minh giúp cải thiện thị lực và tăng khả năng thị lực lâu dài cho bệnh nhân (đạt mức thị lực 5/10 hoặc thậm chí là cao hơn). Nếu tân mạch hóa phát triển hoặc BRVO có ảnh hưởng đến một vùng diện tích lớn trên võng mạc dẫn đến tân mạch hóa, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện làm laser quang đông quanh võng mạc để sửa chữa các vùng bị tổn thương.

Ở một số bệnh nhân, tình trạng xuất huyết võng mạc và sưng hoàng điểm có thể sẽ biến mất sau vài tháng nhờ khả năng phục hồi thị lực tốt sau phẫu thuật. Nếu bạn cần điều trị bằng laser, bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa trên các tiêu chí nghiêm ngặt để xác định xem liệu phương pháp này có mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cho bạn hay không.

Đối với phù hoàng điểm do BRVO, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị điều trị bằng cách tiêm thuốc vào mắt. Vào tháng 6 năm 2009, liệu pháp Ozurdex (của hãng Allergan) đã trở thành liệu pháp tiêm thuốc đầu tiên được FDA chấp thuận để điều trị tình trạng phù hoàng điểm sau tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc hoặc tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO).

Việc điều trị bằng Ozurdex thường bao gồm việc tiêm một chất cấy ghép có thể phân hủy sinh học vào thủy tinh thể của mắt để cung cấp dexamethasone (một corticosteroid mạnh) đến võng mạc. Chất cấy ghép và dexamethasone có tác dụng giảm sưng điểm vàng và cải thiện đáng kể được thị lực cho bệnh nhân.

Theo một nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, có khoảng 20-30% bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc đã cải thiện và đọc được 3 dòng đầu trên bảng đo thị lực tiêu chuẩn, hiệu quả đạt được chỉ trong vòng 2 tháng điều trị.

Vào tháng 6 năm 2010, FDA đã phê duyệt phương pháp Lucentis (của hãng Genentech), đây là một phương pháp điều trị khác để điều trị chứng phù hoàng điểm do tắc nghẽn tĩnh mạch võng mạc. Việc điều trị bằng Lucentis thường bao gồm việc tiêm thuốc Ranibizumab hàng tháng vào thủy tinh thể để giảm sưng hoàng điểm và phục hồi thị lực. Ranibizumab có tác dụng liên kết và ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu A (VEGF-A) trong mắt – có thể kích hoạt sự phát triển của các mạch máu mới mỏng manh trong võng mạc. Những mạch máu bất thường này có thể làm rò rỉ máu và chất lỏng vào mắt, góp phần gây ra phù hoàng điểm.

Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy, khoảng 61% những người được điều trị bằng cách tiêm Ranibizumab hàng tháng đã cải thiện thị lực đáng kể. Ngoài ra, so với những người sử dụng giả dượcGiả dược (Placebo): là một loại thuốc giả có hình dạng một viên thuốc nhưng không phải là một loại thuốc thực sự. Nó không có các thành phần dược tính. Bác sĩ cho bệnh nhân uống giả dược để làm liệu pháp tâm lý (cho bệnh nhân tin là đang uống thuốc thật) để thử nghiệm phản ứng của bệnh nhân với các liệu pháp trị liệu cụ thể. Trong nhiều trường hợp giả dược giúp kích thích trao đổi chất não bộ, tạo ra phản ứng sinh hóa có tác dụng lớn trong điều trị bệnh lâm sàng. để điều trị bệnh, có khoảng 48% bệnh nhân tiêm Ranibizumab cũng đạt được hiệu quả điều trị cao.

Bên cạnh đó, Lucentis cũng được chấp thuận để điều trị cho thoái hóa điểm vàng thể ướtThoái hóa điểm vàng thể ướt: là một bệnh mắt mãn tính, gây mờ mắt hoặc xuất hiện điểm mù trong tầm nhìn trung tâm. Nguyên nhân chính là do các mạch máu bất thường rò rỉ chất lỏng hoặc máu vào điểm vàng, phần trung tâm của võng mạc chịu trách nhiệm về thị lực trung tâm. Mặc dù ít phổ biến hơn so với thể khô, thoái hóa điểm vàng thể ướt tiến triển nhanh hơn và có thể dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời..

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim