Chi phí khám mắt, những lưu ý khi đi khám mắt

Khi đề cập đến vấn đề khám mắt, thì chắc hẳn bạn sẽ xuất hiện nhưng câu hỏi sau:

– Chi phí khám mắt một lần là bao nhiêu?

– Bao nhiêu lâu nên đi khám một lần?

– Nên trang bị những gì khi đi khám mắt?

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn trả lời các thắc mắc và chuẩn bị tốt nhất cho một buổi khám mắt nhé

Chi phí khám mắt

Dịch vụ khám mắt có thể được cung cấp ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm: các phòng khám mắt tư, khoa mắt của phòng khám đa khoa, những người có chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc mắt (bác sĩ đo thị lực, bác sĩ nhãn khoa, chuyên viên đo thị lực), hoặc tại các cửa hàng bán lẻ kính mắt cũng cung cấp dịch vụ kiểm tra mắt được thực hiện bởi các bác sĩ mắt trực thuộc.

chi-phi-kham-mat-va-nhung-chi-phi
Chi phí khám mắt trên thị trường hiện nay

Chi phí khám mắt có thể thay đổi một cách đáng kể, phụ thuộc vào nơi bạn sinh sống và một số yếu tố khác, bao gồm:

– Bài kiểm tra được thực hiện bởi một bác sĩ đo thị lực hay một bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn cao;

– Những bài kiểm tra được bao gồm trong buổi khám mắt;

– Bạn chọn bài kiểm tra thông thường hay bài kiểm tra có bao gồm đo lắp kính áp tròng và một số dịch vụ khác liên quan đến kính áp tròng;

– Một số bài kiểm tra trong buổi khám mắt được bảo hiểm y tế chi trả.

Chi phí cho một bài kiểm tra có thể dao động ở nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào những yếu tố trên.

Một bài kiểm tra mắt cho kính áp tròng sẽ luôn luôn tốn kém hơn là một bài kiểm tra mắt thông thường với mục đích kiểm tra sức khoẻ tổng quan của mắt và cập nhật đơn kính thuốc của bạn.

Khi mang chi phí khám mắt ở nhiều nơi ra để so sánh và cân nhắc, hãy chắc chắn rằng bạn so sánh một cách tương xứng nhiều yếu tố với nhau. Một bài kiểm tra mắt toàn diện nên bao gồm ít nhất những điều sau đây:

– Một bài đánh giá chung về sức khỏe cá nhân, tiền sử bệnh lý trong gia đình bạn hoặc bất kể tình trạng mắt nào mà bạn đang gặp phải;

– Một bài đánh giá về tầm nhìn xa, tầm nhìn gần của mắt bạn với bảng đo thị lực;

– Một bài đánh giá về bất kỳ dấu hiệu tồn tại nào của bệnh cận thị, viễn thị hay loạn thị;

– Một bài kiểm tra thị lực gần để chẩn đoán khả năng gặp vấn đề về lão thị và cân nhắc việc sử dụng kính đa tròng để điều chỉnh lão thị;

– Một bài đánh giá khả năng phối hợp giữa hai mắt;

– Một bài kiểm tra áp lực mắt và thần kinh thị giác để có thể loại trừ khả năng bệnh cườm nước;

– Bài kiểm tra, quan sát những bộ phận bên trong mắt để đảm bảo bạn không có các vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng.

Ngoài những bài kiểm tra ở trên, thì một bài khám kính áp tròng thường sẽ bao gồm nhiều bài kiểm tra và thí nghiệm bổ sung hơn. Điều đó là do tròng kính cận được đặt ở vị trí xa so với mắt, trong khi kính áp tròng được đặt trực tiếp lên bề mặt mắt. Khoảng cách giữa tròng kính và mắt ảnh hưởng đến những yếu tố cần xác định để đo, cắt được tròng kính.

Bạn hãy đảm bảo rằng mình hiểu được một cách chắc chắn những bài kiểm tra được bao gồm trong một buổi khám mắt với chi phí nhất định. Một vài cơ sở khám mắt sẽ quảng cáo với một chi phí thấp, nhưng khi đến khám, khả năng cao bạn sẽ được yêu cầu trả một khoản chi phí bổ sung cho những bài kiểm tra đi kèm nhất định – như là bài kiểm tra sự giãn đồng tử, ảnh võng mạc,…. Bởi có khả năng rằng những bài kiểm tra bổ sung này đã được bao gồm trong chi phí khám mắt ở những cơ sở khám khác.

chi-phi-kham-mat-va-nhung-chi-phi
Chi phí khám mắt cho kính áp tròng sẽ có giá đắt hơn bình thường

Có một số yếu tố khác, tuy khó cân nhắc hơn cũng cần được xem xét khi bạn đang so sánh các chi phí khám mắt. Những yếu tố đó bao gồm: sự chuyên nghiệp và thân thiện của bác sĩ và nhân viên, trình độ kiến thức và mức độ đào tạo của các trợ lý bác sĩ, thời gian bạn phải chờ đợi để được khám, mức độ hiện đại (hoặc lỗi thời) của các thiết bị đo đạc; sự thuận tiện của vị trí văn phòng cũng như khung giờ hoạt động.

