Chắc chắn một điều ai cũng biết, đó là tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím (tia UV) từ mặt trời có thể gây ra “cháy nắng” và ung thư da. Nhưng bạn có biết không UV cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho mắt như: thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mộng thịt, mộng mỡ, hội chứng giác mạc hình chóp và nhiều bệnh nguy hiểm khác?
Để hạn chế được tác hại của các tia bức xạ có trong mặt trời; bạn nên đeo kính râm ngăn chặn 100% tia UV, bất cứ khi nào bạn ở ngoài trời vào ban ngày, ngay cả trong những ngày trời âm u không có nắng (vì tia UV là các tia có năng lượng rất cao, có thẻ dễ dàng xuyên qua mây và ảnh hưởng đến mắt bạn).
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn loại kính râm kiểu dáng gọng kính ôm lấy mặt (kiểu wrap-around) có khả năng che chắn hoàn toàn đôi mắt và các vùng rìa xung quanh mắt từ mọi phía, giúp bảo vệ mắt tốt hơn.
Contents
Tia UV là gì?

Trong phổ điện từ, tia cực tím (UV) có năng lượng cao hơn và không nằm trong vùng của ánh sáng khả kiến (ánh sáng có thể nhìn thấy được), sóng vô tuyến có mức năng lượng thấp nhất và tia gamma có mức năng lượng cao nhất.
Bức xạ cực tím (hay còn gọi là tia tử ngoại, hay tia UV) là các sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến, do vậy không thể được nhìn thấy bằng mắt thường.
Tia UV được phân thành 3 loại khác nhau bao gồm:

Tia UVC
Tia UVC có bước sóng nằm trong khoảng từ 100 đến 280 nanomet (nm)
[ Nanomet là một đại lượng đo lường chiều dài và có độ lớn là bằng một phần một tỷ của 1 mét (kí hiệu là nm). Bước sóng ánh sáng được đo bằng nanomet. Ngoài ra, các nhà sản xuất kính mắt và kính râm cũng sử dụng nanomet để tượng trưng cho khả năng ngăn chặn các tia sáng đi qua một tròng kính, cho dù đó là bất kỳ loại anh sáng nào như: ánh sáng khả kiến, tia cực tím hay ánh sáng xanh,… Ví dụ, ánh sáng khả kiến có phạm vi bước sóng từ 400 đến 700nm. Còn đối với, lượng ánh sáng truyền qua tròng kính vào mắt thì được đo bằng đơn vị %. Ví dụ, đối với một tròng kính kính râm màu sẫm chỉ cho phép tối đa là 12 % lượng ánh sáng khả kiến truyền qua mắt ]
Đây là những tia UV có mức năng lượng cao nhất và có khả năng gây hại rất lớn cho mắt và da của con người. Nhưng may mắn thay, hầu hết các tia UVC không thể chiếu đến được bề mặt trái đất, do đã bị tầng ozon của khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khí nhà kính (như CO2, CO2, CH4, N2O, O3, CFC) đang gia tăng đã làm cho các tầng ozon bị suy giảm. Điều đó khiến cho các tia UVC năng lượng cao dễ dàng lọt tới bề mặt Trái Đất hơn gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Tia UVB
Tia UVB thì có bước sóng dài hơn một chút (280-315 nm) và có mức năng lượng thấp hơn tia UVC. Những tia này cũng được ngăn chặn hầu hết bởi tầng ozon, tuy nhiên vẫn có một số ít chiếu được đến bề mặt Trái đất.
Ở mức độ thấp, bức xạ UVB có thể kích thích các tế bào trong cơ thể sản sinh ra melanin – 1 loại sắc tố da, khiến da bị sậm màu và gây ra hiện tượng da rám nắng.
Nhưng ở mức độ cao và lâu dài, tia UVB có thể khiến cho da bị “cháy nắng”, làm tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVB cũng là nguyên nhân chính khiến da bị đổi màu, xuất hiện nếp nhăn và khiến da dễ bị lão hóa hơn.
Ngoài ra, tiếp xúc với bức xạ UVB trong mặt trời quá lâu còn có thể dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như mộng thịt, u mỡ kết mạc hay hội chứng viêm giác mạc do ánh nắng (Photokeratitis)… Và có thể gây ra suy giảm thị lực vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời
Tia UVA
Tia UVA là những tia gần với mức độ ánh sáng khả kiến mà con người có thể nhìn thấy được và có năng lượng thấp hơn tia UVB và UVC.
Tuy là có mức năng lượng thấp nhưng tia UVA có khả năng đi xuyên qua giác mạc, tới thủy tinh thể [Thủy tinh thể là thành phần cấu tạo mắt. Nó nằm ngay trước nhãn cầu mắt, sau giác mạc mắt và có vai trò hội tụ ánh sáng vào võng mạc] rồi vào võng mạc, gây ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UVA có thể làm cho một số bệnh đục thủy tinh thể phát triển. Và các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng UVA cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng nguy hiểm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ và cường độ của tia UV
Bất cứ ai dành nhiều thời gian ngoài trời đều sẽ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về mắt do bức xạ mặt trời gây ra. Và mức độ bức xạ tia UV cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Vị trí địa lý: Ở các khu vực nhiệt đới gần xích đạo thì cường độ tia cực tím (UV) thường sẽ cao hơn, còn các vị trí ở càng xa xích đạo, thì sẽ càng có nguy cơ thấp hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, Việt Nam có chỉ số UV trong mặt trời là khá cao.
- Độ cao: Càng lên cao hơn so với mực nước biển, chỉ số tia cực tím (UV) trong mặt trời sẽ càng lớn hơn.
- Thời gian trong ngày: Tia bức xạ UV thường có cường độ lớn vào buổi trưa, khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều.
- Môi trường: Ở những vị trí có không gian trống trải, thoáng đãng, đặc biệt là khi có thêm các bề mặt phản chiếu như tuyết và cát thì chỉ số tia UV trong mặt trời thường sẽ rất cao. Trên thực tế, cường độ tia UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV phản xạ lại từ bề mặt phẳng và ít bị cản trở. Trong khi đó, các khu vực trung tâm thành phố thường có chỉ số tia UV thấp hơn do có nhiều tòa nhà cao tầng, bóng râm và cây cối.
- Thuốc men: Một số loại thuốc, chẳng hạn như tetracycline, thuốc sulfa, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu và thuốc an thần, có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể bạn với bức xạ UV.
Chỉ số UV là gì?
Theo quy ước quốc tế, nguy cơ phơi nhiễm UV của cơ thể sẽ được đo bằng chỉ số UV (UV index). Chỉ số này được 2 tổ chức NWS và EPA phát triển.

