Cận thị không phải là một bệnh lý, mà là một tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng tập trung quá nhanh và hội tụ tại phần trước võng mạc, thay vì ngay tại võng mạc. Kết quả là người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ những vật thể ở gần, còn khi nhìn xa thì tầm nhìn bị mờ đi.
Với sự tiến bộ của y học năm 2025, chúng ta đã có nhiều lựa chọn để điều chỉnh tật khúc xạ này. Những giải pháp điều trị cận thị hiệu quả bao gồm: đeo kính gọng hay kính áp tròng, mang kính tiếp xúc ortho-k, phẫu thuật khúc xạ LASIK và một số hình thức phẫu thuật điều chỉnh thị lực khác. Trong đó, đeo kính cận và mổ cận là hai hình thức được áp dụng phổ biến hơn cả.
Contents
Kính gọng hoặc kính áp tròng

Đối với trẻ em, cận thị hình thành từ khi trẻ còn nhỏ và thậm chí tiếp diễn cho đến khi các con bước vào trung học hay đại học. Khi độ cận (độ điôp) vẫn còn thay đổi, đeo kính gọng hay kính áp tròng là giải pháp hợp lí nhất.
Kính tiếp xúc ortho-k
Một biện pháp khác là sử dụng kính tiếp xúc ortho-k. Đối với phương pháp này, trẻ sẽ đeo một loại kính áp tròng cứng thấm khí để định hình lại võng mạc nhằm điều chỉnh tạm thời tình trạng cận thị ở mức độ nhẹ đến vừa. Trẻ cần phải mang loại tròng kính này vào ban đêm (tức mỗi tối trước khi ngủ) và tháo tròng kính ra vào sáng hôm sau. Lúc này, võng mạc sẽ đươc định hình đúng “chuẩn” để ánh sáng có thể tập trung chính xác trên võng mạc. Trẻ có thể nhìn rõ ràng cả ngày hôm sau mà không cần phải đeo kính cận.
So với phương pháp đeo kính cận, phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng lens tiếp xúc Ortho-k cũng được công nhận đem đến hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát độ cận. Nói cách khác, ngay cả khi trẻ tạm ngưng sử dụng tròng kính ortho-k sau một vài năm, độ cận cũng tăng ít hơn so với việc trẻ chỉ mang kính cận thông thường.

Ngoài ra, kính áp tròng Orthor-k đeo ban đêm còn phù hợp với những trẻ không thích phải đeo kính cận và lại còn quá nhỏ để mổ mắt bằng LASIK (hoặc vì những nguyên nhân nào đó mà trẻ không thể mổ mắt được).
Phẫu thuật mắt
Khi con bạn bước vào giai đoạn thanh niên (từ 18 đến 20 tuổi) thì độ cận thị có dấu hiệu chững lại, mắt không tăng độ lên nữa. Bạn có thể cân nhắc cho con mình làm phẫu thuật LASIK hay những hình thức phẫu thuật điều trị tật khúc xạ khác, nhằm giải quyết triệt để tình trạng cận thị.

Kiểm tra mắt định kỳ
Nếu con bạn bị cận thị và đã hơn một năm bạn không dẫn con đi kiểm tra độ cận thì đã đến lúc bạn nên đặt lịch với bác sỹ nhãn khoa để kiểm tra mắt cho bé. Bạn cần chú ý là một khi con bạn đã mắc cận thị, việc định kỳ khám mắt là hết sức cần thiết để có thể kịp thời phát hiện ra những bất thường ở mắt trẻ, chẳng hạn như tăng độ cận quá nhanh, hoặc các bệnh lý nghiêm trọng về mắt, đảm bảo cho con bạn luôn có thị lực khỏe mạnh để trưởng thành.