Bên cạnh đó, việc tham khảo các giới thiệu, đề xuất của bạn bè, người thân, đồng nghiệp trước khi đặt lịch khám ở một nơi nào đó cũng là một ý tưởng tốt.

Khi nào cần đi khám mắt?

Hầu hết các chuyên gia chăm sóc mắt đều khuyên bạn nên kiểm tra mắt toàn diện từ một đến hai năm một lần, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ mắt hiện tại và việc bạn đang sử dụng kính mắt hay kính áp tròng.

Đối với trẻ nhỏ

chi-phi-kham-mat-va-nhung-chi-phi
Khám mắt định kỳ là một việc vô cùng cần thiết cho trẻ.

Khám mắt định kỳ là một việc vô cùng cần thiết cho trẻ. Trẻ cần được đảm bảo một thị lực tốt để có những trải nghiệm toàn vẹn nhất trong môi trường giáo dục. Theo thống kê của các chuyên gia, thì khoảng 80% các hoạt động giáo dục cho trẻ em ở trường học được trình bày dựa trên yếu tố trực quan.

Trẻ em được khuyến khích đi kiểm tra mắt lần đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Lần tiếp theo là vào lúc 3 tuổi và khi trẻ bắt đầu đi học (lúc 6 tuổi). Những trẻ nhỏ có sức khỏe thị lực bình thường vẫn nên được kiểm tra mắt định kỳ mỗi hai năm cho đến khi đủ 18 tuổi.

Trong khi đó, trẻ em có các nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực sẽ cần được khám mắt lần đầu sớm hơn là vào lúc 6 tháng tuổi (tuỳ theo thời gian biểu hiện bệnh) và nên duy trì việc khám mắt định kỳ thường xuyên xuyên suốt thời thơ ấu.

Một số yếu tố rủi ro ở trẻ nhỏ bao gồm:

– Tiền sử sinh non hoặc nhẹ cân;

– Người mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai (ví dụ: rubella, bệnh hoa liễu, herpes, AIDS);

– Chậm phát triển;

– Mắt bị lác (strabismus);

– Tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt;

– Mắc các tật khúc xạ;

– Có mắc bệnh thể chất.

Ngoài ra, trẻ đang sử dụng kính mắt hoặc kính áp tròng cũng cần được kiểm tra mắt định kỳ hàng năm.

Đối với người trưởng thành

Với người trưởng thành để duy trì thị lực khỏe nên khám mắt toàn diện ít nhất hai năm một lần

Để duy trì một thị lực khỏe mạnh, người trưởng thành từ 18 đến 60 tuổi nên khám mắt toàn diện ít nhất hai năm một lần. Người lớn tuổi (61 tuổi trở lên) nên được khám mắt định kỳ hàng năm.

Những người lớn có nguy cơ mắc bệnh về mắt nên đi khám thường xuyên. Các yếu tố rủi ro cho người lớn bao gồm:

– Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về mắt (bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng,…);

– Bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao;

– Một công việc đòi hỏi sử dụng thị lực với tần suất cao hoặc gây nguy hiểm cho mắt;

– Đang dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn có thể gây tác dụng phụ có ảnh hưởng tới thị lực;

– Đã từng trải qua chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt (như là phẫu thuật đục thuỷ tinh thể);

Tần suất khám mắt được khuyến nghị cho trẻ em

Độ tuổi hoặc tình trạng Tần suất kiểm tra nếu không có dấu hiệu và nguy cơ rủi ro Tần suất kiểm tra nếu có dấu hiệu và nguy cơ rủi ro
Từ khi sinh tới 24 tháng tuổi Vào 6 tháng tuổi Trước 6 tháng tuổi hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ
Từ 2 đến 5 tuổi Vào lúc 3 tuổi Vào lúc 3 tuổi hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ
Từ 6 đến 18 tuổi Trước khi đi học và hai năm một lần về sau Hàng năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ
Trẻ đeo kính hoặc kính áp tròng Hàng năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ Hàng năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ

Tần suất khám mắt được khuyến nghị cho người lớn

Độ tuổi hoặc tình trạng Tần suất kiểm tra nếu không có dấu hiệu và nguy cơ rủi ro Tần suất kiểm tra nếu có dấu hiệu và nguy cơ rủi ro
Từ 18 đến 60 tuổi Hai năm một lần Hàng năm hoặc 2 năm theo khuyến nghị của bác sĩ
Từ 61 tuổi trở lên Mỗi năm Hàng năm theo khuyến nghị của bác sĩ
Người lớn dùng kính hoặc kính áp tròng Hàng năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ Hàng năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ

Lựa chọn bác sĩ khi đi khám mắt

Có ba đối tượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt: bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ đo thị lực và chuyên viên đo thị lực. Bạn có thể lựa chọn một trong ba đối tượng trên dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của bản thân.