Chỉ số UV hay chỉ số tử ngoại là một chỉ số đo lường cường độ bức xạ UV trong mặt trời trên thang điểm từ 1 đến 11+, tại một địa điểm và một thời gian cụ thể.
EPA không chỉ công bố thang đo chỉ số UV hàng ngày, mà tổ chức này còn đưa ra cảnh báo về mức độ an toàn do tia UV gây ra và dự đoán khi khi mức độ bức xạ UV cao bất thường. Bảng đo chỉ số UV và mức độ cảnh báo như sau:
Chỉ số UV | Mức độ rủi ro | Màu hiển thị | Khuyến nghị |
0–2.9 | Thấp | Xanh lục | 1. Đeo kính râm.
2. Nếu da bạn dễ bắt nắng, hãy sử dụng thêm kem chống nắng có SPF 15+. |
3.0–5.9 | Trung Bình | Vàng | 1. Đeo kính râm.
2. Mang đồ chống nắng và sử dụng kem chống nắng. 3. Ở trong bóng râm khi gần trưa, lúc mặt trời lên cao nhất. |
6.0–7.9 | Cao | Cam | 1. Đội mũ rộng vành và đeo kính râm.
2. Mang đồ chống nắng và sử dụng kem chống nắng. 3. Giảm thời gian dưới ánh mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều |
8.0–10.9 | Rất Cao | Đỏ | 1. Đội mũ rộng vành và đeo kính râm.
2. Mang đồ chống nắng và sử dụng kem chống nắng. 3. Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều |
11.0+ | Cực Cao | Tím | 1. Đội mũ rộng vành và đeo kính râm.
2. Thoa kem chống nắng (SPF 15+) sau mỗi hai giờ. 3. Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều |
* SPF = Chỉ số chống nắng
Vậy làm sao để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím có hại?
Đối với người lớn, có nhiều cách để bảo vệ mắt tránh được các tia bức xạ từ mặt trời. Một trong những “tuyệt chiêu” đơn giản và hiệu quả nhất là đeo các loại kính râm có khả năng ngăn chặn 100% tia UV.

Bạn cần phải đeo kính râm bất cứ khi nào ra ngoài trời, ngay cả khi trời nhiều mây và không có nắng. Lý do là vì tia UV có mức năng lượng cao hơn ánh sáng khả kiến nên có thể dễ dàng xuyên qua các tầng mây và chiếu tới mắt bạn.
Ngoài ra, để bảo vệ mắt tốt hơn, bạn có thể chọn loại gọng kính với kiểu wrap around tức là có dáng cong ôm trọn lấy khuôn mặt, giúp hạn chế tối đa lượng ánh sáng mặt trời vào mắt từ mọi phía.
Phòng chống tia UV cho trẻ em
Theo nghiên cứu, các tổn thương cho da và mắt do tia cực tím gây ra sẽ tích lũy trong suốt cuộc đời chúng ta, đến một lúc nào đó sẽ bùng phát thành các bệnh lý nguy hiểm. Điều này có nghĩa là nếu ai đó dành nhiều thời gian bên ngoài trời hơn (mà không có kính râm bảo vệ) thì sẽ có nguy cơ bị tổn thương thị lực cao hơn.

Trong khi đó trẻ em lại có tính cách năng động, luôn dành phần lớn thời gian vui chơi ở ngoài trời mà không biết cách bảo vệ mình nên trẻ dễ bị phơi nhiễm tia UV hơn so với người lớn. Hơn nữa, võng mạc và thủy tinh thể của trẻ vẫn còn còn rất mỏng và nhạy cảm, do đó các tia UV dễ dàng xâm nhập sâu vào mắt, gây ra các tổn thương lớn hơn rất nhiều so với người lớn.
Chính vì thế, bạn nên mua các loại kính râm chất lượng cho các con đeo và khuyến khích các con đội mũ rộng vành vào những ngày trời nắng để giảm tiếp xúc với tia cực tím nhé.
Lưu ý khi chọn kính râm chống tia UV
Như đã nói ở trên, cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ mắt bạn khỏi các tia cực tím đó chính là luôn mang kính râm khi ở ngoài trời. Hãy chọn những loại kính râm chất lượng có khả năng ngăn chặn được 100% tia cực tím để mang lại những trải nghiệm thoải mái và sự bảo vệ tốt nhất nhé!

Nếu bạn muốn bảo vệ được vùng da mỏng xung quanh mắt, bạn có thể chọn kính với tròng kính lớn hoặc kiểu wrap-around ôm sát khuôn mặt, giúp bảo vệ vùng mắt khỏi ánh nắng từ mọi phía chiếu vào.
Màu sắc của tròng kính không liên quan gì đến chỉ số chống tia UV của kính. Do vậy, bạn muốn lựa chọn tròng kính màu nào là tùy vào sở thích cá nhân của bạn. Ví dụ, một ống kính màu hổ phách sẽ có chỉ số chống tia cực tím giống như một tròng kính màu xám đen nếu chúng có cùng thông số anti-UV. Màu sắc chỉ đem lại hiệu ứng thị giác khác nhau cho mắt bạn.
Ngoài đeo kính râm ra, bạn cũng nên đội mũ rộng vành trong những ngày nắng gắt. Đội một chiếc mũ đơn giản thôi nhưng cũng sẽ giúp mắt bạn giảm đến 50% tác hại do các tia UV gây ra đấy.
Một số “tuyệt chiêu” để bảo vệ đôi mắt của bạn
Bạn hãy ghi nhớ 5 lời khuyên (tuyệt chiêu) sau đây để biết phòng tránh nguy cơ phơi nhiễm tia UV cho bản thân nhé:
- Không phải tất cả các loại kính râm đều ngăn chặn được 100 % tia UV. Nếu bạn không biết hoặc không chắc chắn về mức độ chống tia UV trên kính râm của mình, thì hiện nay hầu hết các cửa hàng kính mắt ở nước ta đều có các thiết bị để đo chỉ số chống chống tia UV của kính. Bạn có thể đem kính của mình đến đó để test thử.
- Nên đeo kính râm ngay cả khi bạn ở trong bóng râm. Khi ở trong bóng râm mắt bạn vẫn có thể sẽ tiếp xúc với các tia UV phản xạ từ các tòa nhà, mặt đường và các bề mặt phản chiếu khác. Đặc biệt nếu bạn có đôi mắt bạn “nhạy cảm” thì việc này càng cần thiết.
- Kính râm cũng rất cần thiết trong mùa đông. Nếu bạn phải đến các nước xứ lạnh có tuyết rơi vào mùa đông, thì bạn hãy nhớ mang theo một chiếc kính râm để sử dụng khi ra ngoài nhé. Vì mức độ tia UV sẽ tăng gần gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ bề mặt của tuyết tới mắt bạn.
- Bạn vẫn phải đeo kính râm ngay cả khi đang đeo lens áp tròng chống tia UV. Hiện nay, hầu hết các loại kính áp tròng chống tia UV thì không thể ngăn chặn được 100% tia cực tím cũng như không thể bảo vệ được cho toàn bộ phần mắt bạn đâu. Do kính áp tròng khá nhỏ không bao phủ hết mắt được nên các tia UV vẫn có thể xâm nhập vào mắt làm hỏng mí mắt và các mô mắt của bạn, những chỗ không được kính áp tròng che phủ.
- Nếu bạn có làn da và đôi mắt sẫm màu, bạn vẫn cần đeo kính râm. Mặc dù màu da tối có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư da do bức xạ UV gây ra, tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ tổn thương mắt do tia UV rất cao.
Hãy đi kiểm tra mắt trước khi mua kính râm

Trước khi đi chọn mua kính râm, bạn hãy đi khám mắt tổng quát để xác định tình trạng thị lực, cũng như các bệnh lý của bản thân, để lựa chọn được loại kính râm phù hợp nhất, giúp mang lại cho bạn tầm quan sát rõ ràng, thoải mái hơn khi ở ngoài trời.
Mọi người ai cũng thích ra ngoài chụp ảnh vào những ngày trời đẹp và có chút nắng phải không nào? Nhưng hãy nhớ luôn mang theo kính râm chống tia UV 100% để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thị lực của mình nhé.