Bác sĩ đo thị lực

Bác sĩ đo thị lực là các bác sĩ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính cho việc chăm sóc mắt định kỳ. Họ đã được đào tạo chuyên nghiệp và cấp phép để kiểm tra mắt.

Bác sĩ đo thị lực là bác sĩ chăm sóc chính cho việc chăm sóc mắt định kỳ

Họ có thể kiểm tra mắt, chẩn đoán bệnh và điều trị các vấn đề về thị lực. Cụ thể, bác sĩ đo thị lực có thể cung cấp một số dịch vụ sau:

– Kiểm tra mắt định kỳ cho người có vấn đề về thị giác, bao gồm giáo dục sức khỏe mắt, đưa ra các phương pháp, bài tập điều chỉnh thị lực hợp lý cho từng trường hợp bệnh lý;

– Đủ chuyên môn để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng mắt;

– Nếu bệnh nhân cần điều chỉnh thị giác, bác sĩ đo thị lực có thể đo và cắt kính mắt, kính áp tròng hoặc thực hiện một số thủ tục tiểu phẫu cho mắt.

– Kê đơn thuốc cho một số bệnh lý thị giác và tật khúc xạ nhất định của mắt.

– Tham gia chăm sóc trước và sau phẫu thuật,  nhưng quá trình phẫu thuật mắt phải được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa. Một số bác sĩ có thể thực hiện các ca phẫu thuật nhỏ như cắt bỏ dị vật mắt, phẫu thuật mắt bằng laser hay can thiệp vào một số ca phẫu thuật bổ sung.

Về trình độ học vấn, các bác sĩ khám thị lực mắt phải hoàn thành chương trình đại học bốn năm về y học, cộng với bốn năm đào tạo chuyên môn sau đại học. Các yêu cầu giáo dục, đào tạo và trình độ chuyên môn của bác sĩ nhãn khoa tương đương với quá trình đào tạo của một nha sĩ.

Bác sĩ nhãn khoa

Bác sĩ nhãn khoa là các bác sĩ y khoa được đào tạo chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt và phạm vi khám bệnh hoàn toàn tương đồng với giới hạn chuyên môn của một bác sĩ đo thị lực. Họ có thể khám mắt, chẩn đoán và điều trị bệnh, kê đơn thuốc, đo và cắt kính mắt, kính áp tròng nếu bệnh nhân muốn điều chỉnh thị lực. Điểm khác biệt duy nhất ở đây là, nếu bác sĩ đo thị lực bị hạn chế việc thực hiện một số ca phẫu thuật; thì các bác sĩ nhãn khoa có thể thực hiện bất kỳ các quy trình phẫu thuật mắt cần thiết.

Bác sĩ nhãn khoa là các bác sĩ y khoa được đào tạo chuyên nghiệp

Bác sĩ nhãn khoa thường cung cấp các dịch vụ sau:

– Điều trị phẫu thuật nội khoa và ngoại khoa;

– Chăm sóc phục hồi chức năng sau phẫu thuật mắt;

– Các bác sĩ nhãn khoa sau 12 năm đào tạo trở lên để có thể thực hiện các thủ tục phẫu thuật chuyên sâu cho các bệnh lý về mắt.

Chuyên viên đo mắt

Chuyên viên đo mắt không phải là một bác sĩ chuyên về mắt, nhưng họ là những thành phần có đóng góp quan trọng trong đội ngũ những người chăm sóc sức khỏe mắt cho bạn. Đào tạo chuyên viên đo mắt không không đòi hỏi quá trình đào tạo chuyên sâu như của bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ đo thị lực. Một chuyên viên đo mắt không nhất thiết phải có bằng cấp chính thức. Họ chỉ cần hoàn thành chương trình đào tạo nghề kéo dài từ khoảng 1 đến 2 năm là có thể được cấp phép hành nghề và tham gia vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt.

Chuyên viên đo mắt không phải là một bác sĩ chuyên về mắt,

Chuyên viên đo mắt cung cấp những dịch vụ sau:

– Nhận và kê đơn thuốc từ bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ đo thị lực; đo, lắp và điều chỉnh gọng kính;

– Giúp khách hàng chọn gọng kính, kính áp tròng và các phụ kiện hỗ trợ khác;

– Không giống như bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ đo thị lực, chuyên viên đo mắt không được phép thực hiện kiểm tra, chẩn đoán hoặc điều trị bất kỳ tình trạng mắt nào.

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp:
+ Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt
+ Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt
+ Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt.
+ Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị
+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim